Các món cháo cho bà bầu 3 tháng cuối

Các mẹ khi mang thai thường ăn những món ăn nào? Có rất nhiều món ngon cho bà bầu 3 tháng cuối mà mẹ nên sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho con cũng như mẹ. Các món cháo cá chép, cháo hầm bồ câu, gà hầm hạt sen,… đều là những món ăn cho bà bầu 3 tháng cuối đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu.

Cẩm nang các món ngon cho bà bầu 3 tháng cuối là thứ mà mẹ mang thai nào cũng muốn sở hữu cho mình trước hàng loạt các thông tin tràn lan trên mạng hiện nay. Nhiều khi mẹ còn không rõ nguồn thông tin nào là chính xác, nguồn nào đáng tin cậy để áp dụng cho bản thân. Bởi vậy mà mình đã dành thời gian tổng hợp và chia sẻ cho các mẹ những món ăn tốt nhất cho bà bầu trong bài viết này. Mẹ hãy đọc và yên tâm áp dụng nhé.

1. Cháo bí đỏ với tôm

Cháo bí đỏ với tôm

Bí đỏ có hàm lượng beta-caroten phong phú, có khả năng đáp ứng nhu cầu vitamin A cho bà bầu khi mang thai. Ngoài ra trong bí đỏ chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ, là món ngon cho bà bầu 3 tháng cuối tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu, duy trì mức độ lipid ổn định trong thai kỳ và giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ.

Cách chế biến:

  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Gạo nếp vo sạch, ngâm nước vài tiếng cho gạo nở.
  • Tôm lột vỏ, rút chỉ đen, cắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn tùy theo độ tuổi của bé rồi ướp với chút bột nêm và đầu hành trắng giã nhuyễn.
  • Bắc nổi nước nóng, cho nếp và bí đỏ vào nấu nhừ. Lưu ý lượng nước gấp đôi lượng gạo. Nấu lửa nhỏ cho đến khi gạo nếp và bí thật nhừ. Trong lúc nấu mẹ nhớ khuấy đều để cháo không dính đáy nồi, dễ bị khét.
  • Cháo chín nhừ mẹ cho tôm vào đợi chín tới thì tắt bếp.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn, rắc hành ngò lên trên, dùng nóng.

2. Món ăn cho bà bầu 3 tháng cuối: Canh cua mồng tơi

Canh cua mồng tơi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng

Món ăn canh cua rau mồng tơi là món ngon cho bà bầu 3 tháng cuối không chỉ vừa đơn giản dễ làm mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, bổ sung lượng canxi đáng kể, đồng thời giúp giải nhiệt rất tốt cho cả bà bầu và thai nhi.

Cách chế biến:

  • Cua làm sạch, giã nhỏ cùng 1 củ hành khô nhỏ và chút muối.
  • Nhặt và rửa sạch rau, có thể thái rau nhỏ cho vừa ăn
  • Lọc lấy nước cua, nêm thêm gia vị, đun lửa vừa, vừa đun vừa lấy muôi khuấy nhẹ đến khi gần sôi thì mở vung, đợi nước sôi thì hạ lửa nhỏ, lấy muôi rưới nước cua nóng lên gạch cua cho gạch được cứng và đóng thành bánh rồi thả rau vào.
  • Rau chín mềm là có thể ăn được.

3. Canh rau dền nấu tôm

Rau dền còn là món ngon cho bà bầu 3 tháng cuối có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu

Đây là loại rau chứa rất nhiều protid, lipid, glucid, nhiều vitamin, sắt và chất khoáng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Ngoài ra, hàm lượng canxi có trong rau dền rất dồi dào, lại không chứa acid oxalic nên cơ thể mẹ bầu rất dễ hấp thu và tận dụng triệt để lượng sắt và canxi đi vào cơ thể. Rau dền còn là món ngon cho bà bầu 3 tháng cuối có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giúp mẹ bầu xua tan cái oi bức, khó chịu của những ngày hè nóng nực.

Cách chế biến:

  • Rau dền nhặt, rửa sạch, để ráo nước.
  • Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, rút chỉ lưng, sau đó ướp cùng gia vị
  • Cho đầu và vỏ tôm vào chảo, rang cùng chút nước. Sau đó cho vỏ tôm vào cối giã nhuyễn.
  • Đổ vào cối giã vỏ tôm 1 bát tô nước, lọc qua rây lấy nước tôm.
  • Phi thơm hành khô thái mỏng rồi trút thịt tôm vào xào săn.
  • Phần nước tôm sau khi giã mẹ đem hòa cùng 2 bát tô nước lã rồi đun sôi và nêm gia vị cho vừa ăn.
  • Trút rau dền vào đến khi rau mềm và chín thì múc ra bát tô.

4. Món ngon cho bà bầu 3 tháng cuối: Chân giò hầm củ sen

Chân giò hầm củ sen là món ăn lợi sữa

Chân giò hầm củ sen không chỉ biết đến là món ăn lợi sữa và là món ngon cho bà bầu 3 tháng cuối. Mà nó còn được xem là món ăn bổ dưỡng. Với rất nhiều công dụng tuyệt vời từ củ sen như: Kích thích sữa về, tốt cho hệ tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn. Loại bỏ những hợp chất không tốt cho vùng bụng,…

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm chân giò hầm củ sen. Móng giò làm sạch lông, rửa sạch rồi chặt miếng vừa ăn. Củ sen nạo bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái miếng dày chừng 7 – 8mm. Không nên thái mỏng quá, khi hầm sẽ làm gãy, nát củ sen, làm món ăn mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ. Sau đó đem củ sen ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 – 20 phút. Vớt ra rổ để ráo.
  • Bước 2: Tiếp đến, mẹ cho chân giò vào nồi + nước xấp xỉ ngập mặt chân giò là được, rồi bắc lên đun đun sôi và tắt bếp để loại bỏ các bọt bẩn bên trong móng giò đi nhé. Làm như vậy cách làm chân giò hầm củ sen thơm ngon, hấp dẫn hơn.
  • Bước 3: Cho móng giò vào nồi + củ sen + 1l nước + 1/2 thìa cà phê muối + 1 thìa cà phê đường, rồi đậy vung và bắc lên bếp đun sôi với lửa lớn. Sau đó hạ nhỏ lửa và đun liu riu khoảng 20 – 30 phút thì tắt bếp nhé.
  • Bước 4: Cuối cùng, mẹ nêm lại gia vị cho vừa miệng ăn một lần nữa. Rồi lấy thìa hớt hết lớp bọt và lớp màng mỡ ở trên đi.

5. Gà hầm sả là món ngon cho bà bầu 3 tháng cuối

Gà hầm sả là món ngon cho bà bầu 3 tháng cuối

Nguyên liệu:

  • Đùi gà [khoảng 300g]
  • Gừng, tỏi, sả, hành lá
  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Gừng đập dập, 1 nửa xắt thành sợi. Tỏi đập dập. Sả 2 củ xắt lát mỏng, 2 củ để nguyên đập dập.
  • Tiếp đến phi gừng, tỏi, sả thơm với ít dầu ăn. Sau đó cho gà vào xào săn lại, nêm nếm gia vị.
  • Khi gà đã săn cho khoảng 1 tô nước vào. Đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, hầm gà cho đến khi chín mềm là được.
  • Sau đó, mẹ cho hành lá, sả đập dập vào rồi múc ra đĩa thưởng thức.

Mẹ tham khảo thêm: Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối vào con không vào mẹ

Ăn gì để thai nhi tăng cân tháng cuối tuy quan trọng, nhưng việc duy trì một chế độ dinh dưỡng đa dạng và đầy đủ mới thực sự cần cho một thai kỳ an toàn. Theo đó mẹ cần phải biết chọn những món ăn bổ dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối để bé khỏe mạnh khi chào đời.

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối cần đảm bảo các tiêu chí: đầy đủ dưỡng chất, an toàn với mẹ bầu để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đồng thời mẹ không bị tăng cân quá nhiều dẫn đến khó sanh.

  • Trong giai đoạn này, mẹ bầu cần tăng 350 calo so với trước khi mang thai. Lượng calo này sẽ giúp cân nặng mẹ bầu tăng khoảng 6 – 7 kg trong 3 tháng cuối.
  • Mẹ nên chia nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn trong ngày, mỗi bữa chỉ ăn vừa phải. Tuyệt đối không bỏ bữa hay ăn kiêng.
  • Bên cạnh đó, mẹ cần hạn chế các món chiên, xào, đồ ngọt, đồ cay. Chúng dễ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi khi mang thai hay tăng cân nhanh, béo phì ở mẹ bầu.
  • Khi chế biến thức ăn, mẹ nên giảm bớt lượng muối. Vì trong những tháng cuối, mẹ thường bị sưng phù chân khi mang thai. Ăn mặn sẽ khiến tình trạng sưng phù trầm trọng hơn.
  • Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không ăn các đồ tái sống, đồ ăn sẵn,… để tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Ba tháng cuối thai kỳ, thai phụ không cần ăn quá nhiều nhưng cần đủ chất

Thịt vịt được chứng minh chứa nhiều dinh dưỡng hơn cả thịt gà. Trong 3 tháng cuối thai kì mẹ thường xuyên ăn thịt vịt sẽ giúp bé sinh ra thêm bụ bẫm, đáng yêu và thông minh.

2. Bột mè đen

Bột mè đen có công dụng làm đẹp da, phòng ngừa những bệnh hay gặp ở bà bầu và hỗ trợ kích thích trí não trẻ phát triển.

Ngoài ra, mè đen cũng giúp mẹ chuyển dạ nhanh khi sinh đấy. Trước khi đi ngủ, mẹ chỉ cần uống một cốc mè đen với sắn dây và đường.

3. Trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn là món ăn dân dã mà từ người già đến trẻ nhỏ đều yêu thích. Trứng vịt lộn cũng vô cùng tốt cho mẹ và bé vì chứa nhiều chất đạm.

Mỗi ngày mẹ có thể ăn một quả để bổ sung chất dinh dưỡng. Tuy nhiên mẹ nào chân tay lạnh, cơ thể thuộc thể hàn thì ăn nhiều quá cũng không tốt đâu nhé.

Chị em chỉ cần hai ngày một quả là đủ phát huy hiệu quả mà không gây ảnh hưởng rồi đấy.

Trứng vịt lộn cũng vô cùng tốt cho mẹ và bé vì chứa nhiều chất đạm

4. Các loại đậu

Ngũ cốc được chứng minh có nhiều tinh chất tốt cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là não bộ. Các sợi protein trong các loại hạt khiến đậu là một nguồn dinh dưỡng giàu chất sắt, folate và kẽm.

Trong thời gian mang bầu, mẹ có thể chọn nhiều món ăn kèm, ăn chính từ ngũ cốc. Đơn giản nhất, mẹ có thể chọn chè thập cẩm phối nhiều loại hạt với nhau như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen,…để ăn giữa buổi.

Như vậy sẽ vừa dễ ăn mà không bị ngán, lại còn giúp tăng cân khỏe mạnh và thông minh hơn. Tuy nhiên mẹ bầu cũng nhớ chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc nếu muốn yên tâm hơn có thể tự nấu tại nhà nhé!

5. Đu đủ chín

Đu đủ chín là món ăn bổ dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé, bởi tính ngọt mát và giàu vitamin của nó. Đu đủ chín có thể ăn tráng miệng, hoặc chế biến thành canh, vừa dễ ăn, vừa bổ dưỡng.

Đu đủ chín có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé

6. Nước dừa

Nước dừa vừa ngọt mát, vừa dễ uống, lại đảm bảo và tốt cho sức khỏe. Không chỉ giúp mẹ lọc sạch nước ối, nước dừa còn giúp bé có một làn da trắng trẻo hồng hào nữa đấy.

7. Cháo cá

Từ xa xưa người ta đã “kháo” nhau rằng ăn nhiều cá sẽ giúp thông minh hơn. Cá chứa nhiều chất đạm, không những giúp an thai mà còn tốt cho sự phát triển của thai nhi nữa đấy.

Cá cũng cung cấp các chất dinh dưỡng như protein và vitamin. Mẹ có thể chế biến nhiều loại cá khác nhau như cá chép, cá lóc, cá diêu hồng,…để tốt cho sức khỏe và ăn không bị ngán.

8. Sữa tươi không đường

Nhiều người lo lắng ăn không đúng cách sẽ không vào con mà chỉ gây béo phì cho mẹ. Một trong những thực phẩm có thể hạn chế tình trạng trên là sữa tươi không đường.

Giai đoạn này, cơ thể mẹ cũng cần lượng canxi lớn để tăng cường cho cơ thể và dành một phần truyền cho thai nhi, đảm bảo xương và răng bé chắc khoẻ.

Nếu muốn bổ sung thêm dưỡng chất cho con mà không làm dư đường huyết cho mẹ, thì đây chính là một sự lựa chọn thông minh đấy!

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng cuối

Dù tăng cường những thực phẩm trên đây, mẹ cũng đừng quên nguyên tắc dinh dưỡng sau nhé:

  • Phải uống thật nhiều nước mỗi ngày.
  • Ăn đa dạng thực phẩm và đủ bữa trong ngày với khoảng cách 4 tiếng/ bữa ăn.
  • Thăm khám thường xuyên để tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn phù hợp với yêu cầu cân nặng của thai nhi.
  • Tránh tăng cân quá nhiều hoặc thiếu chất đối với bé vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não.
  • Chú ý bố sung các vi chất như sắt, canxi, magie, kẽm, vitamin A, B, C, D, E…

Đa số các mẹ bầu trong giai đoạn này đều mang tâm lý ăn càng nhiều càng tốt, nhồi nhét để giúp thai nhi tăng cân. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mẹ bầu không cần thiết phải ăn quá nhiều.

Chỉ cần mẹ ăn đầy đủ các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối, trung bình mỗi ngày nạp khoảng 1950 calories.là đủ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Page 2

Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

[Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi]

Page 3

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy khiến nhiều mẹ bầu hoang mang. Cùng giải mã nguyên nhân cũng như cách ứng phó với tình huống này, mẹ nhé.

Thai kỳ bước vào tuần thứ 39, nghĩa là mẹ đã sắp sửa “về đích” để chào đón bé yêu. Cơ thể mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp đến.

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy là một trong những dấu hiệu chuyển dạ mà mẹ cần biết. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa. Mẹ cần biết để phân biệt và có cách xử lý kịp thời nhé.

Mẹ bầu tuần thứ 39 có những thay đổi gì?

Khi thai nhi được 39 tuần, mẹ bầu thường rất hồi hộp, mong chờ đến ngày được gặp con. Bà bầu ở những tuần cuối được theo dõi kỹ các dấu hiệu chuyển dạ, cũng như mọi thay đổi của cơ thể. Mẹ có thể cảm thấy bụng dưới căng cứng, tần suất đi tiểu tăng hay xuất hiện các cơn co thắt sinh lý. Một số thay đổi chính có thể kể đến như:

  • Đau lưng: Triệu chứng đau lưng có thể trở nên trầm trọng hơn trong những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là lúc này, em bé đã di chuyển dần xuống phần xương chậu và đầu bắt đầu chèn vào cột sống.
  • Cơn gò Braxton Hicks: Những cơn co thắt sinh lý Braxton Hicks xuất hiện ngày càng nhiều và dài hơn khiến mẹ bầu cảm thấy khá khó chịu.
  • Thai nhi chuyển động ít hơn: Khi thai được 39 tuần, em bé đã phát triển kích thước tương đối hoàn thiện. Lúc này, không gian tử cung trở nên khá chật chội nên bé khó cử động được nhiều. Mẹ sẽ cảm thấy những cú đạp hay di chuyển của bé xuất hiện với tần suất ít hơn và mức độ cũng nhẹ nhàng hơn.
  • Ra nhiều dịch nhầy: Mẹ bầu tháng cuối ra dịch nhầy là hiện tượng khá phổ biến. Dịch này thường lỏng, có màu trắng và ít có mùi. Mẹ không nên quá lo lắng khi bầu 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng. Có trường hợp, mẹ có thể thấy dịch âm đạo trong suốt, màu hồng hoặc thậm chí có máu. Đây có thể dấu hiệu là nút nhầy cổ tử cung đã bong ra và bạn sắp chuyển dạ.
  • Xuất huyết âm đạo: Thai 39 tuần ra dịch màu nâu, có thể do lẫn máu trong dịch. Đây là máu từ các mạch máu ở cổ tử cung bị vỡ ra. Dấu hiệu này cho thấy cổ tử cung của bà bầu tuần 39 đang giãn và mở rộng ra, chuẩn bị cho quá trình sinh em bé.
  • Vỡ ối: Đây là triệu chứng cho thấy mẹ bầu sắp lâm bồn. Vỡ ối thường kèm theo những cơn co thắt tử cung, gây đau bụng dữ dội. Có người chỉ thấy nước ối rỉ ra khá ít, nhưng cũng có mẹ bầu xuất hiện nước ối ồ ạt. Thông thường, mẹ bầu nhiều khả năng sẽ sinh con trong vòng 24 giờ sau khi ối vỡ.
  • Chuẩn bị mọi thứ để đón bé: Hầu hết các mẹ bầu ở tuần 39 đều ở trong tâm thế sẵn sàng chào đón bé yêu. Mẹ luôn muốn dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo, chuẩn bị sẵn các vật dụng đi sinh. Tâm trạng mẹ lúc này vừa mong ngóng lại vừa hồi hộp, đếm từng ngày để được gặp con.
Mẹ có thể bị đau lưng trầm trọng hơn trong những tháng cuối thai kỳ

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy có phải là dấu hiệu sắp sinh

Có thể thấy, thai 39 tuần ra dịch nhầy màu vàng là một trong những triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu những tuần cuối. Tuy nhiên, có phải cứ mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy nghĩa là mẹ sắp sinh không? Hiện tượng này chỉ báo hiệu ngày sinh sắp tới nếu mẹ gặp một số dấu hiệu đi kèm sau.

  • Bụng sa xuống thấp: Trong những tuần cuối của thai kỳ, mẹ có thể thấy bụng bầu của mình sa xuống đáng kể so với những tuần trước. Đây là dấu hiệu cho biết mẹ sẽ lâm bồn trong khoảng 1 – 2 tuần tới.
  • Tần suất đi tiểu nhiều hơn: Ở tuần 39, bé gần như đã di chuyển đến vị trí gần bàng quang nên mẹ sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này có thể gây bất tiện trong sinh hoạt của mẹ, nhất là khi phải đi tiểu nhiều vào ban đêm, khiến mẹ khó ngon giấc.
  • Tử cung co thắt thường xuyên hơn: Cơn gò sinh lý Braxton – Hicks thường xuất hiện trong khoảng 3 tháng cuối thai kỳ. Tần suất cơn gò này sẽ tăng lên rất nhiều khi mẹ bước vào những tuần cuối. Cơn gò này là cách để tử cung tập luyện cho ngày lâm bồn. Khi gần đến này sinh, mẹ sẽ thấy tử cung gò dồn dập, kéo dài đến vài phút, thậm chí khiến mẹ khó chịu và đau đến toát mồ hôi.
  • Vỡ ối: Đây được xem là dấu hiệu chắc chắn nhất cho việc chuyển dạ của mẹ bầu. Hiện tượng vỡ ối thường đến sau những cơn đau. Khi thấy nước ối tràn ra nhiều, bạn cần đến bệnh viện ngay vì em bé đã sắp sửa chào đời rồi đấy.
Các cơn gò Braxton – Hicks trở nên dồn dập hơn khi mẹ gần đến ngày sinh

Bầu tháng cuối ra dịch nhầy không chỉ là dấu hiệu chuyển dạ, mà còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.

  • Viêm âm đạo cho nấm: Nếu dịch âm đạo có màu trắng đục hoặc ngả vàng, sệt hoặc gần giống phô mai tươi kèm với hiện tượng ra máu và cảm giác ngứa, mẹ có thể bị viêm âm đạo do nấm men. Trường hợp này, mẹ cần đến bác sĩ để được thăm khám và kê thuốc điều trị.
  • Viêm âm đạo do tạp khuẩn: Dịch âm đạo có mùi tanh và cô bé bị ngứa, rát là dấu hiệu của viêm âm đạo do tạp khuẩn. Chứng bệnh này thường do sự mất cân bằng vi sinh trong môi trường âm đạo gây ra.
  • Các bệnh lây qua đường tình dục: Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy không loại trừ khả năng mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Tình trạng này có thể khiến mẹ bị sinh non hoặc nhiễm trùng đường tiểu sau sinh.

Các bệnh lý ở giai đoạn cuối thai kỳ đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, nếu thấy dấu hiệu bất thường nào, mẹ cần đến các bệnh viện chuyên ngành để khám ngay nhé.

  • Nếu mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy, mẹ nên theo dõi diễn tiến cũng như các dấu hiệu kèm theo. Trong trường hợp các triệu chứng chuyển dạ đã rõ ràng, mẹ đi khám ngay để được bác sĩ kiểm tra nhé.
  • Thời gian khi xuất hiện các dấu hiệu đến lúc sinh khá lâu, vì vậy mẹ hãy bình tĩnh chuẩn bị những đồ dùng cần thiết.
  • Mẹ nên nhờ sự giúp đỡ từ người thân để đỡ áp lực trong những giây phút sắp sửa lâm bồn. Sức khỏe và tinh thần của mẹ lúc này là quan trọng nhất.
Sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu là quan trọng nhất.

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy là dấu hiệu chuyển dạ nếu đi kèm với các triệu chứng như đau lưng dưới, sa bụng bầu, co thắt tử cung, vỡ ối. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng mẹ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Vì vậy, mẹ hãy theo dõi cơ thể thật kỹ cũng như tuân thủ lịch khám thai đều đặn để biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình nhé.

Xem thêm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề