Các phương pháp đánh giá vật tư xuất kho năm 2024

Kế toán có thể lựa chọn một trong các phương pháp tính giá xuất kho hàng hóa, nguyên vật liệu theo Thông tư 200/2016 để tính giá xuất kho hàng hóa cho doanh nghiệp mình. Bài viết dưới đây, kế toán NewTrain sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách tính giá xuất kho theo từng phương pháp.

\>>> Xem thêm: Tự học kế toán tổng hợp tại nhà

Theo Thông tư 200/TT-BTC/2016, doanh nghiệp được lựa chọn 1 trong các phương pháp tính giá xuất kho sau:

Các phương pháp đánh giá vật tư xuất kho năm 2024

  • Phương pháp thực tế đích danh
  • Phương pháp bình quân gia quyền
  • Phương pháp nhập trước xuất trước
  • Phương pháp giá hạch toán.

2. Hướng dẫn cách tính giá xuất kho theo từng phương pháp

* Phương pháp tính theo giá đích danh: Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.

VD: Công ty NewTrain có tình hình nhập xuất kho vật tư NLCA trong tháng 8/N như sau: đơn vị 1.000đ

Ngày Nội dung Đơn vị Đơn giá Nhập Xuất Tồn SL TT SL TT SL TT 1/8 Tồn kg 30 2.000 60.000 3/8 Nhập kg 31 5.000 155.000 5/8 Xuất kg 3.000 10/8 Nhập kg 32 6.000 192.000 15/8 Xuất kg 5.000 20/8 Nhập kg 29 4.000 116.000 30/8 Xuất kg 2.000 31/8 Tồn kg 7.000 Yêu cầu: Tính giá trị thực tế NLCA xuất kho và tồn kho theo phương pháp giá đích danh. Biết rằng lô hàng XK ngày 5/8 lấy đích danh lô nhập ngày 3/8; lô hàng XK ngày 15/8 lấy đích danh lô nhập ngày 10/8; lô xuất kho ngày 30/8 lấy đích danh lô tồn đầu kỳ ngày 1/8.

Lời giải: (ĐVT:1.000đ)

Ngày Nội dung Đơn vị Đơn giá Nhập Xuất Tồn SL TT SL TT SL TT 1/8 Tồn kg 30 2.000 60.000 3/8 Nhập kg 31 5.000 155.000 5/8 Xuất kg 3.000 3.000*31=93.000 10/8 Nhập kg 32 6.000 192.000 15/8 Xuất kg 5.000 5.000*32=160.000 20/8 Nhập kg 29 4.000 116.000 30/8 Xuất kg 2.000 2.000*30=60.000 31/8 Tồn kg 7.000 210.000

Trong đó:

Giá trị NLVA tồn cuối kì là: 2.000*31+1.000*32+4.000*29 = 210.000

*Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.

VD Công ty NewTrain có tình hình nhập xuất kho vật tư NLCA trong tháng 8/N như sau: đơn vị 1.000đ

Ngày Nội dung Đơn vị Đơn giá Nhập Xuất Tồn SL TT SL TT SL TT 1/8 Tồn kg 30 2.000 60.000 3/8 Nhập kg 31 5.000 155.000 5/8 Xuất kg 3.000 10/8 Nhập kg 32 6.000 192.000 15/8 Xuất kg 5.000 20/8 Nhập kg 29 4.000 116.000 30/8 Xuất kg 2.000 31/8 Tồn kg 7.000 Yêu cầu: Tính giá trị thực tế NLCA xuất kho và tồn kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ (BQGQ).

Lời giải: (ĐVT:1.000đ)

Đơn giá bình quân 1 kg NLCA là:

Các phương pháp đánh giá vật tư xuất kho năm 2024

Ngày

Nội dung Đơn vị Đơn giá Nhập Xuất Tồn SL TT SL TT SL TT 1/8 Tồn kg 30 2.000 60.000 3/8 Nhập kg 31 5.000 155.000 5/8 Xuất kg 3.000 3.000*30,7647=92.294,12 10/8 Nhập kg 32 6.000 192.000 15/8 Xuất kg 5.000 5.000*30,7647=153.823,5 20/8 Nhập kg 29 4.000 116.000 30/8 Xuất kg 2.000 2.000*30,7647=61.529,4 31/8 Tồn kg 7.000 215.352,9

* Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

VD. Công ty NewTrain có tình hình nhập xuất kho vật tư NLCA trong tháng 8/N như sau: đơn vị 1.000đ

Ngày Nội dung Đơn vị Đơn giá Nhập Xuất Tồn SL TT SL TT SL TT 1/8 Tồn kg 30 2.000 60.000 3/8 Nhập kg 31 5.000 155.000 5/8 Xuất kg 3.000 10/8 Nhập kg 32 6.000 192.000 15/8 Xuất kg 5.000 20/8 Nhập kg 29 4.000 116.000 30/8 Xuất kg 2.000 31/8 Tồn kg 7.000 Yêu cầu: Tính giá trị thực tế NLCA xuất kho và tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO).

Lời giải: (ĐVT:1.000đ)

Ngày Nội dung Đơn vị Đơn giá Nhập Xuất Tồn SL TT SL TT SL TT 1/8 Tồn kg 30 2.000 60.000 3/8 Nhập kg 31 5.000 155.000 5/8 Xuất kg 30,333 3.000 2.000*30+1.000*31=91.000 10/8 Nhập kg 32 6.000 192.000 15/8 Xuất kg 31,2 5.000 4.000*31+1.000*32=156.000 20/8 Nhập kg 29 4.000 116.000 30/8 Xuất kg 32 2.000 2.000*32=64.000 31/8 Tồn kg 30,286 7.000 212.000

Trong đó: Giá trị NLCA tồn kho là: 3.000*32+4.000*29 = 212.000

*Phương pháp giá hạch toán: Trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán trong kế toán chi tiết nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu, thì cuối kỳ kế toán phải tính hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu để tính giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trong kỳ theo công thức:

Các phương pháp đánh giá vật tư xuất kho năm 2024
Mỗi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán, phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hóa ở doanh nghiệp. Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá nào thì phải đảm bảo tính nhất quán trong cả niên độ kế toán.

Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, thứ nguyên liệu, vật liệu.

\>> Xem thêm: Kế toán tổng hợp vật tư: Kiến thức tổng hợp dành cho kế toán viên

Khóa học kế toán tổng hợp online

Mọi thắc mắc các bạn xin để lại comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm đào tạo NewTrain theo thông tin sau: