Các phương pháp giải mạch điện xoay chiều

Với hình thức thi THPT Quốc gia môn Vật lý theo phương pháp trắc nghiệm khách quan hiện hành, thì số lượng kiến thức và số lượng bài toán dòng điện xoay chiều được tăng thêm khá đáng kể, do đó học sinh cần tìm hiểu rất nhiều các dạng bài tập khác nhau. Để các em có thể thuận tiện và nhanh chóng tra cứu phương pháp giải các dạng bài tập dòng điện xoay chiều, THI247.com giới thiệu đến các em tài liệu tra cứu nhanh phương pháp giải các dạng toán dòng điện xoay chiều. Tài liệu gồm 74 trang tuyển tập 93 dạng toán dòng điện xoay chiều thường gặp trong chương trình Vật lý 12 và đề thi THPT Quốc gia môn Vật lý.

Khái quát nội dung tài liệu tra cứu nhanh phương pháp giải các dạng toán dòng điện xoay chiều:
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU + Tình huống 1: Khi gặp bài toán liên quan đến nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở thì làm thế nào? + Tình huống 2: Khi gặp bài toán liên quan đến thời gian thiết bị hoạt động (sáng, tắt) thì làm thế nào? + Tình huống 3: Khi gặp bài toán liên quan đến thời điểm để dòng hoặc điện áp nhận một giá trị nhất định thì làm thế nào? + Tình huống 4: Khi gặp các bài toán cho (tìm) giá trị tức thời ở các thời điểm thì làm thế nào? + Tình huống 5: Khi gặp bài toán liên quan đến điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng dây dẫn thì làm thế nào? + Tình huống 6: Khi gặp bài toán tìm thể thể tích khí thoát ra khi điện phân dung dịch axit thì làm thế nào?

2. CÁC MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU CHỈ R HOẶC CHỈ C HOẶC CHỈ L

+ Tình huống 1: Khi gặp bài toán liên quan đến định luật Ôm thì làm thế nào? + Tình huống 2: Khi gặp bài toán liên quan đến quan hệ giá trị tức thời u, i đối với mạch chỉ R hoặc chỉ L hoặc chỉ C thì làm thế nào? + Tình huống 3: Khi gặp bài toán liên quan đến biểu thức u, i trong mạch chỉ R hoặc chỉ L hoặc chỉ C thì làm thế nào?

3. MẠCH R, L, C NỐI TIẾP

+ Tình huống 1: Khi gặp bài toán liên quan đến tổng trở, độ lệch pha, giá trị hiệu dụng thì làm thế nào? + Tình huống 2: Khi gặp bài toán liên quan đến thay đổi các linh kiện trong mạch thì điện áp phân bố lại như thế nào? + Tình huống 3: Khi cho biết các giá trị tức thời uR, uL, uC và u làm thế nào để tính độ lệch pha? + Tình huống 4: Phương pháp truyền thống dùng để viết biểu thức dòng điện và điện áp là gì? + Tình huống 5: Làm thế nào để ứng dụng các phép tính đối với số phức để viết biểu thức u, i? + Tình huống 6: Làm thế nào để ứng dụng các phép tính cộng trừ các số phức tìm hộp kín khi cho biết biểu thức dòng hoặc điện áp? + Tình huống 7: Khi gặp bài toán liên quan đến điều kiện cộng hưởng thì làm thế nào? + Tình huống 8: Khi gặp bài toán liên quan đến điều kiện cộng hưởng và cho biết R2 = nL/C thì làm thế nào? + Tình huống 9: Khi gặp bài toán liên quan đến tần số của mạch mắc nối tiếp và tần số của các mạnh thành phần thì làm thế nào? + Tình huống 10: Khi gặp bài toán liên quan đến sự vuông pha của các điện áp trên các đoạn mạch thì làm thế nào? + Tình huống 11: Khi gặp bài toán cho biết độ lệch pha của các điện áp hoặc các dòng điện là ∆ϕ ≠ π/2 thì làm thế nào? + Tình huống 12: Khi mạch RLC nối với nguồn xoay chiều thì tính công suất và hệ số công suất như thế nào? + Tình huống 13: Khi cho biết công suất tiêu thụ trên toàn mạch hoặc trên một đoạn mạch để tính điện trở thì làm thế nào? + Tình huống 14: Khi gặp bài toán liên quan đến mạch RL mắc vào nguồn một chiều rồi mắc vào nguồn xoay chiều thì làm thế nào? + Tình huống 15: Khi gặp bài toán mắc đoạn mạch nối tiếp vào đồng thời nguồn một chiều và nguồn xoay chiều thì làm thế nào?

4. PHƯƠNG PHÁP GIẢN ĐỒ VÉC TƠ

+ Tình huống 1: Khi gặp bài toán mạch điện nối tiếp LRC có liên quan đến quan hệ bắt chéo của các điện áp thì làm thế nào? + Tình huống 2: Khi gặp bài toán mạch điện nối tiếp không liên quan đến quan hệ bắt chéo của các điện áp uRL và uRC thì làm thế nào? + Tình huống 3: Khi gặp bài toán liên quan đến mạch có 4 phần tử trở lên mà không liên quan đến điện áp bắt chéo hoặc R ở giữa thì nên dùng phương pháp nào? + Tình huống 4: Làm thế nào để biết chọn phương pháp đại số, hay phương pháp giản đồ véc tơ? + Tình huống 5: Làm thế nào để dùng giản đồ véc tơ để viết biểu thức dòng hoặc điện áp? + Tình huống 6: Khi nào nên sử dụng phương pháp giản đồ véctơ kép để giải bài toán điện xoay chiều? + Tình huống 7: Khi gặp bài toán mà R và u = U0cos(ωt + ϕ) giữ nguyên, các phần tử khác thay đổi thì làm thế nào? + Tình huống 8: Khi gặp bài toán nối tắt L hoặc C mà cường độ hiệu dụng không thay đổi thì làm thế nào? + Tình huống 9: Khi gặp bài toán lần lượt mắc song song ămpe-kế và vôn-kế vào một đoạn mạch thì làm thế nào? + Tình huống 10: Khi gặp bài toán liên quan đến hộp kín thì làm thế nào? + Tình huống 11: Khi gặp bài toán liên quan đến uX đạt cực đại trễ hơn hoặc sớm hơn uMN thì làm thế nào? + Tình huống 12: Trong trường hợp nào thì có thể dùng giản đồ véc tơ để tìm hộp kín? + Tình huống 13: Làm thế nào để tính giá trị tức thời? + Tình huống 14: Khi gặp bài toán giá trị tức thời liên quan đến xu hướng tăng giảm thì làm thế nào? + Tình huống 15: Khi gặp bài toán liên quan đến cộng các giá trị điện áp tức thời thì làm thế nào? + Tình huống 16: Khi gặp bài toán liên quan đến tổng hợp các dao động điều hòa trong điện xoay chiều thì làm thế nào? + Tình huống 17: Dựa vào dấu hiệu uR vuông pha với uL và uC để tính các đại lượng khác như thế nào? + Tình huống 18: Dựa vào dấu hiệu uAM vuông pha với uMB để tính các đại lượng khác như thế nào?

5. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN CỰC TRỊ

+ Tình huống 1: Khi gặp bài toán R thay đổi để P cực đại thì làm thế nào? + Tình huống 2: Khi gặp bài toán R = R1 và R = R2 sao cho ϕ1 + ϕ2 = π/2 thì làm thế nào? + Tình huống 3: Khi dùng đồ thị để so sánh các giá trị P1, P2 và P3 thì cần phải lưu ý điều gì? + Tình huống 4: Khi cuộn dây có điện trở r thì tính công suất cực đại trên toàn mạch, trên r và trên R như thế nào? + Tình huống 5: Khi dùng giản đồ véc tơ để giải quyết bài toán PRmax thì làm như thế nào? + Tình huống 6: Khi gặp bài toán R thay đổi liên quan đến cực trị I, UR, UL, UC, URL, URC, ULC thì làm thế nào? + Tình huống 7: Khi gặp bài toán L hoặc C hoặc ω thay đổi liên quan đến cộng hưởng thì làm thế nào? + Tình huống 8. Khi gặp bài toán L thay đổi để ULmax thì phải làm thế nào? + Tình huống 9: Khi gặp bài toán C thay đổi để UCmax thì phải làm thế nào? + Tình huống 10: Khi gặp bài toán L hoặc C thay đổi để tổng các điện áp hiệu dụng cực đại (UAM + UMB) thì phải làm thế nào? + Tình huống 11: Khi gặp bài toán hai giá trị L1 và L2 có cùng I, UC, UR, P thì làm thế nào? + Tình huống 12: Khi gặp bài toán hai giá trị C1 và C2 có cùng I, UL, UR, P thì làm thế nào? + Tình huống 13: Khi khi gặp các bài toán hai giá trị L1 và L2 có cùng UL; hai giá trị C1 và C2 có cùng UC; hai giá trị ω1 và ω2 có cùng I, P hoặc có cùng UL hoặc có cùng UC thì làm thế nào? + Tình huống 14: Khi gặp bài toán ω thay đổi liên quan đến điện áp hiệu dụng thì làm thế nào? + Tình huống 15. Khi gặp bài toán ω thay đổi qua hai giá trị ω1 và ω2 có cùng I, UR, P, cosϕ kết hợp với các hệ thức phụ thì làm thế nào? + Tình huống 16: Khi gặp bài toán thay đổi tần số mà liên quan đến tính điện áp thì làm thế nào? + Tình huống 17: Khi gặp bài toán hai giá trị ω1 và ω2 mà I1 = I2 = Imax/n thì làm thế nào? + Tình huống 18: Khi gặp bài toán điện áp hiệu dụng trên đoạn LrC cực tiểu thì làm thế nào? + Tình huống 19: Khi gặp bài toán tìm URLmax khi L thay đổi và tìm URCmax khi C thay đổi thì làm thế nào?

6. MÁY ĐIỆN

+ Tình huống 1: Khi gặp bài toán cơ bản về máy phát điện xoay chiều 1 pha thì làm thế nào? + Tình huống 2: Khi gặp bài toán máy phát điện xoay chiều một pha tốc độ quay của rôto thay đổi thì làm thế nào? + Tình huống 3: Khi gặp bài toán máy phát được nối kín và tổng điện trở thuần của mạch là R thì cường độ hiệu dụng, công suất tỏa nhiệt và nhiệt lượng tỏa ra tính như thế nào? + Tình huống 4: Khi gặp bài toán máy phát điện xoay chiều 1 pha mắc với mạch RLC thì làm thế nào? + Tình huống 5: Khi gặp bài toán điều chỉnh tốc độ quay của rôto để mạch cộng hưởng khác với điều chỉnh tốc độ roto để cường độ hiệu dụng cực đại như thế nào? + Tình huống 6: Khi gặp bài toán liên quan đến cách mắc nguồn 3 pha và tải 3 pha thì làm thế nào? + Tình huống 7: Khi gặp bài toán liên quan đến hiệu suất, công suất tiêu thụ điện, điện năng tiêu thụ và năng lượng có ích của động cơ điện thì làm thế nào? + Tình huống 8: Khi gặp bài toán động cơ mắc nối tiếp với mạch RLC thì làm thế nào? + Tình huống 9: Khi gặp bài toán động cơ mắc nối tiếp với biến trở R thì làm thế nào? + Tình huống 10: Khi gặp các bài toán cơ bản về máy biến áp thì làm thế nào? + Tình huống 11: Khi gặp bài toán hoán đổi vai trò của các cuộn dây của máy biến áp thì làm thế nào? + Tình huống 12: Khi gặp bài toán máy biến áp mắc liên tiếp nhau thì làm thế nào? + Tình huống 13. Khi gặp bài toán máy biến áp có một số vòng dây quấn ngược thì làm thế nào? + Tình huống 14. Khi gặp bài toán máy biến áp lí tưởng có cuộn thứ cấp nối với R thì làm thế nào? + Tình huống 15. Khi gặp bài toán máy biến áp có cuộn thứ cấp nối với RLC thì làm thế nào? + Tình huống 16. Khi gặp bài toán máy biến áp lý tưởng mà cuộn thứ cấp có nhiều đầu ra thì làm thế nào? + Tình huống 17. Khi gặp bài toán máy biến áp có cuộn thứ cấp nối với các bóng đèn thì làm thế nào? + Tình huống 18: Khi gặp bài toán máy biến áp có cuộn thứ cấp nối với động cơ điện thì làm thế nào? + Tình huống 19: Khi gặp bài toán máy biến áp tự ngẫu thì làm thế nào? + Tình huống 20: Khi gặp bài toán máy biến áp có nhiều lõi thép thì làm thế nào? + Tình huống 21: Khi gặp bài toán máy biến áp mà cuộn sơ cấp có điện trở thuần thì làm thế nào? + Tình huống 22: Khi gặp bài toán liên quan đến số vòng dây của máy biến áp thay đổi thì làm thế nào? + Tình huống 23: Khi gặp bài toán cơ bản về truyền tải điện thì làm thế nào? + Tình huống 24: Khi gặp bài toán thay đổi điện áp truyền tải để tăng số hộ dân dùng điện thì làm thế nào? + Tình huống 25: Khi gặp bài toán liên quan đến phần trăm hao phí và hiệu suất truyền tải thì làm thế nào? + Tình huống 26: Khi gặp bài toán liên quan đến thay đổi hiệu suất truyền tải thì làm thế nào? + Tình huống 27: Khi gặp bài toán thay đổi hiệu suất truyền tải liên quan đến công suất nơi tiêu thụ thì làm thế nào? + Tình huống 28: Khi truyền tải điện thì trường hợp công suất đưa lên đường dây không đổi khác với trường hợp công suất nhận được cuối đường dây không đổi như thế nào? + Tình huống 29: Khi gặp bài toán động cơ điện mắc sau công tơ điện thì làm thế nào? + Tình huống 30: Khi gặp bài toán liên quan đến công suất, điện áp hai cực máy phát điện và máy tăng áp dùng để truyền tải điện thì làm thế nào? + Tình huống 31: Khi cho biết công suất hao phí trên đường dây bằng a% công suất đưa lên hoặc công suất tiêu thụ nhận được thì làm thế nào?

+ Tình huống 32: Khi gặp bài toán truyền tải điện mà nơi tiêu thụ dùng máy hạ áp và công suất hao phí trên đường dây bằng a% công suất tiêu thụ trên tải thì làm thế nào?

[ads]