Cách học bảng nguyên tố hóa học lớp 8

Ghi nhớ Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học Mendeleev là điều cơ bản giúp học sinh học tốt môn Hóa học từ cấp 2 sang cấp 3. Dưới đây là một số mẹo học thuộc Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa một cách đơn giản bằng thơ hoặc ghi chú.

Show

Ý nghĩa Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học Mendeleev

Nhà hóa học người Nga Dimitri Mendeleev phát minh ra Bảng tuần hoàn các nguyên tố vào năm 1869.

Bảng nguyên tố biểu diễn thường xuyên và theo chu kỳ các tính chất của các nguyên tố hóa học. Bởi vì nhiều nguyên tố hóa học mới đã được phát hiện sau đó nên bảng tuần hoàn đã được mở rộng và tinh chỉnh theo thời gian. Hiện tại trong bảng nguyên tố hóa học có 118 nguyên tố hoàn chỉnh

Dựa vào vị trí trên bảng của một nguyên tố hóa học mà ta có thể đoán được tính chất của nó. Nếu xét theo chiều ngang của các hàng, tính chất của các nguyên tố hóa học sẽ khác với chiều dọc của cột bảng.

Bảng tuần hoàn Mendenleev được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực hóa học, vật lý, sinh học, kỹ thuật và công nghiệp.

Cách học bảng nguyên tố hóa học lớp 8
Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học Mendeleev

Cách nhớ các nguyên tố trong Bảng tuần hoàn Mendeleev

Cách học bài bản nhớ lâu bản chất nguyên tố

- Chia bảng thành hàng, cột, nhóm hoặc khối để dễ học hơn. Mỗi ngày học một số nguyên tố, sau khi thuộc mới chuyển sang loạt nguyên tố tiếp theo.

- Xác định các thành phần giống nhau của các nguyên tố sau khi biết tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử và ký hiệu hóa học.

- Tự in hoặc tạo ra một bản sao của bảng tuần hoàn.

- Tạo thẻ flashcard cho mỗi nguyên tố và ghi chi tiết các tính chất của nó.

- Thường xuyên ôn luyện, xem lại từng phần bảng tuần hoàn khi rảnh rỗi để kiến thức ghi nhớ lâu hơn.

Mẹo học thuộc Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học Mendeleev bằng thơ hoặc ghi chú vui vẻ

Ghi nhớ các dãy bằng những câu nói có nghĩa:

- Nhóm IA: Hi rô - Li - Na - Không - Rời bỏ - Cộng sản - Pháp. (H;Li;Na;K;Rb;Cs;Fr)

- Nhóm IIA: Banh - Miệng - Cá - Sấu - Bẻ - Răng. (Be;Mg;Ca;Sr;Ba;Ra)

- Nhóm IIIA: Ba - Anh lấy - Gà – Trong(In) - Tủ lạnh. (B;Al;Ga;In;Tl)

- Nhóm IV: Chú - Sỉ - Gọi em - Sang nhậu - Phỏ bò. (C;Si;Ge;Sn;Pb)

- Nhóm V: Ni cô - Phàm tục - Ắc - Sầu - Bi. (N;P;As;Sb;Bi)

- Nhóm VI: Ông - Say - Sỉn - Té - Pò. (O;S;Se;Te;Po)

- Nhóm VII: Phải - Chi - Bé – yêu(I) - Anh. (F;Cl;Br;I;At)

- Nhóm VIII: Hằng - Nga - Ăn - Khúc - Xương - Rồng .(He;Ne;Ar;Kr;Xe;Rn)

Cách học bảng nguyên tố hóa học lớp 8

Một cách khác ((nguồn: Công Trữ)

Nhóm IA: Lính nào không rượu cà phê

Nhóm IIA: Bé Mang Cá Sang Bà Rán

Nhóm IIIA: Cô Sinh Ghé Sang Phố

Nhóm IV: Ông Say Sưa Táp Phở

Nhóm V: Fải Có Bánh Ít Ăn

Nhóm VI: Hè Này Anh Không Xuống Ruộng

Cách nhớ bảng tuần hoàn bằng thơ (nguồn: thầy Ung Thanh Hải)

Các nguyên tố có số thứ tự từ 1-20:

Cách học bảng nguyên tố hóa học lớp 8
Hoàng hôn lặn bể Bắc/ Chợt nhớ ở phương Nam/ Nắng mai ánh sương phủ/ Song cửa ai không cài

Các nguyên tố có số thứ tự từ 21-30:

Cách học bảng nguyên tố hóa học lớp 8

Sớm tối vui ca múa/ Phải có nhạc có kèn

Còn dưới đây là một bài thơ hóa trị vô cùng hài hước:

Cách học bảng nguyên tố hóa học lớp 8
Mẹo học thuộc Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học bằng thơ vui vẻ

Hy vọng với các mẹo học thuộc, nhớ lâu Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình chinh phục môn Hóa học nhé!

Cha mẹ có thể dạy con về các mẹo học phép tính cộng trừ, cách học thuộc nhanh bảng cửu chương cho học sinh lớp 1, lớp 2 dưới đây để bé có nền tảng kiến thức đầu tiên môn Toán học nhé!

Trên đây, Khoa Quốc Tế đã giới thiệu bạn cách học thuộc bảng hóa trị lớp 8 dễ nhớ nhất. Để có thể nắm vững bảng hóa trị, bạn không chỉ học thuộc mà còn phải chăm chỉ ôn tập thường xuyên. Hy vọng qua cách học thuộc bảng hóa trị lớp 8 trên có thể hữu ích cho việc học môn hoá của bạn. Chúc bạn học tốt và sẽ ghi nhớ bảng hóa trị thật kỹ nhé!

Bảng Hóa trị lớp 8 là là kiến thức mà bất kì học sinh nào cũng cần phải nhớ được nếu muốn học tốt môn Hóa. Giờ đây, việc học thuộc bảng hóa trị sẽ rất đơn giản nếu bạn nắm bắt được bài ca hóa trị ngay dưới đây nhé.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Bảng hóa trị

2. Bài ca hóa trị

3. Bài ca hóa trị nâng cao

4. Bài ca nguyên tử khối

5. Bài ca ký hiệu hóa học

I. Hóa trị là gì? Bảng hóa trị các nguyên tố hóa học lớp 8

1. Định nghĩa Hóa Trị

Hóa trị của một nguyên tố hóa học được tính bằng tổng số liên kết mà một nguyên tử thuộc một nguyên tốt đó tạo ra trong phân tử. Trong một hợp chất Ion thì hóa trị được gọi là “điện hóa trị”. Nó bằng với điện tích của ion tạo thành từ chính nguyên tố đó. Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất công được gọi là “cộng hóa trị”, nó bằng với tổng số liên kết công hóa trị do nguyên tử của chính nguyên tố đó tạo được với những nguyên tử của các nguyên tố khác trong cùng một hợp chất.

Chú ý : Có nhiều nguyên tố chỉ thể hiện 1 hóa trị duy nhất nhưng cũng có nhiều nguyên tố khác có các hóa trị khác nhau tùy thuộc vào từng hoàn cảnh.

2. Bảng hóa trị lớp 8 của các nguyên tố hóa học

Kiến thức về bảng hóa trị đòi hỏi các em học sinh phải có nhiều thời gian để ghi nhớ và làm bài tập, việc nhầm lẫn cũng rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, trong khi học chúng ta chủ yếu học những chất và hợp chất phổ biến và hay gặp, nên cũng không có nhiều hóa trị cần ghi nhớ.

Bảng hóa trị của các nguyên tố hóa học

Ngoài kiến thức và cách học bảng hóa trị thì trong hóa học còn rất nhiều các bảng tổng hợp khác mà các em học sinh cần phải nghi nhớ như :– Bảng tuần hoàn hóa là kiến thức cơ bản quan trong khi các em bắt đầu học hóa học. Việc ghi nhớ hay tìm được phương pháp nghi nhớ bảng này không dễ, các em tham khảo bài viết sau để tìm cách học tốt nhất nhé : Mẹo Học CÔNG THỨC LƯỢNG GIÁC

– Bảng tính tan hóa học cũng là phần kiến thức quan trọng trong hóa học vô cơ, sẽ rất khó khăn nếu các em muốn ghi nhớ hết bảng này mà không có mẹo hay phương pháp cụ thể, hãy tham khảo bài viết sau để biết cách ghi nhớ tốt hơn nhé : Cách Học Thuộc Bảng Tính Tan Hiệu Quả Nhất

– Trong hóa học vô cơ thì dãy điện hóa của kim loại thể hiện tính chất hóa học rất rõ ràng của các nguyên tố kim loại, vì thế việc ghi nhớ chiều tăng giảm của dạy là điều hết sức quan trọng nếu các em muốn học tốt và làm tốt các bài tập, tham khảo bài viết sau để biết rõ hơn nhé : Cách Học Bảng tuần hoàn hóa học

– Đừng quên bảng nguyên tử khối nữa nhé : Nguyển Tử Khối Là Gì? Bảng Nguyên Tử Khối Đây Đủ

II. Cách Học Thuộc Bài Ca Hóa Trị Lớp 8, 9, 10 Đầy Đủ – Dễ Nhớ

Trong môn Hóa Học thì kiến thức vầ Hóa Trị của nguyên tố là kiến thức cơ bản và hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc ghi nhớ hết thông số Hóa Trị của các nguyên tố là việc khó khăn với các em học sinh lớp 8 vừa mới tiếp cần với môn học. Sau đây Bầu Trời Tri Thức sẽ chia sẻ với các em học sinh những cách học thuộc bảng hóa trị hiệu quả nhất

1. Bài ca hóa trị đầy đủ

Chính vì những khó khăn đó các thầy cô đã sáng tác ra “Bài Ca Hóa Trị” để giúp các e học sinh của mình dễ học hơn và yêu thích môn Hóa hơn. Bài thơ được viết theo thể lục bát rất vần và dễ nhớ đối với các em học sinh, qua đó các em sẽ dễ dàng xác định được hóa trị của các chất, dần dần các em sẽ nhớ hết và hiểu bản chất của kiến thức.

Chú ý : Bài Ca Hóa Trị đầy đủ này rất quan trọng và theo sát các em học sinh đến năm lớp 12, vì thế các em phải ghi nhớ kỹ và làm thật nhiều bài tập để ghi nhớ

2. Bài ca hóa trị nâng cao

Các em cũng có thể tham khảo “Bài Ca Hóa Trị Nâng Cao” đầy đủ sau. Tuy nhiên, các em chỉ nên học 1 tron 2 bài để tránh nhầm lẫn

3. Bài ca nguyên tử khối

Nguyên tử khối của các nguyên tố hóa học cũng là điều phải ghi nhớ. Vấn đề này cũng khá nan giải với các em học sinh, dưới đây là “Bài Ca Nguyên Tử Khối” của các chât Hóa Học vừa vần, vừa dễ nhớ giúp các em học tốt hơn.

4. Bài ca ký hiệu hóa học của các nguyên tốt

Ngoài bài ca hóa trị giúp các em dễ học, dễ nhớ các số hóa trị thì còn rất nhiều bài ca, thơ khác được sáng tác ra để giúp các em học sinh dễ học và yêu thích môn Hóa Học hơn, môn học găn liền với rất nhiều sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.

Môn Hóa học đôi khi còn được gọi là “môn khoa học trung tâm” vì nó là cầu nối giữa các môn khoa học tự nhiên khác như Sinh Học, Vật Lý, Địa Chất … Hóa Học và Vật Lý là 2 môn học tự nhiên gắn liền vơi rất nhiều sự vật, hiện tượng trong cuộc sống của chúng ta.

Vì thế, nếu các em học sinh biết kết hợp giữa học và thực hành, liên tưởng đến các hiện tượng xung quanh chung ta, các em sẽ thấy môn học thật thú vị và bổ ích.

Mặc dù rất những phương pháp được đưa ra để giúp các em học tập tốt hơn. Tuy nhiên, dù có phương pháp nào cũng không thể bằng thái độ học tập và sự kiên trì cố gắng của các em. Chúc các em thành cồn!