Chất thải chăn nuôi có những tác hại nào

. Ngược lại, trong điều kiện thiếu oxy, sự phân hủy các hợp chất hữu cơ theo con đường yếm khí tạo ra các sản phẩm CH4, N2, NH3, Indol, Scatol… các chất khí này tạo nên mùi hôi thối trong khu vực nuôi ảnh hưởng xấu tới môi trường không khí.

Ngoài ra, nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh. Theo A.Kigirop (1982) các loại vi trùng gây bệnh như: Samonella, E.coli và nha bào Bacilus anthrasis có thể xâm nhập vào mạch nước ngầm. Samonella có thể thấm sâu xuống lớp đất bề mặt 30-40 cm, ở những nơi thường xuyên tiếp nhận nước thải. Trứng giun sán, vi trùng có thể được lan truyền đi rất xa và nhanh khi bị nhiễm vào nước bề mặt tạo thành dịch cho người và gia súc, gây ra những tác hại rất lớn nên cần thiết phải xử lý trước khi thải bỏ ra ngoài môi trường.

2. Đặc tính phân thải

Do đặc thù của các trang trại chăn nuôi hiện nay là việc rửa chuồng tại bằng nước, việc thu gom phân khô rất hạn chế do nhu cầu dùng phân này để bón ruộng, trồng cây là rất thấp…Do đó hầu hết các trang trại đều phải thu gom chung phân và nước thải để xử lý. Chính vì vậy việc xử lý nước thải của trang trại chăn nuôi không thể tách rời giữa xử lý phân (chất thải rắn) và nước thải được, do trong nước thải có chứa phân.

Trong phân chứa một phần rất nhỏ rác, chất độn và thức ăn dư thừa. Lượng phân thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi, khẩu phần ăn và trọng lượng gia súc. Theo Hill và Toller lượng phận và nước tiểu thải ra trong một ngày đêm của một số loài gia súc như sau:

Bảng 1.3. Lượng phân thải ra đối với lợn nuôi trong trang trại

Loại gia súc

Lượng phân kg/ngày

Lợn < 10 kg

0,5-1

Lợn 14-45 kg

1-2

Lợn 45-100 kg

2-3

Bảng 1.4. Đặc tính phân lợn tại một số trang trại chăn nuôi

Chất thải chăn nuôi có những tác hại nào

Bảng 1.5. Hàm lượng vi sinh vật trong phân lợn

Chất thải chăn nuôi có những tác hại nào

Trong phân gia súc có tỷ lệ N, P, K rất cao tùy theo khẩu phần ăn mà tỷ lệ nước chiếm từ 56-83%, chất hữu cơ từ 4-26,2%, Nitrogen 0,32-1,6% Phosphat 0,25-1,4%, kali 0,15-0,95%, Calci 0,09-0,34. Trong phân có chứa nhiều loại vi trùng, virus và ấu trùng giun sán. Về vi trùng họ Enterobacteria chiếm đa số với các genus điển hình như: E.Coli, Samonella, Shigella, Proteus, Klebsiella, Arizona… kết quả nghiên cứu của Chang (1968) và Mosley, Koff (1970) đã cho thấy nhiều loại virus gây bệnh được đào thải qua phân và sống với thời gian từ 5-15 ngày trong phân và đất. Trong đó đáng chú ý nhất là các nhóm virus gây bệnh viêm gan Rheovirus, Adenovirus. Nghiên cứu của G.V.Xoxibarop (1974) R.Alexxandrenus và cộng tác viên cho thấy trong một kg phân tươi có 2100-5000 trứng giun sán gồm: Scaris suum, Oesophagostomum, Trichocephalus sp… Mỗi loại mầm bệnh có giá trị sinh thái riêng, điều kiện thuận lợi cho mỗi loài tồn tại và gây bệnh phụ thuộc vào lượng mưa, nhiệt độ, ánh sáng, kết cấu độ ẩm của đất và môi trường xung quanh.

– Chất thải chăn nuôi bao gồm chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải chăn nuôi, khí thải và chất thải khác.

– Việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được quy định như sau:

+ Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản;

+ Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng;

+ Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

– Việc xử lý nước thải chăn nuôi được quy định như sau:

+ Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Nước thải chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được sử dụng cho cây trồng;

+ Nước thải chăn nuôi chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng.

Đối với chăn nuôi nông hộ:

Chủ chăn nuôi nông hộ phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

– Có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh;

– Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, Thông tư số 12/2021/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác có quy định tại Điều 4 và Điều 5 như sau:

Thu gom chất thải chăn nuôi:

– Thu gom chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ:

+ Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi nông hộ phải thu gom để xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư này, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường;

+ Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi trang trại phải thu gom, vận chuyển đến vị trí tập trung trong khuôn viên cơ sở chăn nuôi trang trại và xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư này, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Việc thu gom chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được thực hiện hàng ngày đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, thu gom theo đợt đối với cơ sở chăn nuôi gia cầm và cơ sở chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học;

+ Vị trí tập trung chất thải rắn trong khuôn viên cơ sở chăn nuôi trang trại để xử lý phải xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước, khu vực kho thức ăn chăn nuôi.

– Nước thải chăn nuôi phải thu gom bằng hệ thống riêng để xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

Xử lý chất thải chăn nuôi:

– Xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ:

+ Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi nông hộ được xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp sau: ủ compost, công nghệ khí sinh học (biogas), chế phẩm sinh học, đệm lót sinh học hoặc các giải pháp khác để sử dụng cho cây trồng;

+ Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi trang trại đã qua xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản. Trong thời gian chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành;

+ Việc vận chuyển chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa được xử lý ra khỏi cơ sở chăn nuôi thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

– Xử lý nước thải chăn nuôi:

+ Nước thải chăn nuôi trong chăn nuôi nông hộ được xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp sau: công nghệ khí sinh học, ao sinh học, chế phẩm sinh học hoặc các biện pháp khác được sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo hạn chế phát sinh mùi hôi, thối và không để chảy tràn ra môi trường xung quanh;

+ Nước thải chăn nuôi trong chăn nuôi trang trại đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng, được sử dụng tưới cho cây trồng hoặc mục đích khác trong khuôn viên trang trại. Việc sử dụng nước thải chăn nuôi phải đảm bảo hạn chế phát sinh mùi hôi, thối và không để chảy tràn ra môi trường xung quanh.

– Khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật mới trong quá trình xử lý chất thải chăn nuôi.