Chuẩn mực kế toán về nguyên vật liệu năm 2024

Chuẩn mực Hàng tồn kho (VAS 02) 3.1. Quy định chung 01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí; Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. 02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng phương pháp kế toán khác cho hàng tồn kho. 03. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau: Hàng tồn kho: Là những tài sản: (a) Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; (b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; (c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Hàng tồn kho bao gồm:

  • Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;
  • Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
  • Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;
  • Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường;
  • Chi phí dịch vụ dở dang. Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tương tự tại ngày lập bảng cân đối kế toán.

3.1. Nội dung chuẩn mực 3.1.2. Xác định giá trị hàng tồn kho 04. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. 05. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Chi phí mua 06. Chi phí mua của hàng tồn kho (152, 153, 156) bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại (Thuế TTĐB, thuế nhập khẩu,thuế môi trường, thuế GTGT theo PP trực tiếp) , chi phí vận chuyển (bao gồm hao hụt trong định mức), bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua. Chi phí bảo quản: - Trong quá trình mua hàng: Tính vào giá gốc hàng mua - Trong quá trình bán hàng: Tính vào 641 - Trong quá trình dự trữ + Dữ trữ NVL, Sp dở dang: Tính vào 624; + Dự trữ hàng hóa, thành phẩm tính vào 632. Ví dụ: (tự làm) Chi phí chế biến 07. Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm. 08. Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình

  • Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. (632) Ví dụ: Chi phí NVL TT là 500 (ĐVT: nghìn đồng) Chi phí NCTT là 150. Chi phí SXC là 200(Biến phí là 60%) Sản lượng SPSX thực tế trong kỳ là 20sp, còn theo công suất thiết kế là 25sp/kỳ. Giá trị SPĐ DDK là 80, SLg SPDD CK là 5sp (tính theo cp nvl tt)
  • CP SX chung biến đổi là 60% x 200 = 120.
  • CP SX chung cố định = 80.
  • Vì sản lượng thực tế < sản lượng theo công suất thiết kế nên định phí sản xuất chung phân bổ cho mỗi sản phẩm sẽ theo công suất thiết kế (=80/25 = 3/sp)  Chi phí SXC được phân bổ để tính giá thành là 3 x 20 = 64); phần còn lại là 16 được tính vào TK 632.
  • Và biến phí SXC sẽ phân bổ theo số lượng thực tế cho mỗi sản phẩm (=120.000/20=6/sp) Tổng chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ = 500 + 150 + 120 + 64 = 834. Giá trị SPDD CK = (80 + 500) *5/ (20+5) = 116. Tổng giá thành sp = 80 + 834 – 116 = 798 (798/20 = 39/sp) Định khoản:
  • Nợ TK 154: 834. Có TK 621: 500. Có TK 622: 150. Có TK 627: 184.
  • Nợ TK 155/Có TK 154: 798.
  • Nợ TK 632/Có TK 627: 16.

Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. (phát sinh bao nhiêu thì sẽ được phân bổ hết vào tính giá thành bấy nhiêu) 09. Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán.  thông thường phân bổ CP SXC Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính.  gt của sp phụ thì trừ đi giá thành của sp chính Ví dụ: Chi phí NVL TT là 500 (ĐVT: nghìn đồng) Chi phí NCTT là 150. Chi phí SXC là 200(Biến phí là 60%) Sản lượng SPSX thực tế trong kỳ là 20sp, còn theo công suất thiết kế là 25sp/kỳ. Giá trị sản phẩm phụ thu hồi 20. Giá trị SPĐ DDK là 80, SLg SPDD CK là 5sp (tính theo cp nvl tt)

  • CP SX chung biến đổi là 60% x 200 = 120.
  • CP SX chung cố định = 80.
  • Vì sản lượng thực tế < sản lượng theo công suất thiết kế nên định phí sản xuất chung phân bổ cho mỗi sản phẩm sẽ theo công suất thiết kế (=80/25 = 3/sp)  Chi phí SXC được phân bổ để tính giá thành là 3 x 20 = 64); phần còn lại là 16 được tính vào TK 632.
  • Và biến phí SXC sẽ phân bổ theo số lượng thực tế cho mỗi sản phẩm (=120.000/20=6/sp)
  • Vì sản lượng thực tế < sản lượng theo công suất thiết kế nên định phí sản xuất chung phân bổ cho mỗi sản phẩm sẽ theo công suất thiết kế (=80/25 = 3/sp)  Chi phí SXC được phân bổ để tính giá thành là 3 x 20 = 64); phần còn lại là 16 được tính vào TK 632.
  • Và biến phí SXC sẽ phân bổ theo số lượng thực tế cho mỗi sản phẩm (=120.000/20=6/sp) Tổng chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ = 500 + 150 + 120 + 64 = 834. Giá trị SPDD CK = (80 + 500) *5/ (20+5) = 116. Tổng giá thành sp = 80 + 834 – 116 -20(gtsp phụ) = 778. (778/20 = 38/sp) Giá vốn hàng bán: 778 + 30 + 4 = 812. Định khoản: 1. Nợ TK 154: 834. Có TK 621: 500. Có TK 622: 150. Có TK 627: 184.
  • Nợ TK 155/Có TK 154: 778.
  • Nợ TK 632/Có TK 627: 16.
  • Nợ TK 111/Có TK 154: 20.
  • Nợ TK 154/Có TK 155: 778.
  • Nợ TK 154:30. Nợ TK 133: 3. Có TK 112: 33.
  • Nợ TK 154: 4. Nợ TK 133: 400 Có TK 112: 4.
  • Nợ TK 155/Có TK 154: 812.
  • Nợ TK 632/ Có TK 155: 812.

Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho 11. Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm: (a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;(Mà tính vào 632) (b) Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn 06; (c) Chi phí bán hàng; (d) Chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí cung cấp dịch vụ 12. Chi phí cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí nhân viên và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ, như chi phí giám sát và các chi phí chung có liên quan. Chi phí nhân viên, chi phí khác liên quan đến bán hàng và quản lý doanh nghiệp không được tính vào chi phí cung cấp dịch vụ. Ví dụ: Chi phí NVL TT là 500 (ĐVT: nghìn đồng) (trong đó vượt trên mức bình thường là 30) Chi phí NCTT là 150. Chi phí SXC là 200(Biến phí là 60%) Sản lượng SPSX thực tế trong kỳ là 20sp, còn theo công suất thiết kế là 25sp/kỳ. Giá trị sản phẩm phụ thu hồi 20. Giá trị SPĐ DDK là 80, SLg SPDD CK là 5sp (tính theo cp nvl tt) Thành phẩm sau khu nhập kho sẽ xuất toàn bộ đem đi gia công để bán cho KH A. CP gia công là 33 đã trả bằng CK, đã có thuế VAT 10%. CP vận chuyển đi và về là 4, chưa thuế VAT 10% GTGT. Hàng sau gia công đã về nhập kho.

  • CP SX chung biến đổi là 60% x 200 = 120.
  • CP SX chung cố định = 80.
  • Vì sản lượng thực tế < sản lượng theo công suất thiết kế nên định phí sản xuất chung phân bổ cho mỗi sản phẩm sẽ theo công suất thiết kế (=80/25 =
  • Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau: (a) Phương pháp tính theo giá đích danh; (b) Phương pháp bình quân gia quyền; (c) Phương pháp nhập trước, xuất trước; (d) Phương pháp nhập sau, xuất trước (không còn được áp dụng)
  • Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
  • Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
  • Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
  • Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. (không còn được áp dụng) 3.1.2. Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
  • Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được (vì giá gốc > giá trị thuần (giá bán)) là phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng. (nguyên tắc thận trọng)
  • Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
  • Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính. Việc ước tính này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước tính.
  • Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho. Ví dụ, giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng hàng tồn kho dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không thể hủy bỏ phải dựa vào giá trị trong hợp đồng. Nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính.  Nghĩa là không trích lập dự phòng cho những hàng tồn kho đã được ký kết hợp đồng là chắc chắn bán được, phần còn lại chưa bán được thì phải trích lập dự phòng.

Ví dụ 1: Cuối năm N sản phẩm A tồn kho 6 (trong đó có 60% đã ký hợp đồng bán cho KH T), giá gốc 250/sp, giá trị thuần có thể thực hiện được là 200/sp. Chỉ trích lập dự phòng cho 40% * 6 = 2 Só trích lập dự phòng là (250-200) * 2 = 120. Ví dụ 2: Cuối năm N sản phẩm A tồn kho 6 (trong đó có 60% đã ký hợp đồng bán cho KH T), giá gốc 250/sp, giá bán là 200/sp và chi phí ước tính tiêu thụ được là 20/sp. Giá trị thuần có thể thực hiện được = 200 – 20 = 180 Chỉ trích lập dự phòng cho 40% * 6 = 2 Só trích lập dự phòng là (250-180) * 2 = 168.

hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được).  Nghĩa là phải so sánh giữa số dự phòng cần trích lập và số dự phòng hiện còn để trích thêm hay hoàn nhập. Ví dụ 1: Cuối năm N sản phẩm A tồn kho 6 (trong đó có 60% đã ký hợp đồng bán cho KH T), giá gốc 250/sp, giá bán là 200/sp và chi phí ước tính tiêu thụ được là 20/sp. Số dư khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đầu kỳ như sau: Sp A: 40. Giá trị thuần có thể thực hiện được = 200 – 20 = 180 Chỉ trích lập dự phòng cho 40% * 6 = 2 Số trích lập dự phòng cho sản phẩm A là (250-180) * 2 = 168. Do đầu kỳ số dự phòng hiện còn của hàng hóa A là 40, nên kế toán cần ghi nhận bổ sung khoản dự phòng chệnh lệch là: 168 – 40 = 128. Nợ TK 632: 128. Có TK 2294: 128. Ví dụ 2: Cuối năm N sản phẩm A tồn kho 6 (trong đó có 60% đã ký hợp đồng bán cho KH T), giá gốc 250/sp, giá bán là 200/sp và chi phí ước tính tiêu thụ được là 20/sp. Số dư khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đầu kỳ như sau: Sp A: 200. Giá trị thuần có thể thực hiện được = 200 – 20 = 180 Chỉ trích lập dự phòng cho 40% * 6 = 2 Số trích lập dự phòng cho sản phẩm A là (250-180) * 2 = 168. Do đầu kỳ đã số dự phòng giảm giá hiện còn cho hàng hóa A là 200, kế toán cần hoàn nhập khoản dự phòng chệnh lệch là: 200 – 168 = 32. Nợ TK 2294: 32. Có TK 632: 32.

3.1.2. Ghi nhận chi phí 24. Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận. Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, chi phí sản xuất chung không được phân bổ.