Coi thương tích bao nhiêu phần trăm ở đâu

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

  1. Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
  1. Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
  1. Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
  1. Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

  1. Có tổ chức;
  1. Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
  1. Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
  1. Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
  1. Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Em cũng nên nói với bạn em về việc trình báo sự việc này tại cơ quan công an để xem xét giải quyết theo quy định nhé.

Giám định tỷ lệ thương tật là một trong các thủ tục quan trọng trong tố tụng hình sự. Thông qua việc giám định, cơ quan có thẩm quyền xác định được hành vi gây thương tích, tổn hại sức khỏe của người đó có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không. Vậy chúng ta nên hiểu giám định tỷ lệ thương tật là gì? Xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự như thế nào. Trong bài viết hôm nay chúng ta cùng đi sau vào làm rõ hai vấn đề trên.

1. Hiểu về giám định tỷ lệ thương tật

1.1. Giám định tỷ lệ thương tật là gì ?

Giám định tỷ lệ thương tật là việc người giám định sử dụng kiến thức, phương tiện, các khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ để xác định mức độ bị tổn thương của cơ thể của người bị hại liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính. Trong lĩnh vực hình sự, giám định tỷ lệ thương tật thường được sử dụng trong các vụ án về xâm phạm sở hữu, tính mạng, sức khỏe của con người.

Thông qua việc giám định tỷ lệ thương tật, người có thể thẩm quyền có căn cứ để định tội và định khung hình phạt đối với người phạm tội. Ngoài ra, giám định tỷ lệ thương tật còn làm căn cứ để đánh giá khả năng làm việc, ảnh hưởng của thương tật đến cuộc sống của người bị thương cần giám định, từ đó đặt ra vấn đề trách nhiệm bồi thường cho người gây thương tích.

1.2. Các hình thức giám định tỷ lệ thương tật

  • Căn cứ dựa trên tổn thương cơ thể của người bị thương tích, có thể chia giám định tỷ lệ thương tật thành hai loại:
    • Giám định tỷ lệ thương tật hình thành do hành vi phạm tội của bị can
    • Giám định tỷ lệ thương tật hình thành từ những can thiệp y tế trong quá trình điều tra người bị thương tật.
  • Căn cứ vào các bộ phận cơ thể mà có thể phân chia giám định tỷ lệ thương tật thành các dạng sau:
    • Giám định tỷ lệ thương tật ở bộ phân xương sọ và hệ thần kinh
    • Giám định tỷ lệ thương tật do tổn thương hệ tim mạch, hô hấp, tiêu hóa hoặc hệ tiết niệu – sinh dục – sản khoa.
    • Giám định tỷ lệ thương tật do tổn thương phần mềm.
    • Giám định tỷ lệ thương tật do bỏng.
    • Giám định tỷ lệ thương tật do tổn thương mắt, răng – hàm – mặt hoặc tai – mũi – họng

1.3. Khi nào cần thực hiện giám định tỷ lệ thương tật ?

Căn cứ Điều 205 và Điều 207 Bộ luật Tố tụng hình sự, giám định tỷ lệ thương tật được thực hiện khi có vụ án hình sự gây hậu quả thương tích, mức tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động cho người khác. Việc đề nghị giám định tỷ lệ thương tật được thực hiện khi có yêu cầu của một trong những cá nhân, tổ chức sau:

  • Khi một cá nhân là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, người có liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật. Trường hợp người yêu cầu giám định là người bị hại trong vụ án hình sự thì người đó không cần yêu cầu trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật.
  • Khi cơ quan tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết phải trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật.

Xem thêm bài viết: Tìm hiểu về những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự

2. Những nguyên tắc trong giám định tỷ lệ thương tật

Coi thương tích bao nhiêu phần trăm ở đâu
Những nguyên tắc trong giám định tỷ lệ thương tật

  • Việc giám định tỷ lệ thương tật phải được thực hiện trên người cần giám định. Trường hợp người cần giám định tỷ lệ thương tật đã chết, mất tích,… tại thời điểm cần giám định thì việc giám định tỷ lệ thương tật sẽ được thực hiện dựa trên hồ sơ của người đó.
  • Việc giám định tỷ lệ thương tật được tiến hành ngay sau khi người bị thương hoặc tổn hại về sức khỏe đã được điều trị ổn định và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh.
  • Tổng tỷ lệ giám định thương tật tổn thương cơ thể của một người phải dưới 100%.
  • Khi giám định tỷ lệ thương tật ở mỗi bộ phận cơ thể chỉ được tính tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể một lần. Nếu bộ phận cơ thể đó đã gây biến chứng, di chứng sang các bộ phần khác thì khi giám định tỷ lệ thương tật chỉ được tính thêm tỉ lệ phần trăm tổn thương do biến chứng, di chứng.
  • Giám định tỷ lệ thương tật chỉ lấy đến hai chữ số hàng thập phân, ở kết quả cuối cùng thì làm tròn để tổng tỷ lệ là số nguyên (nếu số hàng thập phân bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì làm tròn thành 01 đơn vị).
  • Khi giám định tỷ lệ thương tật ở các bộ phận có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý thì tỷ lệ giám định thương tật tính cả bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn.
  • Nếu việc giám định tỷ lệ thương tật là triệu chứng của một bệnh hoặc hội chứng đã được xác định trong bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể thì khi tỷ lệ giám định thương tật được xác định theo hội chứng hoặc bệnh đó.
  • Khi giám định tỷ lệ thương tật các bộ phận cơ thể đã mất chức năng lại tiếp tục tổn thương thì tỷ lệ giám định thương tật được tính bằng 30% tổn thương cơ thể của bộ phận đó.
  • Việc giám định tỷ lệ thương tật phải căn cứ vào tổn thương cơ thể thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến chính cuộc sống, công việc của người cần giám định.
  • Ngoài ra, việc giám định tỷ lệ thương tật từng bộ phận còn có những nguyên tắc riêng:
    • Giám định tỷ lệ thương tật do tổn thương cơ – xương khớp: mẻ xương, nứt, rạn xương thì tỷ lệ thương tật 1-5%; mất một phần đốt ngón tay, đốt ngón chân thì giám định tỷ lệ thương tật ở mức tối thiểu của khung tỷ lệ % tổn thương có thể mất đốt ngón tay,….
    • Giám định tỷ lệ thương tật do tổn thương phần mềm: Nếu tổn thương gây sẹo thì tùy vào vị trí của sẹo sẽ xác định tỷ lệ phần trăm thương tổn thương khác nhau (nếu sẹo phần mềm ở vùng mặt thì tỷ lệ % tổn thương cơ thể bằng 03 lần tỷ lệ % tổn thương cơ thể của sẹo vết thương phần mềm, ở vùng cổ thì bằng 02 lần, sẹo vùng niêm mạc được tính như sẹo vết thương phần mềm,…)

3. Thực hiện giám định tỷ lệ thương tật ở đâu?

Căn cứ theo Điều 12 Luật Giám định tư pháp năm 2012 sửa đổi bổ sung năm 2018, 2020 quy định, giám định tỷ lệ thương tật được tiến hành tại các tổ chức giám định tư pháp công lập.

  • Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y gồm: Viện pháp y quốc gia, Trung tâm pháp y cấp tỉnh, Viện pháp y quân đội, Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự Bộ Công an.
  • Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự có thể kể đến là Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an, Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh; Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

4. Trình tự, thủ tục yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật

Coi thương tích bao nhiêu phần trăm ở đâu
Trình tự, thủ tục yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật

4.1. Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật

Người yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật cần chuẩn bị các tài liệu sau:

  • Văn bản yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật phải đầy đủ các nội dung: họ tên cá nhân, tổ chức yêu cầu giám định, nội dung yêu cầu giám định, tên và đặc điểm của đối tượng giám định tỷ lệ thương tật, tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu để so sánh; thời gian yêu cầu và thời hạn trả kết luận giám định tỷ lệ thương tật, chữ ký và đầy đủ họ tên của người yêu cầu giám định.
  • Đối tượng giám định tỷ lệ thương tật và các tài liệu có liên quan (nếu có)
  • Bản sao giấy tờ chứng minh mình là nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trọng vụ án hình sự hoặc chứng minh mình là người đại diện hợp pháp của những người này.

4.2. Nộp hồ sơ và nhận kết quả

Người có yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật có thể nộp hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc thông qua đường bưu chính đến cơ quan tiến hành tố tụng. Sau khi nộp, người đề nghị giám định tỷ lệ thương tật được nhận biên bản giao nhận. Trong thời hạn 07 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Nếu sau thời gian này hoặc người đề nghị trưng cầu nhận được văn bản từ chối trưng cầu giám định thì người đề nghị có quyền tự minh yêu cầu giám định tại các tổ chức giám định tư pháp công lập.

Thời hạn giám định tỷ lệ thương tật thường kéo dài tối đa 09 ngày tính từ thời điểm các cơ quan, tổ chức được trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật nhận được quyết định trưng cầu và đầy đủ hồ sơ, đối tượn giám định,.. Trường hợp vụ việc giám định tỷ lệ thương tật có tính chất phức tạp hoặc khối lượng giám định lớn thì thời hạn giám định tối đa không quá 04 tháng.

Sau khoảng thời gian trên, người đề nghị nhận được kết quả giám định tỷ lệ thương tật.

Mọi người cũng xem: Những quy định mới nhất về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự

5. Giám định tỷ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Coi thương tích bao nhiêu phần trăm ở đâu
Giám định tỷ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định hiện nay, giám định tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác. Trường hợp giám định tỷ lệ thương tật dưới 11% vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đồng thời thỏa mãn các trường hợp sau:

  • Người cần giám định tỷ lệ thương tật do dgười phạm tội dùng vũ khí, vật liệu bổ, hung khí nguy hiểm có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
  • Thương tật do người phạm tội dùng a-xít hoặc các hóa chất nguy hiểm khác gây ra;
  • Người cần giám định tỷ lệ thương tật là người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người già yếu, ốm đau hoặc không có khả năng tự vệ.
  • Người cần giám định tỷ lệ thương tật là ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo hoặc người nuôi dững, chữa bệnh của người gây ra thương tật.
  • Người phạm tội thực hiện hành vi gây thương tích một cách có tổ chức, có tính chất côn đồ hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình gây tổn hại sức khỏe, thương tật cho người cần giám định.
  • Người phạm tội đang bị giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù hoặc biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng,…
  • Người phạm tội thuê người hoặc được thuê để gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người cần giám định.
  • Người cần giám định tỷ lệ thương tật do người phạm tội gây ra trong khi đang thi hành công vụ.

Trường hợp giám định tỷ lệ thương tật dưới 11% và thỏa mãn một trong các trường hợp trên thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ Luật hình sự với mức hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trường hợp giám định tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác hoặc tội Cướp giật tài sản với mức hình phạt cao nhất là 10 năm tù; Tội cướp tài sản hoặc tội cướp biển với mức khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với mức khung hình phạt cao nhất là 12 năm tù.

Trường hợp giám định tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng với mức khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù.

Trường hợp giám định tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên, người phạm tội có thể bị truy tố về tội phạm đặc biệt nghiêm trong với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.

Xem thêm bài viết: Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là gì? Phân biệt với các loại tội phạm khác

6.Các tính tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể trong giám định tỷ lệ thương tật

Căn cứ theo Thông tư số 22/2019/TT-BYT quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, giám định tỷ lệ thương tật được tính bằng công thức sau:

Tổng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể = T1 + T2+T3…. +Tn.

  • Trong đó, T1 = tỉ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất
  • T2= (100 - T1) x tỉ lệ % TTCT thứ 2/100
  • T3 = (100-T1-T2) x tỉ lệ % TTCT thứ 3/100;
  • Tn = {100-T1-T2-T3-...-T(n-1)} x tỉ lệ % TTCT thứ n/100;

Tổng tỉ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.

Hiện nay, tỉ lệ phần trăm tổn thương cơ thể đã được quy định chi tiết tại Thông tư số 22/2019/TT-BYT. Dưới đây, Luật Ánh Ngọc xin đưa ra một số tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể phổ biến trong giám định tỷ lệ thương tật:

Tổn thương cơ thể

Giám định tỷ lệ thương tật (%)

Nứt, vỡ xương vòm sọ

8-25

Nứt, vỡ nền sọ

16-65

Lún xương sọ

8-30

Tổn thương não có máu tụ ngoài màng cứng hoặc dưới màng cứng

11-20

Vết thương thành tim đã điều trị, chưa có biến chứng

31-35

Suy tim sau khi điều trị vết thương vành tim

36-73

Gãy 02 điểm trở lên trong một xương sườn, can tốt

2,5

Gãy 02 điểm trở lên trong một xương sườn, can xấu

3,5

Cắt bỏ một xương sườn

4,5

Mổ cắp một thùy phổi trở lên

31-35

Thủng trực tràng có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

61-65

Thủng ruột non đã xử trí

26-35

Khâu vết thương gan

31

Tổn thương gây sảy thai, thai chết lưu

11-25

Tổn thương gây đẻ non con chết

31 -35

Gãy xương đòn

6-20

Tháo một khớp vai

71 -73

Cụt một cánh tay

61-70

Tháo một khớp khuỷu tay

61

Cụt một cẳng tay

51-60

Cụt (mất) năm ngón tay

47

Tháo một khớp háng

71-73

Sẹo bỏng ảnh hưởng đến chức năng da và thẩm mỹ

6- 21

Gãy xương hàm

8-35

Tai nghe kém

3-20

Để có thể hình dung chính xác được cách tính tỷ lệ phần trăm trong giám định tỷ lệ thương tật, chúng ca cùng đưa ra một tình huống giả định như sau:

Tình huống: Do mâu thuẫn tình cảm, tại quán cà phê trên đường X, chị H đã dùng mũ bảo hiểm đập vào đầu chị T, khiến chị T ngã gục xuống đất và phải nhập viện điều trị. Tại đây, chị T được xác định có các tổn thương sau:

  • Gãy xương mũi: tỷ lệ % tổn thương cơ thể 07%. (T1)
  • Gãy tay đơn thuần không ảnh hưởng tới khớp: tỷ lệ % TTCT là 8%. (T2)
  • Sẹo đuôi mắt trái dài 4x0,5cm: tỷ lệ % TTCT là 2% (T3)

Như vậy, kết quả giám định tỷ lệ thương tật của chị T được tính như sau:

T1= 07%

T2 = (100-7) x 8%/100 = 7,44%

T3 = (100 – 7 – 7,74) x 2% /100 = 1,7%

Tổng tỷ lệ thương tật của chị T là 07% + 7,44%+ 1,7% =16,44%

Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của chị T là 16%.

7. Có được giám định tỷ lệ thương tật bổ sung, giám định lại không ?

Theo quy định tại Điều 28 Luật Giám định tư pháp, Điều 210, Điều 2011 Bộ luật tố tụng hình sự, việc giám định tỷ lệ thương tật có thể được thực hiện bổ sung hoặc giám định lại trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, không chính xác hoặc phát sinh các vấn đề mới liên quan đến tình tiết vụ án đã được kết luận giám định trước đó. Người yêu cầu đề nghị giám định tỷ lệ thương tật có thể tự mình đề nghị giám định lại hoặc người trưng cầu giám định tự mình thực hiện. Trường hợp người đề nghị giám định tỷ lệ thương tật lại nhưng không được chấp nhận thì người đề nghị được nhận văn bản thông báo lý do không chấp nhận. Việc giám định tỷ lệ thương tật lại được tiến hành như giám định lần đầu tiên.

Có thể bạn quan tâm:

  • Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự mới nhất
  • Tìm hiểu về năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hình sự mới nhất
  • Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự: Những điều cần biết

Như vậy, giám định tỷ lệ thương tật là một trong những thủ tục bắt buộc phải thực hiện trong lĩnh vực hình sự khi hành vi của người phạm tội gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người khác. Trên đây là toàn bộ giải đáp của Luật Ánh Ngọc về giám định tỷ lệ thương tật và xác định bao nhiêu phần trăm thương tật sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu độc giả còn bất kỳ vấn đề nào cần giải đáp hoặc có nhu cầu tư vấn hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.

Mọi yêu cầu tư vấn vấn đề pháp lý, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ÁNH NGỌC JUSTICE & TRUST (ANH NGOC J&T LAW FIRM)

Địa chỉ: Số 9, ngõ 457, đường Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0878.548.558

Email: [email protected]

Chúng tôi rất mong được hỗ trợ Quý khách hàng trong thời gian sớm nhất!

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.