Công thức hóa học chung của kim loại

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì? Đây là thắc mắc mà rất nhiều em học sinh lớp 9 tìm kiếm và không thể nhớ. Bài viết này, Admin sẽ giúp các em ôn luyện lại kiến thức về kim loại trong hóa học 9.

Kim loại là một vật rắn có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Kim loại sở hữu icon dương và có liên kết kim loại. Trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học, các nguyên tố kim loại chiếm đến 80%, phi kim và á kim chỉ chiếm 20%. Kim loại có vị trí các nhóm:

  • IA (Trừ Hidro)
  • IIA
  • IIIA (Trừ Bo)
  • Một phần trong nhóm IVA, VA, VIA
  • Từ nhóm IB đến VIIIB

Một số kim loại phổ biến như: Sắt (Fe), Đồng (Cu), Nhôm (Al), Kẽm (Zn), Bạc (Ag), Vàng (Au),...

Công thức hóa học chung của kim loại

Kim loại cơ bản

Đặc điểm của kim loại

Kim loại mang các đặc điểm sau:

  • Kim loại khác nhau có tính chất khác nhau bởi tổ chức của các nguyên tử bên trong chúng khác nhau.
  • Mỗi nguyên tử kim loại có chứa các hạt (n, p,...) và lớp điện tử e bao quanh có điện tích âm. Kim loại thường quan tâm đến lớp điện tử ngoài cùng, còn lớp bên trong rất bền vững.
  • Hóa trị của kim loại như thế nào? Hóa trị của kim loại thường là I và II bởi số điện tử ở lớp ngoài cùng đối với chỉ có 1 - 2 điện tử. Chúng dễ bị tách gãy để trở thành điện tử tự do, tạo thành ion dương.
  • Các điện tử tự do sẽ ảnh hưởng đến tính chất đặc trưng của kim loại. Điện tử tử do chuyển động hỗn loạn theo phương tạo ra lớp “khí điện tử” vây quanh các ion dương.
  • Mỗi nguyên tử kim loại sẽ có hạt nhân mang điện tích dương ở giữa, các e mang điện tích âm xung quanh.
  • Khi hai đầu kim loại được cấp hiệu điện thế, các điện tử tự do ở lớp ngoài cùng chuyển động theo một hướng tạo nên dòng điện. Vì vậy mà kim loại có tính dẫn điện mạnh.
  • Các điện tử mang điện tích âm sẽ dịch chuyển xung quanh các hạt nhân với quỹ đạo riêng, đặc biệt là các điện tử ở mạng tinh thể kim loại hay điện tử tự do.

Cấu tạo của kim loại

Cấu tạo của kim loại gồm: Nguyên tử và tinh thể. Cụ thể như sau:

  • Cấu tạo nguyên tử: Kim loại là nguyên tố có rất ít e ở lớp ngoài cùng, thường chỉ có 1, 2 một số ít là 3.
  • Cấu tạo tinh thể: Hầu hết kim loại đều ở thể rắn, từ Hg ở dạng thể lỏng. Kim loại có cấu tạo tinh thể với các hạt nhân có liên kết kém với các e có hóa trị. Vì vậy mà chúng dễ tách khỏi nguyên tử và các e để di chuyển tự do trong mạng tinh thể. Mạng tinh thể dạng lập phương (Zn, Mg, Be,..), Mạng tinh thể ở dạng lập phương tâm diện (Au, Cu, Ag,..) và Mạng tinh thể ở dạng lập phương tâm khối (Na, Li, K,...)

Công thức hóa học chung của kim loại

Cấu tạo của kim loại

Kim loại được chia thành 4 loại là:

  • Kim loại cơ bản: Đây là các kim loại dễ phản ứng hóa học với môi trường không khí. Từ đó chúng hình thành các hiện tượng oxi hóa, ăn mòn. Đồng thời chúng cũng phản ứng với Hcl loãng. Tiêu biểu như: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu),... Tuy nhiên đồng không có phản ứng với Hcl, nhưng lại dễ bị oxi hóa.
  • Kim loại hiếm: Đây là các kim loại ít bị ăn mòn bởi oxi, axit. Không những vậy giá trị kinh tế của chúng cũng cao. Tiêu biểu như: Bạc (Ag), Vàng (Au), Bạch kim,..
  • Kim loại đen: Đây sẽ là các kim loại có chứa sắt nên chúng có từ tính. Tiêu biểu như: Gang, thép, hợp kim sắt,... Các kim loại này được tạo nên từ Fe và C là chủ yếu. Tuy nhiên chúng dễ bị rỉ sét, vì vậy mà nhà luyện kim bổ sung thêm các nguyên tố như Ni, Cr,... để chống lại sự ăn mòn, gỉ sét.
  • Kim loại màu: Kim loại này không chứa sắt nên không có màu đen. Nó có khả năng chống ăn mòn tốt hơn kim loại đen, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Chúng cũng có khả năng đúc dễ dàng bởi nhiệt độ nóng chảy thấp.

Kim loại sẽ tạo thành các hợp chất khi tác dụng với muối, axit, phi kim. Phản ứng hóa học có thể có hoặc không cần chất xúc tác đi cùng. Vì vậy mà tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử bởi kim loại dễ nhường e để tạo thành cation. Chi tiết các tính chất hóa học của kim loại như sau:

Công thức hóa học chung của kim loại

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì?

Tác dụng với axit

Kim loại tác dụng với dung dịch axit sẽ tạo ra muối và khí H2. Đặc biệt khi kim loại tác dụng với axit đặc và nóng, phản ứng tạo ra muối Nitrat (NO3) và sản sinh các khí như: N2, NO, NO2,... hoặc muối sunfat (SO2) và sản sinh các khí H2S, H2,...

Ví dụ:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Tác dụng với oxi

Khi cho kim loại tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao sẽ tạo thành oxit. Tuy nhiên một số kim loại không phản ứng với oxi như: Au (Vàng), Ag (Bạc),...

Ví dụ:

3Fe + 2O2 → Fe3O4

4Al + 3O2 → 2Al2O3

Tác dụng với phi kim

Khi cho kim loại tác dụng với phi kim sẽ tạo ra hợp chất oxit hoặc tạo thành các muối.

Ví dụ:

Na + Cl (t°) → NaCl

Fe + S (t°) → FeS

Tác dụng với muối

Kim loại tác dụng với muối của kim loại yếu hơn sẽ tạo thành muối và kim loại mới.

Ví dụ:

Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Tác dụng với nước

Kim loại tác dụng với nước tạo thành bazơ, kim loại kiềm hoặc H2 và oxit ở cả nhiệt độ thường và nhiệt độ cao.

Ví dụ:

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Câu 1: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì?

  1. Tính oxi hóa
  1. Tính khử
  1. Tính axit.
  1. Tính bazơ.

\=> Chọn B

Câu 2: Tính chất hóa học chung của kim loại là gì?

  1. Tác dụng với phi kim, bazơ.
  1. Tác dụng với phi kim, axit, dung dịch muối.
  1. Tác dụng với oxit bazơ, axit.
  1. Tác dụng với phi kim, bazơ, muối.

\=> Chọn B

Câu 3: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại sắt là gì?

  1. Tính khử
  1. Tính bazơ
  1. Tính axit
  1. Tính oxi hóa

\=> Chọn A

Câu 4: Dãy dung dịch muối nào dưới đây tác dụng được với kim loại Mg?

  1. ZnCl2, Fe(NO3)2 và CuSO4.
  1. CaCl2, NaNO3 và FeCl3.
  1. CaCl2, NaCl và Cu(NO3)2.
  1. Ca(NO3)2, FeCl2 và CuSO4.

\=> Chọn A

Công thức hóa học chung của kim loại

Lời giải câu 4

Câu 5: Kim loại M có hóa trị II. Cho 8,4 gam M tác dụng hết với dung dịch HCl sinh ra 7,84 lít khí hiđro (điều khiển tiêu chuẩn). Vậy M là kim loại gì?

  1. Cu
  1. Mg
  1. Zn
  1. Fe

\=> Chọn B

Công thức hóa học chung của kim loại

Cách giải câu 5

Như vậy, bài viết trên Admin đã cung cấp cho các em rất nhiều kiến thức về kim loại. Đặc biệt là kiến thức cho câu hỏi “tính chất đặc trưng của kim loại là gì?” Học hóa mỗi ngày cùng Admin để có kiến thức bổ ích nhé!