Đa dạng ẩm thực sài gòn tiếng anh là gì năm 2024

Cùng MIA.vn khám phám ẩm thực Sài Gòn với 10 món đặc sản hấp dẫn, ngon nức tiếng tại thị thành phồn hoa, náo nhiệt này. Hương vị quen thuộc nhưng không kém phần mới lạ, hấp dẫn của những món ăn này chắc chắn sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên.

Cơm tấm Sài Gòn là một món ăn ngon đặc trưng của người dân nơi đây, được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, đậm đà và phong phú. Cơm tấm Sài Gòn được làm từ những hạt gạo tấm, ăn kèm với nhiều loại thịt khác nhau như sườn nướng, bì, chả, trứng ốp la, cá lóc kho tộ… và một chén nước mắm pha chua ngọt, cay cay.

Món ăn còn được trang trí bởi những lát dưa leo, cà chua, rau sống và hành phi giòn rụm. Cơm tấm là một món ăn bình dân nhưng lại có sức hút lớn, tạo nên nét đặc sắc trong nền ẩm thực Sài Gòn. Món ăn có thể được thưởng thức vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, từ sáng sớm cho đến tận khuya. Đây không chỉ là một món ăn mà còn là một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người dân Sài Thành.

Một số địa chỉ thưởng thức cơm tấm:

- Cơm tấm Ba Ghiền: Số 84 đường Đặng Văn Ngữ, phường 10, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Cơm Tấm Sườn Que: Số 371 đường Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Cơm tấm Bụi: Số 378 đường Lê Văn Lương, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Một trong những món ăn làm nên tên tuổi của nền ẩm thực Sài Gòn chắc chắn không thể không kể đến hủ tiếu Nam Vang. Đây là món ăn mà cẩm nang du lịch MIA.vn chắc chắn rằng sẽ không khiến bạn cảm thấy thất vọng. Hủ tiếu nam vang là một món ăn đặc trưng của ẩm thực Sài Gòn, kết hợp giữa nhiều nền văn hóa khác nhau.

Hủ tiếu nam vang được làm từ bánh phở trắng, nước dùng ngọt thanh được hầm từ xương heo, tôm khô và mực khô. Điểm đặc biệt của món ăn là sự phối hợp của nhiều loại thịt như thịt bằm, tôm tươi, gan heo, lòng heo, trứng cút… tạo nên một hương vị đậm đà và hấp dẫn. Bạn có thể ăn kèm với rau sống, giá đỗ, chanh và ớt để tăng thêm vị chua cay.

Một số quán Hủ Tiếu Nam Vang ngon ở Sài Gòn:

- Hủ tiếu Nam Vang Đạt Thành: Số 232 đường Nguyễn Thị Thập, phường Bình Thuận, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quán hủ tiếu Quốc Ký: 24 Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hủ tiếu Nam Vang Quỳnh: Số A65 đường Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Món đặc sản hấp dẫn tiếp theo mà MIA.vn muốn nhắc đến chính là bánh mì. Đây được xem là món ăn quốc dân, được người dân địa phương lẫn thực khách xa gần yêu thích. Bánh mì Sài Gòn là một món ăn đường phố nổi tiếng, được coi là biểu tượng của ẩm thực Việt Nam. Một ổ bánh mì bao gồm nhiều nguyên liệu như thịt, chả lụa, pate, dưa leo, cà rốt, củ cải chua, rau thơm... Bánh mì Sài Gòn có vỏ giòn tan, ruột xốp mềm, nhân thịt đậm đà.

Địa chỉ bán bánh mì kẹp thịt ngon tại Sài Gòn:

- Bánh mì Phương Liên: Số 12 đường Nguyễn Huy Tự, phường Đa Kao, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bánh mì 179: Số 179 đường Xóm Chiếu, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bánh mì sườn Cẩm Hường: Số 118B đường Nguyễn Thần Hiến, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bánh mì Huynh Hoa: Số 26 đường Lê Thị Riêng, phường Bến Thành, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bánh mì phá lấu Tâm Ký: Số 823 đường Nguyễn Trãi, phường.14, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Món phá lấu được làm từ những phần nội tạng của heo bò hay vịt, như lưỡi, tai, ruột, bao tử… Những phần này được sơ chế kỹ lưỡng rồi ướp với các loại gia vị và thuốc bắc như ngũ vị hương, quế chi, bát giác nhằm tạo nên mùi thơm và vị ngon đặc biệt. Phá lấu có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau và kết hợp với các loại bánh mì, bún, mì tôm hay cơm tấm để tăng thêm phần hấp dẫn.

Một số địa chỉ thưởng thức phá lấu ngon:

- Phá lấu Lì: Số 1A đường Sương Nguyệt Anh, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phá Lấu trường cấp 3 Gia Định: Số 195/29 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phá lấu hẻm 91 Nguyễn Văn Nghi: Số 91 đường Nguyễn Văn Nghi, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Món súp cua là một món ăn ngon và bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích. Súp cua có hương vị thơm ngon, đậm đà, sánh mịn với thành phần chính là thịt cua, trứng cút, xương gà và hạt bắp. Không chỉ ngon miệng, món ăn này còn giàu dinh dưỡng. Thịt cua chứa nhiều protein, canxi, sắt và các loại vitamin khác nhau có lợi cho xương, răng và hệ miễn dịch. Ngoài ra, súp cua còn có thể kết hợp với các nguyên liệu khác như nấm, rau mùi, tiêu, dầu mè để tăng thêm hương vị và chất dinh dưỡng.

Tham khảo một vài địa chỉ thưởng thức súp cua:

- Súp Cua chợ Thiếc: Số 166 đường Phó Cơ Điều, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Súp cua Hạnh: Số 517 đường Sư Vạn Hạnh, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Súp Cua & Óc Heo 176: Số 176 đường Đặng Văn Ngữ, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Súp Cua Thảo: Số 68/4 đường Hồ Thị Kỷ, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Sủi cảo Sài Gòn là một biến thể của sủi cảo Quảng Đông, Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ lâu đời. Sủi cảo có phần vỏ dày hơn nhưng không kém phần mềm và dai. Nhân sủi cảo thường được làm từ thịt heo băm nhuyễn, tôm to và gồm các loại rau như bắp cải, hẹ, bó xôi… Nước dùng sủi cảo Sài Gòn được ninh từ xương heo hoặc gà, có vị ngọt tự nhiên, đậm đà. Ngoài ra, sủi cảo Sài Gòn còn có thể được chiên giòn hoặc nấu chung với mì để tăng thêm phần đậm đà và lạ miệng.

Nếu bạn là một người yêu thích ẩm thực Trung Hoa hoặc muốn khám phá những món ăn độc đáo của Sài Gòn, bạn không nên bỏ qua món sủi cảo này. Đây là một món ăn không chỉ ngon miệng mà còn chứa nhiều dinh dưỡng và giá trị văn hóa.

Một số địa chỉ thưởng thức sủi cảo ngon:

- Sủi cảo Thiên Nhiên: Số 193 – 195 đường Hà Tôn Quyền, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Mì sủi cảo vòng xoay Lê Đại Hành: Số 84 đường Âu Cơ, phường 9, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Sủi cảo Tân Tòng Lợi: Số 311 đường Võ Văn Tần, phường 5, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Sủi cảo Ngọc Ý: Số 187 đường Hà Tôn Quyền, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Sủi cảo Nguyễn Trãi: Hẻm 409 đường Nguyễn Trãi, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bò né có nguồn gốc từ món bít tết của Pháp nhưng đã được biến tấu theo khẩu vị của người Việt Nam. Thay vì dùng thịt bò toàn miếng, người ta cắt thịt bò thành những lát mỏng và tẩm ướp với các loại gia vị như nước tương, nước mắm, tỏi, hành, tiêu… Thịt bò sau đó được áp chảo trên một cái chảo gang nóng hổi, khiến cho dầu bắn tung tóe và tạo ra tiếng xèo xèo đặc trưng. Đây cũng là lý do món ăn có tên gọi là bò né vì người ăn phải né tránh không bị bắn vào người.

Bò né thường được dùng kèm với các loại nguyên liệu như trứng ốp la, pate gan heo, xúc xích, thịt xông khói, chả cá, phô mai… tùy theo sự sáng tạo và phong phú của từng quán. Ngoài ra, còn có các loại rau sống như xà lách, cà chua, hành tây… để giúp giải nhiệt và giảm ngấy. Đặc biệt không thể thiếu là bánh mì giòn rụm hoặc khoai tây chiên để ăn chung với thịt bò cùng nước sốt. Một số quán còn có thêm các loại nui xào, mì xào để làm đa dạng thực đơn.

Tham khảo một vài địa chỉ thưởng thức bò né:

- Bò né 3 ngon:

Chi nhánh 1: Số 36A đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh 2: Số 2 đường Trần Văn Danh, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bò né Lệ Hồng: Số 489/27/29 đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bò Sinh Đôi: Số 192 đường Phan Xích Long, phường 1, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bún đậu mắm tôm là một món ăn truyền thống của miền Bắc, nhưng cũng đã được yêu thích và phổ biến ở Sài Gòn. Món ăn này gồm có bún tươi, đậu hũ chiên giòn, chả cốm, thịt luộc và rau sống, kèm theo mắm tôm pha chua cay. Bún đậu mắm tôm có hương vị đặc trưng, đậm đà, khiến nhiều người thích thú. Tuy là món ăn của miền Bắc nhưng khi du nhập về đây, bún đậu mắm tôm đã thành công tạo nên điểm nhấn đặc sắc trong nền ẩm thực Sài Gòn.

Tham khảo một vài địa chỉ thưởng thức bún đậu mắm tôm:

- Bún đậu mắm tôm A Chảnh: Số 87 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hẻm Đậu: Số 140e Lý Chính Thắng, phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bún đậu mắm tôm Tiến Hải: Số 409 đường Nguyễn Tri Phương, phường 5, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bún đậu mắm tôm Mạc Văn Khoa: Số 253 đường Phan Huy Ích, phường 12, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bánh tráng trộn là một món ăn vặt đặc trưng của giới trẻ và là cái tên đặc sắc nhất trong ẩm thực đường phố Sài Gòn. Món ăn này có nguồn gốc từ miền Nam nhưng sau đó đã lan rộng khắp cả nước. Bánh tráng trộn có hương vị đa dạng, phong phú, kết hợp giữa vị chua, cay, mặn, ngọt của các loại gia vị và nước sốt.

Nguyên liệu chính để làm bánh tráng trộn là bánh tráng khô được cắt thành sợi vừa ăn. Sau đó, bánh tráng được trộn cùng với nhiều loại nguyên liệu khác nhau tùy theo sở thích và khẩu vị của mỗi người. Một số nguyên liệu phổ biến là xoài xanh thái sợi, trứng cút luộc bóc vỏ, bò khô xé sợi, tôm hoặc tép khô rang vàng, ruốc thịt lợn, quả tắc hoặc quất ép lấy nước, hành lá và rau răm thái nhỏ, đậu phộng rang vàng giã dập… Ngoài ra, còn có thể thêm mực khô, chả cốm, thịt heo quay, gà xé sợi để làm bánh tráng trộn thêm phần hấp dẫn.

Một số địa chỉ bán bánh tráng trộn tại Sài Gòn:

- Bánh Tráng Trộn Chú Viên: Số 38 đường Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bánh Tráng Trộn Long: Số 34 đường Nguyễn Thượng Hiền, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bánh Tráng Trộn Gia Định: Số 66 đường Phan Văn Trị, phường 12, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bánh tráng Bà Bắc: Số 40 đường Số 11, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bánh tráng Dì Hồng: Số 23 đường Số 11, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bánh mì chảo có nguồn gốc từ bánh mì Pháp nhưng đã được biến tấu theo khẩu vị của người Việt, kết hợp với nhiều loại nhân khác nhau như pate, xúc xích, trứng, thịt bò, cá hộp, sườn kho… Món ăn này được chế biến bằng cách áp chảo các nguyên liệu trên với nước xốt cà chua hoặc các loại xốt khác như xốt khoai tây, tiêu đen, xíu mại. Dù được áp chảo với loại nước sốt này thì cũng có thể tạo ra một món ăn nóng hổi, thơm ngon và bổ dưỡng. Bánh mì chảo thường được dùng làm món ăn sáng hoặc ăn vặt và là điểm nhấn độc đáo của nền ẩm thực Sài Gòn.

Một số địa chỉ bán bánh mì chảo:

- Bánh mì chảo Bami Cô Bống: Số 443/19A đường Lê Văn Sỹ, phường 12, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bánh mì chảo 176: Số 189 đường Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bánh mì chảo Xuân Lạc: Số 172 đường Hoà Hưng, phường 13, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nền văn hóa ẩm thực đường phố Sài Gòn vẫn còn vô vàn món ăn hấp dẫn, đa dạng và phong phú mà bạn chắc chắn sẽ muốn thưởng thức ít nhất một lần. Vì thế, nếu đã đặt chân đến thành phố xinh đẹp này, bạn đừng ngần ngại dành tặng cho mình một khoảng thời gian tuyệt vời khám phá ẩm thực Sài Gòn nhé. MIA.vn tin chắc rằng mỗi một món ăn tại đây đều sẽ để lại dấu ấn độc đáo và giúp chuyến hành trình ở Sài Gòn của bạn thêm đáng nhớ.