Đánh giá chỉ số bishop để làm gì

Chỉ số Bishop là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào trong sản khoa? Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé!

Chỉ số Bishop là gì?

Bishop là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong sản khoa để đánh giá mức độ sẵn sàng của cổ tử cung giúp các bác sĩ kích thích chuyển dạ của sản phụ. Chỉ số Bishop hay điểm số tử cung là một hệ thống tính điểm số giám sát cổ tử cung trước khi dao động để hỗ trợ trong việc dự đoán chuyển dạ và sử dụng để đánh giá khả năng sinh non tự phát của mỗi thai phụ.

Đánh giá chỉ số bishop để làm gì
Chỉ số Bishop là gì?

Trong khoảng thời gian vài tuần cuối trước thời điểm chuyển dạ, cổ tử cung của mẹ bắt đầu mềm, mỏng dần và mở rộng hơn. Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành dựa vào các chỉ số Bishop giúp đánh giá chính xác hơn về thời điểm chuyển dạ của thai phụ, giúp các mẹ có thể chủ động trong việc chào đón của bé.

\>>>>Tham khảo thêm: Chỉ số WBC là gì? Chỉ số WBC cao có nguy hiểm không?

Những tiêu chí để đánh giá chỉ số Bishop

Chỉ số Bishop trong sản khoa sẽ được đánh giá dựa theo các tiêu chí sau đây:

  • Độ mở của cổ tử cung (Tính theo centimet).
  • Mật độ của cổ tử cung.
  • Độ lọt của thai nhi.
  • Độ xóa của cổ tử cung (%).
  • Hướng của cổ tử cung.

Nếu như chỉ số Bishop > 6 điểm thì sản phụ có nguy cơ bị đẻ non cao, lúc này các mẹ phải thật sự cẩn thận và thường xuyên đi kiểm tra theo dõi. Còn nếu chỉ số Bishop > 9 điểm thì sản phụ sẽ chuyển dạ.

Lưu ý là khi xét nghiệm chỉ số bishop chúng ta sẽ cộng 1 điểm cho các trường hợp là con dạ và trừ 1 điểm cho các trường hợp là con so. Chúng ta có thể đo độ dài cổ tử cung bằng cách siêu âm qua đường tầng sinh môn như sau: Các bác sĩ sẽ đặt đầu dò siêu âm giữa hai môi lớn, quan sát cổ tử cung ở vị trí lỗ trong và lỗ ngoài, đo chiều dài ống cổ tử cung.

Ý nghĩa chỉ số Bishop

Chỉ số Bishop thu được là một dãy từ 0 – 13 điểm được đưa ra nhằm đánh giá tình trạng của cổ tử cung. Ý nghĩa của mỗi chỉ số trong sản khoa như sau:

  • Nếu chỉ số Bishop > 6 đồng nghĩa với việc cổ tử cung của mẹ đã sẵn sàng để chuyển dạ sinh em bé. Còn chỉ số < 6 cổ tử cung của mẹ chưa sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ.
  • Nếu tổng số điểm là 10 điểm, thì dự đoán mẹ bầu sẽ chuyển dạ trong vòng 2 – 3 giờ tới.
  • Nếu tổng số điểm từ 7 – 9 điểm, dự đoán mẹ bầu sẽ chuyển dạ trong vòng 8 giờ tới.
  • Nếu tổng số điểm từ 5 – 6 điểm mẹ bầu cần theo dõi thêm bởi chưa hẳn có thể hạ sinh, sinh khó.
  • Nếu tổng số điểm của chỉ số Bishop < 5 điểm, mẹ bầu cần được sử dụng thêm phương pháp hỗ trợ để hỗ trợ tử cung để chuyển dạ.

Đánh giá chỉ số bishop để làm gì
Ý nghĩa chỉ số Bishop trong sản khoa?

Tuy nhiên với các trường hợp khẩn cấp dù điểm chỉ số Bishop chưa đủ để mẹ chuyển dạ sinh em bé các bác sĩ vẫn sẽ tiến hành sử dụng thuốc làm mềm cổ tử để giúp hỗ trợ tử cung mở rộng, tạo các cơn co thắt tử cung để tiến hành sinh bé khẩn cấp.

Nếu tử cung, cổ tử cung không thể mở rộng để hạ sinh bé hay do điều kiện đề kháng, sức khỏe của mẹ không tương thích để sử dụng thuốc làm mềm tử cung thì lúc này các bác sĩ sẽ cân nhắc việc tiến hành phẫu thuật để sinh mổ cho mẹ.

Trong thời gian sắp chuyển dạ các mẹ không nên suy nghĩ nhiều, nên ăn uống đủ dưỡng chất và nghỉ ngơi hợp lý để chuẩn bị tốt về thể lực giúp cho việc chuyển dạ sinh em bé một cách thuận lợi nhất.

Hy vọng với những thông tin có thể giúp các bạn hiểu hơn về chỉ số Bishop trong sản khoa. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về chỉ số này các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Chỉ số Bishop là yếu tố cần thiết trong sản khoa, có tác dụng đánh giá cơ thể sản phụ trong quá trình chuyển dạ và ngả âm đạo. Nếu bạn chưa biết chỉ số Bishop là gì và được tính như thế nào, hãy cùng Viện thẩm mỹ DIVA điểm qua chi tiết dưới đây để nhận được hỗ trợ tốt nhất.

Mục Lục Bài Viết

1. Chỉ số Bishop trong sản khoa là gì?

Chỉ số Bishop sản khoa là một trong những yếu tố luôn được quan tâm trong quá trình chuyển dạ sinh em bé của thai phụ. Chỉ số này góp phần đánh giá mức độ sẵn sàng của cổ tử cung trong việc co bóp và thúc đẩy em bé ra ngoài. Hiểu đơn giản hơn thì bảng chỉ số Bishop trong sản khoa là cơ sở để đánh giá về khả năng ngả âm đạo. Nếu chỉ số này càng cao thì tỷ lệ sinh em bé càng dễ dàng hơn.

Bishop được đặt theo tên của người sáng lập đã phát triển chi tiết về chỉ số này để dự đoán được quá trình chuyển dạ và sinh em bé. Đây là dấu hiệu cho biết cơ thể của mẹ đã sẵn sàng cho việc sinh em bé hay chưa.

Chỉ số Bishop cho thấy nhiều vấn đề trong sản khoa như chiều dài, đường kính, vị trí cổ tử cung. Đồng thời, chỉ số này thể hiện vị trí của thai nhi để chuẩn bị chào đón em bé ra đời.

Đánh giá chỉ số bishop để làm gì
Chỉ số Bishop sản khoa dùng để đánh giá sự thuận lợi của thai phụ khi sinh em bé

2. Chỉ số Bishop được tính như thế nào?

Cách tính chỉ số bishop trong sản khoa như thế nào sẽ được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Nếu bạn chưa biết bảng tính chỉ số bishop, hãy cùng thẩm mỹ viện DIVA điểm qua chi tiết ngay dưới đây để có thêm cho mình những thông tin cần biết.

2.1. Độ mở của cổ tử cung như thế nào?

Trong chỉ số Bishop giúp bạn thấy được độ mở của cổ tử cung như thế nào. Để xác định chỉ số bishop trong thăm dò thai kỳ, chuyên gia sẽ đưa hai ngón tay vào âm đạo để đánh giá cổ tử cung của người mẹ đã mở được bao nhiêu phân. Quá trình kiểm tra cần được đeo găng tay phẫu thuật nên bạn mẹ bầu hãy an tâm tránh bị nhiễm khuẩn.

Thông thường, kiểm tra độ mở cổ tử cung sẽ được thực hiện trong vòng vài tuần trước ngày dự sinh. Dựa vào độ mở cổ tử cung để bác sĩ xác định được ngày dự sinh chính xác nhất.

Chỉ số Bishop trong đo độ mở của cổ tử cung thường được chấm trên thang điểm 0 – 3. Do đó, chỉ cần nhìn vào số điểm, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng của sản phụ.

Đánh giá chỉ số bishop để làm gì
Bishop giúp bạn thấy được độ mở của cổ tử cung

2.2. Ý nghĩa chỉ số Bishop trong xía cổ tử cung

Độ xóa cổ tử cung cũng được đo và thể hiện trong bảng chỉ số Bishop. Cổ tử cung sẽ càng mỏng và ngắn đi khi phụ nữ chuẩn bị sinh con. Chiều dài của cổ tử cung lúc này khoảng 3,5cm và dựa vào chỉ số này để bác sĩ tiến hành tính toán độ xóa cổ tử cung là bao nhiêu %. Nếu độ xóa cổ tử cung 0% nghĩa là chiều dài cổ tử cung chưa thay đổi và giảm 100% nghĩa là cổ tử cung đã giản ra rất mỏng để chuẩn bị cho quá trình sinh con.

2.3. Chỉ số Bishop giúp đo độ lọt của ngôi thai

Đo độ lọt của ngôi thai mô tả được vị trí của đầu thai nhi so với mặt phẳng theo xương chậu của bạn. Nếu đầu của em bé rơi vào ống sinh và hạ xuống càng thấp thì thời gian sinh em bé sẽ càng nhanh chóng. Để đo độ lọt của ngôi thai cũng dựa vào thang điểm từ 0 – 3.

Đánh giá chỉ số bishop để làm gì
Chỉ số Bishop giúp đo độ lọt của ngôi thai

2.4. Chỉ số Bishop thể hiện cho mật độ của cổ tử cung

Khi khám trong bác sĩ sẽ xác định được độ cứng của cộ tử cung. Nếu cổ tử cung càng mềm thì quá trình sinh em bé càng nhanh và thời gian chuyển dạ đến gần. Ngược lại, cổ tử cung càng cứng thì thời gian sinh em bé đang còn xách xa.

Để xác định mật độ của cổ tử cung, bác sĩ đã dùng thang điểm 2 để đánh giá. Bạn có thể dựa vào bảng đánh giá để phần nào xác định được thời gian sinh của mình thế nào.

2.5. Chỉ số Bishop thể hiện vị trí cổ tử cung trong âm đạo của sản phụ

Trong quá trình khám trong, bác sĩ sẽ đo được vị trí của cổ tử cung trong âm đạo như thế nào. Nếu cổ tử cung đã hạ thấp thì cơ thể lúc này đang dần chuẩn bị cho quá trình đẩy thai nhi ra ngoài. Để đánh giá chỉ số vị trí cổ tử cung trong âm đạo của sản phụ, bạn có thể dùng thang điểm 0 – 2.

Đánh giá chỉ số bishop để làm gì
Chỉ số Bishop thể hiện vị trí cổ tử cung trong âm đạo của sản phụ

3. Cách đánh giá kết quả dựa vào chỉ số Bishop trong sản khoa

Dựa vào chỉ số Bishop trong sản khoa, bạn có thể đánh giá quá trình sinh em bé của thai phụ như thế nào. Nếu số điểm thu được càng cao đồng nghĩa với việc thai phụ có thể dễ dàng sinh em bé hơn.

  • Nếu chỉ số Bishop từ 8 điểm trở lên thì mẹ có thể chuyển dạ và sinh thường tự nhiên.
  • Nếu kết quả đạt 6 – 7 điểm thì có thể áp dụng kích thích chuyển dạ sinh thường.
  • Nếu kết quả từ dưới 5 điểm thì thai phụ không nen sinh thường mà nên ưu tiên phương pháp mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Đánh giá chỉ số bishop để làm gì
Kết quả dựa vào chỉ số Bishop trong sản khoa

Chỉ số Bishop là gì và cách tính thế nào đã được Viện thẩm mỹ DIVA giải đáp chi tiết trên đây. Bạn dựa vào kết quả Bishop đã có thể đánh giá được phương pháp mình có thể lựa chọn để sinh thường hay sinh mổ nhằm đảm bảo tối đa an toàn cho mẹ và thai nhi.

Đánh giá chỉ số Bishop khi nào?

Chỉ số Bishop sẽ được kiểm tra thường xuyên khi mẹ bầu cận ngày dự kiến sinh. Mục đích chính của thang điểm này là để bác sĩ đánh giá được mức độ sẵn sàng của cổ tử cung cho quá trình chuyển dạ hay chưa, từ đó sẽ đưa ra chỉ định sinh thường hay sinh mổ, giúp mẹ bầu và thai nhi thành công vượt cạn.

Chỉ số Bishop dùng để làm gì?

Mục đích chính của chỉ số Bishop là để ước tính khả năng kích thích dẫn đến sinh ngả âm đạo. Như vậy, các sản phụ cần thăm khám thai đầy đủ, nhất là khi gần tới ngày dự sinh, nhằm chuẩn bị cho con một quá trình chào đời an toàn và thuận lợi.

Tách ơi bao lâu thì đau bụng?

Lóc ối hiệu quả Khoảng 24% trường hợp thành công, quá trình chuyển dạ sẽ bắt đầu trong vòng 48 tiếng. Đa số bà bầu sinh bé trong vòng 1 tuần sau khi được lóc ối. Nếu quá trình chuyển dạ không xuất hiện sau 36 tiếng, bác sĩ có thể phải tiến hành lóc ối lần 2. Một số bác sĩ thực hiện lóc ối ở lần khám thai lúc 38 tuần.

Tiêm thuốc kích sinh sau bao lâu thì sinh?

Thuốc giúp chuyển dạ Pitocin (oxytocin) có thể giúp bắt đầu các cơn co thắt. Bác sĩ sẽ bắt đầu với một liều nhỏ và tăng dần cho đến khi các cơn co thắt đủ mạnh và liên tục để bé chào đời. Một số phụ nữ sẽ chuyển dạ và sinh trong vòng vài giờ sau khi giục sinh. Một số khác mất khoảng 1 – 2 ngày mới bắt đầu chuyển dạ.