Đạt bsci thang điểm b khi nào tái đánh giá năm 2024

“Báo cáo BSCI (BSCI report) là gì?” là câu hỏi được nhiều Tổ chức, Doanh nghiệp quan tâm khi quyết định tiến hành áp dụng và đánh giá chứng nhận Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội BSCI (Business Social Compliance Initiative)


Đạt bsci thang điểm b khi nào tái đánh giá năm 2024


GIỚI THIỆU VỀ BSCI

BSCI là hệ thống giám sát xã hội của Châu Âu nhằm tìm nguồn cung ứng có đạo đức do Hiệp hội Ngoại thương (FTA) có trụ sở tại Brussels khởi xướng. BSCI là một sáng kiến ​​định hướng kinh doanh cho các công ty cam kết cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. BSCI hợp nhất ý kiến của hàng trăm công ty thành một Quy tắc Ứng xử chung và hỗ trợ họ trong nỗ lực xây dựng một chuỗi cung ứng có đạo đức bằng cách cung cấp cho một hệ thống định hướng phát triển từng bước, áp dụng cho tất cả các lĩnh vực và tất cả các quốc gia tìm nguồn cung ứng.

→ Xem thêm Bộ quy tắc ứng xử BSCI mới nhất


BSCI REPORT LÀ GÌ?

“BSCI report” dịch sang tiếng Việt là “Báo cáo BSCI”. BSCI report là kết quả đầu ra của hoạt động đánh giá BSCI. Báo cáo BSCI do tổ chức thực hiện đánh giá BSCI cấp. Báo cáo đánh giá BSCI có giá trị tương đương với chứng chỉ và giấy chứng nhận của các tiêu chuẩn chứng nhận và được thừa nhận toàn cầu.


VAI TRÒ CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ BSCI

  • Chỉ ra những điểm chưa tuân thủ
  • Là cơ sở để Doanh nghiệp thực hiện các biện pháp để cải thiện việc thực hiện trách nhiệm xã hội
  • Phân tích việc thực hiện trách nhiệm xã hội hiện tại của công ty
  • Phản ánh mức độ hoàn thành các yêu cầu BSCI
  • Chứng minh việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với các công ty bán lẻ có liên quan hoặc các khách hàng tiềm năng khác.

CÓ BAO NHIÊU LOẠI BÁO CÁO BSCI?

Báo cáo BSCI chia thành 5 loại căn cứ vào mức độ tuân thủ tiêu chuẩn:

  1. Loại A – Xuất sắc (Có giá trị trong 2 năm)
  2. Tương đương với mức độ hoàn thành từ 86 – 100%
  3. Có ít nhất 7 nội dung thực hiện đạt cấp độ A
  4. Không có nội dung nào ở cấp độ C, D, E
  5. Không cần phải thực hiện đánh giá theo dõi
  6. Loại B – Đạt (Có giá trị trong 2 năm)
  7. Tương đương với mức độ hoàn thành từ 71 – 85%
  8. Nội dung thực hiện ở cấp độ C nhiều nhất là 3
  9. Không có nội dung nào ở cấp độ D, E
  10. Không cần phải thực hiện đánh giá theo dõi
  11. Loại C – Có thể chấp nhận (Có giá trị trong 1 năm)
  12. Tương đương với mức độ hoàn thành từ 51 – 70%
  13. Nội dung thực hiện ở cấp độ D nhiều nhất là 2
  14. Không có nội dung nào ở cấp độ E
  15. Doanh nghiệp phải triển khai Kế hoạch sửa đổi, khắc phục những điểm chưa tuân thủ trong vòng 60 ngày sau khi hoàn tất đánh giá chính thức Cần tiến hành một cuộc đánh giá tiếp theo trong vòng 12 tháng sau lần đánh giá gần nhất để xác nhận lại sự tuân thủ

Tiêu chuẩn BSCI (Business Social Compliance Initiative) là bộ quy tắc dùng để đánh giá và tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh. BSCI được Hiệp hội Ngoại thương (FTA) thiết lập nhằm tạo ra các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Châu Âu.

Trong nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng phát triển hiện nay, mọi doanh nghiệp đều muốn trở thành một nhà cung cấp đáng tin cậy và mong muốn tìm được đối tác với mục tiêu tương tự. Tuy nhiên, để biết doanh nghiệp có phải một nhà cung cấp đáng tin hay không thì cần một nguồn đối chiếu. BSCI chính là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ đáng tin cậy của doanh nghiệp về khía cạnh trách nhiệm xã hội.

Ở Việt Nam, dù Tiêu chuẩn BSCI còn tương đối mới, nhưng trong xu thế hội nhập, việc sớm áp dụng BSCI là rất cần thiết. Áp dụng Tiêu chuẩn BSCI giúp phát triển lành mạnh các mối quan hệ lao động sẽ góp phần quan trọng vào tăng năng suất chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh và sự thành công của doanh nghiệp.

Áp dụng Tiêu chuẩn BSCI, các nhà cung ứng xuất khẩu Việt nam sẽ cải thiện lâu dài các tiêu chuẩn xã hội, qua đó thay đổi tốt hơn điều kiện làm việc cho người lao động, quan hệ lao động, kết quả kinh doanh và chất lượng xã hội của sản phẩm.

Việc áp dụng BSCI nhìn chung đáp ứng theo các chuẩn mực áp dụng và đánh giá được dựa trên: Các công ước ILO; Luật lao động, luật môi trường và an toàn vệ sinh lao động tại nước sở tại của nhà sản xuất. Nếu luật của nước sở tại thấp hơn của ILO và yêu câu riêng của nhà bán lẻ và luật của thị trường nơi sản phẩm được bán vào thì phải áp dụng theo yêu cầu pháp luật của thị trường nơi bán sản phẩm và một số yêu cầu cao hơn luật do nhà sở hữu thương hiệu hoặc nhà bán lẻ quy định.

Hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng thực hiện bộ Quy tắc ứng xử BSCI, bất kể địa điểm, quy mô, loại hình kinh doanh và lĩnh vực hoạt động. Bất kỳ doanh nghiệp nào có mục tiêu phát triển hệ thống quản lý về trách nhiệm xã hội, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và bảo vệ môi trường thì đều có thể tự nguyện áp dụng BSCI.

Công ty cổ phần Gỗ Đức Thành có trụ sở chính tại TP.HCM là một trong những doanh nghiệp tiên phong áp dụng Tiêu chuẩn BSCI. Theo đó, doanh nghiệp này đã nỗ lực không ngừng và được Tổ chức Bureau Veritas (là một công ty chuyên về thử nghiệm, kiểm tra và chứng nhận được thành lập vào năm 1828) đến công ty đánh giá nhà máy theo tiêu chuẩn của BSCI. Kết quả đánh giá vào năm 2019 Đức Thành đạt mức C trong 5 mức ( A, B, C, D, E ) tức là đạt 3/5 mức tiêu chuẩn. Vào năm 2020 đã thăng hạng từ mức C lên mức A, đây là mức cao nhất trong 5 mức của BSCI ( A, B, C, D, E ) tức là đạt 5/5 mức tiêu chuẩn.

Để đạt được kết quả này là sự nổ lực của Ban Điều hành cùng tập thể cán bộ, công nhân viên toàn Công ty, điều này càng chứng tỏ Công ty Đức Thành luôn cam kết thực hiện hệ thống BSCI hoạt động trên các nguyên tắc phù hợp với luật pháp Việt Nam và công ước Quốc tế. Việc này cũng cho thấy ngoài mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thành kế hoạch sản xuất, Công ty Đức Thành còn hướng đến mục tiêu khác trong đó có nội dung cải thiện tốt nhất điều kiện làm việc, chăm lo cho sức khỏe cho người lao động, tạo môi trường làm việc tốt và an toàn.

Hay như một trường hợp khác là Công ty cổ phần gỗ BKG – đơn vị thành viên, trực thuộc hệ thống BKG Việt Nam. Ngày 25/11/2020, Công ty cổ phần gỗ BKG – đơn vị thành viên, trực thuộc hệ thống BKG Việt Nam chính thức đạt Chứng nhận BSCI trong kinh doanh. Khi ký kết tuân thủ theo Bộ Quy tắc Ứng Xử BSCI nghĩa là trong phạm vi ảnh hưởng của mình BKG Việt Nam cam kết thừa nhận các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường qui định trong Bộ Quy tắc Ứng xử này và đảm bảo trong các chính sách của mình sẽ có các biện pháp phù hợp để triển khai thực hiện và tuân thủ.

Ngoài ra, các đối tác cung ứng phải đảm bảo Bộ Quy tắc Ứng xử này cũng sẽ được tuân thủ bởi các nhà thầu phụ của mình có tham gia trong các quy trình sản xuất từ các giai đoạn bắt đầu cho đến khi sản phẩm được hoàn thành. Theo đại diện lãnh đạo BKG, đạt tiêu chuẩn qua kỳ đánh giá Amfori BSCI sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội để BKG Việt Nam quảng bá, và đưa những sản phẩm của mình vươn tầm quốc tế.

Theo nhiều chuyên gia, hiện nay có nhiều thị trường nước ngoài có yêu cầu nhà cung cấp tuân thủ nguyên tắc Trách nhiệm xã hội. Những doanh nghiệp muốn phát triển tại thị trường như vậy có thể áp dụng BSCI.