Giáo An tổ chức trò chơi kéo co

Giáo An tổ chức trò chơi kéo co

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:

- Chơi trò chơi kéo co và vận dụng trò chơi kéo co trong giờ nghỉ, trong các hoạt động tập thể.

- Biết yêu thích các trò chơi dân gian

II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG

Tổ chức theo lớp

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Tuyển tập các trò chơi dân gian, các báo, sách, mạng Internet về trò chơi dân gian.

-Các dụng cụ phục vụ trò chơi

- Tranh 15 SGK

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Bài: Trò chơi kéo co", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

CHU THỊ SOA- TRƯỜNG TH THỊ TRẤN YÊN THÀNH NGHỆ AN KHỐI 4 TUẦN 22 HOẠT ĐỘNG NGLL TRÒ CHƠI KÉO CO I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: - Chơi trò chơi kéo co và vận dụng trò chơi kéo co trong giờ nghỉ, trong các hoạt động tập thể. - Biết yêu thích các trò chơi dân gian II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo lớp III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Tuyển tập các trò chơi dân gian, các báo, sách, mạng Internet về trò chơi dân gian. -Các dụng cụ phục vụ trò chơi - Tranh 15 SGK IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động1: Chuẩn bị Yêu cầu HS: - Chuẩn bị dây thừng to, chắc chắn - Một dây vải đỏ Hoạt động2: Tiến hành chơi GV hướng dẫn cách chơi: - Chia thành 4 đội: 2 đội nam. 1 đội nữ - Cách chơi: + Hai bên nắm chặt dây, chân choãi ra + Nghe phát lệnh 2 bên cùng kéo + Các bạn cổ vũ cho các đội - Quy định số lượt chơi: 3 lượt Tiến hành chơi Hoạt động3: Nhận xét, đánh giá - Công bố kết quả - GV đánh giá kết quả và nhận xét tiết học - Dặn dò tiết sau HS lắng nghe và thực hiện: + Cử 1 HS quản trò HS lắng nghe Chọn cử người tham gia chơi HS lắng nghe Thực hành chơi Quản trò công bố kết quả 1 HS nhắc lại ND tiết học Chuẩn bị tiết sau HOẠT ĐỘNG NGLL Chñ ®Ò th¸ng 2 Em yªu Tæ quèc ViÖt Nam TUẦN 23 mêi b¹n vÒ th¨m quª t«i I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS trình bày được: - Những hiểu biết của mình về các danh lam thắng cảnh, về phong tục tập quán, về truyền thống văn hóa của quê hương mình. - Rèn luyện đức tính tự tin, mạnh dạn khi trình bày một vấn đề trước tập thể. - Giáo dục các em lòng yêu quê hương, đất nước; tự hào về những truyền thống vẻ vang của quê hương. II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo lớp III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, sách báo, truyện kể, các bài thơ, ca dao, tục ngữ,... ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương; - Chuông báo giờ IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động1: Chuẩn bị GV phổ biến - Nội dung: Giới thiệu vẻ đẹp, truyền thống... - Hình thức: Thi hùng biện - Văn nghệ: Cá nhân - Giải thưởng: Giải cá nhân và tập thể Hoạt động2: Tổ chức cuộc thi GV yêu cầu: - Chương trình văn nghệ -Tuyên bố lí do, đại biểu - Giới thiệu ND, chương trình - Bầu Ban giám khảo - Cử người dẫn chương trình Hoạt động3: Nhận xét, đánh giá, trao giải thưởng Yêu cầu Ban giám khảo công bố kết quả và giải thưởng - Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau HS lắng nghe - Thành lập Ban tổ chức - Phân công trách nhiệm cho từng người HS lắng nghe và thực hiện: - Các tổ bốc thăm - Ban giảm khảo công bố điểm sau mỗi tiết mục, nôi dung - Giữa các phần thi có xen kẽ trò chơi HS lắng nghe 1 HS lên phát biểu ý kiến Chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • Giáo An tổ chức trò chơi kéo co
    HOAT DONG NGLL LOP T22.doc

1.Hoạt động 1: Gây hứng thú

 Đoán xem! Đoán xem! 

- Các con đoán xem cô đọc câu đố về xe gì?

                Xe gì hai bánh 

                Chạy bon bon

                Chuông kêu kính coong

                Đứng yên thì đổ 

- 4,5T: Đố biết xe gì? 

- 4, 5T: Xe đạp là phương tiện giao thông đường gì ?

- Chúng mình cùng chơi trò chơi với cô nhé.

2. Hoạt động 2 : Trò chơi

* Kéo co

- Cô giới thiệu tên trò chơi,luật chơi, cách chơi

- Chia trẻ làm 2 đội

- Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần

- Cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ chơi

- Nhận xét sau khi chơi

* Trò chơi : Đàn ong

- Cô giới thiệu tên trò chơi

- Hỏi trẻ luật chơi, cách chơi

- Cô nhắc cùng trẻ luật chơi, cách chơi

- Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần

- Bao quát động viên, khuyến khích trẻ chơi

- 4,5T : Hỏi lại tên trò chơi

- Nhận xét sau khi chơi

3. Hoạt động 3:  Chơi tự do: Phấn, khối hình.

- Cô cho trẻ chơi với phấn, khối hình, trẻ chơi cô bao quát trẻ.

-  Xe đạp

- Đường bộ ạ

- Trẻ chú ý

- Trẻ chơi

- Trẻ chú ý

- Trẻ trả lời

- Trẻ chơi với phấn,khối hình.

Giáo An tổ chức trò chơi kéo co

1. Dụng cụ để chơi trò chơi kéo co:

– Một sợi dây thừng dài khoảng 7m, dùng một dây vải màu đỏ buộc ở giữa dây thừng làm ranh giới giữa 2 đội để dễ phân biệt thắng thua.

– Vẽ 1 đường chỉ vạch làm ranh giới thua cuộc của cả 2 đội.

2. Luật chơi trò chơi kéo co: 

- Khi trọng tài hô bắt đầu và có tiếng trống vang lên, cả 2 đội sẽ cố gắng kéo sợi dây thừng về bên phía mình.

- Bên nào bị kéo về vạch ranh giới trước sẽ bị thua.

3. Hướng dẫn chơi trò chơi kéo co:

– Chia các thành viên tham gia thành 2 đội, mỗi đội có số thành viên bằng nhau, tương đương ngang sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi đội thường chọn thành viên có sức khỏe tốt để đứng ở vị trí đầu tiên (tùy theo chiến thuật của mỗi đội chơi), mỗi thành viên tham gia kéo co nắm chặt sợi dây thừng của bên mình lại. Khi có tín hiệu của ban tổ chức thì các thành viên tham gia tiến hành kéo sao cho dây thừng về phía bên mình. Nếu đội nào dẫm vạch trước thì đồng nghĩ với việc là đội đó thua cuộc.

4. Một số lưu ý và mẹo khi chơi trò chơi kéo co:

– Cả đội chơi có thể đứng so le hoặc cùng đứng về một bên. Tuy nhiên nếu có nhiều người khỏe, trụ cột của đội thì nên đứng về một bên để tập trung lực.

– Chọn người đầu tiên có sức khỏe và bàn tay to để bám chắc dây, định vị cho cả đội trong quá trình thi đấu.

– Người cuối cùng cũng đòi hỏi sức khỏe đồng thời phải rất linh hoạt để luôn điều chỉnh dây phía đội mình được thẳng, có như vậy mới tập trung lực tốt hơn.

– Trong quá trình thi đấu càng nắm chắc dây càng đỡ bị sước da bàn tay, vì vậy cần chú ý tránh để dây trượt đi trượt lại trên lòng bàn tay.

Giáo An tổ chức trò chơi kéo co

Kéo co một trong những trò chơi dân gian vẫn luôn được gìn giữ và phát huy cho đến tận bây giờ. Không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa riêng, trò chơi kéo co còn thể hiện sức mạnh của tập thể, sự đoàn kết đồng lòng của người chơi.

Kéo co thường được tổ chức trong các hội thi, các dịp lễ hội. Đây là trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự kiên trì và khả năng phối hợp đồng đội. Cách chơi kéo co như thế nào? Tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

1. Giới thiệu về trò chơi kéo co

Để có thể tham gia trò chơi kéo co người chơi cần có một thể lực tốt, sự dẻo dai và kiên trì. Trò chơi kéo co trẻ mầm non thường chơi theo đội, mỗi đội từ 5 – 7 người tham gia. Kéo co và trò chơi vận động nên thường được tổ chức ở nơi rộng rãi, bằng phẳng và sạch sẽ.

Trước khi vào cuộc chơi cần chuẩn bị một số dụng cụ như: một đoạn dây đay, dây thừng dài và mềm, tùy theo điều kiện và tập tục từng nơi sẽ chuẩn bị dụng cụ khác nhau, có nơi sử dụng cây tre nhỏ, dài và thẳng có nơi không cần dụng cụ mà hai đội chơi kéo trực tiếp bằng tay không.

Kẻ một vạch để làm ranh giới giữa hai đội chơi và ở giữa đoạn dây cũng buộc 1 mảnh vải màu để đánh dấu làm mốc phân thắng thua giữa hai đội.

Chia số người chơi thành 2 đội bằng số lượng và cân sức nhau, đứng đối mặt nhau ở hai bên vạch theo hàng dọc, người chơi trong đội nên đứng so le nhau chân trước và chân sau luôn trụ vững, tay cầm vào dây, thông thường người có sức khỏe tốt nhất sẽ đứng đầu hàng.

Trọng tài sẽ là người đứng giữa vạch để ra hiệu lệnh và quan sát hai đội chơi. Trong các cuộc thi chuyên nghiệp ở mỗi đội sẽ có huấn luyện viên theo sát để hướng dẫn và bắt nhịp cho đội của mình.

Giáo An tổ chức trò chơi kéo co

2. Những ai phù hợp trò chơi kéo co?

Kéo co là môn thể thao dành cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Trẻ con sẽ thi kéo co với trẻ con, người lớn thi kéo co với người lớn… để tạo sự cân bằng.

3. Số lượng người chơi kéo co là bao nhiêu?

Số lượng người chơi không giới hạn, ít nhất là 2 người chơi, chia đều cho hai đội, càng đông càng vui. Nên có một người điều khiển, làm trọng tài để đảm bảo công bằng và giải quyết mâu thuẫn.

4. Nên chơi kéo co ở đâu?

Vì số lượng người chơi lớn và ồn ào nên cần không gian lớn, đủ không gian cho người chơi và người cổ vũ.

Giáo An tổ chức trò chơi kéo co

5. Hướng dẫn cách chơi trò kéo co

Chuẩn bị:

Có thể chia thành các nhóm chơi, mỗi nhóm có số lượng người bằng nhau và tương đối đồng đều về thể lực. Trẻ có thể không đi giày dép khi chơi. Một người điều khiển bằng còi. Diện tích chỗ chơi đòi hỏi rộng rãi, bằng phẳng, sạch sẽ.

Vạch một vạch làm ranh giới giữa 2 đội hoặc giữa 2 trẻ.

Có một sợi dây thừng chắc chắn, tùy số lượng người chơi mà độ dài của sợi dây sẽ khác nhau.

Quy luật trò chơi kéo co:

Khi có lệnh mới được kéo (thường là tiếng còi hoặc hô “bắt đầu” của trọng tài).

Đội nào bị kéo ra khỏi vạch ranh giới giữa 2 đội là bên đó thua cuộc.

Cách chơi kéo co như thế nào?:

Chơi tập thể (dùng dây thừng để kéo)

Mỗi đội đứng một bên đối diện với nhau qua vạch ranh giới, chọn một trẻ khỏe nhất đứng đầu hàng, các trẻ đứng sau cùng nắm tay vào dây để kéo, chân đứng ở tư thế chân trước – chân sau chắc chắn. Hai đội đứng thành hàng dọc.

Giáo An tổ chức trò chơi kéo co

Khi có hiệu lệnh của người điều khiển thì 2 đội bắt đầu dùng sức kéo, đội nào kéo được đối phương qua khỏi vạch ranh giới là đội đó thắng. Toàn đội phải biết hợp lực lại để có được sức mạnh tổng hợp. Trong quá trình kéo, toàn đội vừa kéo vừa đồng thanh hô thật to “hò dô ta nào, gò dô ta nào” hoặc “cố lên” để cả đội cùng có động lực chiến thắng.

6. Chơi kéo co có lợi ích gì?

Rèn khả năng chịu đựng, kiên trì giữ vững đội hình.

Rèn luyện thể lực, sức khỏe cho trẻ

Tăng thêm tính tập thể và thi đua của trẻ.

Giáo An tổ chức trò chơi kéo co

7. Những điều cần chú ý khi chơi trò kéo co

Để đảm bảo an toàn và công bằng khi chơi, cần chú ý những điều sau:

Hai đội phải chia cân sức, số lượng người bằng nhau.

Nên có trọng tài đủ uy tín để đảm bảo công bằng và giải quyết tranh chấp (bố mẹ, anh chị lớn, thầy cô giáo).

Nếu trẻ không đi giày dép thì cần đảm bảo mặt phẳng không có vật gì có thể gây tổn thương bàn chân.

Đây là trò chơi phối hợp đồng đội, nâng cao tinh thần tập thể rất tốt. Các thầy cô giáo mầm non nên áp dụng trong các giờ tập thể dục hoặc tổ chức hội thi kéo co trong các ngày kỷ niệm