Hiện tượng bọt khí nổi từ đáy lên mặt thoáng khí nấu nước là

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 6
  • Đề Kiểm Tra Vật Lí Lớp 6
  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 6
  • Giải Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 6
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 6
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 6

Giải Bài Tập Vật Lí 6 – Bài 29: Sự sôi [tiếp theo] giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài C1 [trang 87 SGK Vật Lý 6]: Ở nhiệt độ nào bắt đầu thấy xuất hiện các bọt khí ở đáy bình?

Lời giải:

Tuỳ thuộc nhiệt kế dùng trong thí nghiệm, nhiệt kế ở nhà trường có thể không chính xác lắm.

Với thí nghiệm đã làm ở bài 28, bắt đầu thấy các bọt khí ở đáy bình từ nhiệt độ 44oC.

Bài C2 [trang 87 SGK Vật Lý 6]: Ở nhiệt độ nào bắt đầu thấy các bọt khí tách khỏi đáy bình và đi lên mặt nước?

Lời giải:

Các bọt khí tách khỏi đáy bình và đi lên mặt nước bắt đầu từ nhiệt độ 76oC.

Bài C3 [trang 87 SGK Vật Lý 6]: Ở nhiệt độ nào xảy ra hiện tượng các bọt khí nổi lên mặt nước, vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều [nước sôi]?

Lời giải:

Bắt đầu từ nhiệt độ 99oC, xảy ra hiện tượng các bọt khí nổi lên tới mặt nước, vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều.

Bài C4 [trang 87 SGK Vật Lý 6]: Trong khi nước đang sôi, nhiệt độ của nước có tăng không?

Lời giải:

Trong khi nước đang sôi, nhiệt độ của nước không tăng [vẫn 100oC].

Bài C5 [trang 87 SGK Vật Lý 6]: Trong cuộc tranh luận của Bình và An dưới đây, ai đúng, ai sai?

Bình và An đang đun nước, Bình chợt reo lên:

– A! Nước sôi rồi, tắt lửa đi thôi!

An ngắt lời Bình:

– Nước sôi rồi, nhưng cứ đun thêm ít nữa cho nó nóng già hơn.

Bình khẳng định:

– Nước đã sôi, thì dù có đun mãi, nước cũng không nóng hơn lên đâu!

An cãi lại:

– Vô lí! Mình vẫn tiếp tục đun thì nước vẫn phải tiếp tục nóng lên chứ!

Lời giải:

Trong cuộc tranh cãi của Bình và An thì Bình đúng

Vì trong quá trình nước sôi ở nhiệt độ của nước không thay đổi.

Bài C6 [trang 87 SGK Vật Lý 6]: Chọn từ thích hợp điền vào ô trống trong các câu sau:

a] Nước sôi ở nhiệt độ [1]……………. Nhiệt độ này gọi là [2]……………… của nước.

b] Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước [3]…………….

c] Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các [4]…………… vừa bay hơi trên [5]…………….

Các từ để điền:

– 100oC, gần 100oC.

– thay đổi, không thay đổi.

– nhiệt độ sôi.

– bọt khí.

– mặt thoáng.

Lời giải:

– [1] 100oC; [2] nhiệt độ sôi.

– [3] không thay đổi.

– [4] bọt khí; [5] mặt thoáng.

Bài C7 [trang 88 SGK Vật Lý 6]: Tại sao người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm một mốc chia nhiệt độ?

Lời giải:

Người ta chọn nhiệt độ sôi của hơi nước đang sôi để làm một mốc chia độ vì hơi nước sôi ở một nhiệt độ xác định [100oC] và trong suốt quá trình sôi nước không thay đổi nhiệt độ.

Bài C8 [trang 88 SGK Vật Lý 6]: Tại sao đo nhiệt độ của hơi nước sôi. Người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân, mà không dùng nhiệt kế rượu?

Lời giải:

Để đo nhiệt độ của hơi nước người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân vì nó có GHĐ là 130oC > 100oC [nhiệt độ sôi của nước] và không dùng nhiệt kế rượu vì có GHĐ là 50oC < 100oC

Bài C9 [trang 88 SGK Vật Lý 6]: Hình 29.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước khi được đun nóng. Các đoạn AB và BC của đường biểu diễn ứng với những quá trình nào?

Lời giải:

Đoạn AB biểu diễn quá trình tăng nhiệt độ của nước [từ 0oC lên 100oC] và thời gian đun là 10 phút.

Đoạn BC biểu diễn quá trình sôi của nước [nước sôi ở 100oC] và thời gian sôi là: [20 – 10] = 10 phút.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

A. Lý thuyết

1. Các đặc điểm của sự sôi

– Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.

– Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

2. Lưu ý

Nhiệt độ sôi của chất lỏng còn phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng chất lỏng. Áp suất trên mặt thoáng càng lớn thì nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao.

3. Ứng dụng

Nồi áp suất là một chiếc nồi kín nên khi đun nước trong nồi áp suất, nhiệt độ sôi có thể lên đến khoảng 1200C. Do nhiệt độ sôi trong nồi áp suất cao hơn so với các nồi thông thường khác nên thực phẩm nấu trong nồi áp suất sẽ mau chín và nhừ hơn.

Khi nước sôi, hơi nước sinh ra có thể tạo ra những lực đẩy khá lớn. Một số chiếc ấm đun nước trong gia đình hiện nay thường có gắn một chiếc còi ở miệng hoặc nắp ấm. Khi nước sôi, hơi nước đi vào còi khiến còi phát ra âm thanh, báo hiệu nước đã sôi.

B. Trắc nghiệm

Bài 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự phụ thuộc nhiệt độ sôi của chất lỏng vào độ cao so với mặt nước biển?

A. Càng lên cao nhiệt độ sôi càng giảm.

B. Càng lên cao nhiệt độ sôi càng cao.

C. Nhiệt độ sôi không phụ thuộc vào độ cao.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Càng lên cao nhiệt độ sôi càng giảm

⇒ Đáp án A

Bài 2: Nhiệt độ sôi

A. không đổi trong suốt thời gian sôi.

B. luôn thay đổi trong suốt thời gian sôi.

C. luôn tăng trong thời gian sôi.

D. luôn giảm trong thời gian sôi.

Nhiệt độ sôi không đổi trong suốt thời gian sôi

⇒Đáp án A

Bài 3: Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng.

B. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

C. Gió.

D. Khối lượng chất lỏng.

Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng.

⇒ Đáp án A

Bài 4: Hãy chọn nhận xét đúng nhất về nhiệt độ sôi.

Ở nhiệt độ sôi thì

A. các bọt khí xuất hiện ở đáy bình.

B. các bọt khí nổi lên nhiều hơn, càng đi lên càng to ra, khi đến mặt thoáng chất lỏng thì vỡ tung.

C. nước reo.

D. các bọt khí nổi dần lên.

Ở nhiệt độ sôi thì các bọt khí nổi lên nhiều hơn, càng đi lên càng to ra, khi đến mặt thoáng chất lỏng thì vỡ tung

⇒ Đáp án B

Bài 5: Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng

A. tăng dần lên B. giảm dần đi

C. khi tăng khi giảm D. không thay đổi

Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi

⇒ Đáp án D

Bài 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa…. vào các bọt khí vừa…… trên mặt thoáng.

A. ngưng tụ B. hòa tan

C. bay hơi D. kết tinh

Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng

⇒ Đáp án C

Bài 7: Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân?

A. Nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước.

B. Nhiệt độ sôi của thuỷ ngân thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.

C. Vì nhiệt kế thuỷ ngân dùng tốt hơn nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế.

D. Vì nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân thấp, khoảng -39oC

Người ta phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân để đo nhiệt độ của hơi nước sôi. Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước.

Nhiệt độ sôi của thuỷ ngân là 357oC.

Nhiệt độ sôi của nước là 100oC.

⇒ Đáp án A

Bài 8: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng khi nói về sự sôi?

A. Nước sôi ở nhiệt độ 100oC. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước.

B. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi..

C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước tăng dần.

D. Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng.

Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi

⇒ Đáp án C

Bài 9: Đổ vào ba bình có cùng diện tích đáy một lượng nước như nhau, đun ở điều kiện như nhau thì:

A. Bình A sôi nhanh nhất.

B. Bình B sôi nhanh nhất.

C. Bình C sôi nhanh nhất.

D. Ba bình sôi cùng nhau vì có cùng diện tích đáy.

Bình A sôi nhanh nhất

⇒ Đáp án A

Bài 10: Chọn phát biểu không đúng về nhiệt độ sôi?

A. Các chất khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau.

B. Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định.

C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

D. Nhiệt độ sôi của nước là lớn nhất trong các chất lỏng.

Nhiệt độ sôi của nước không phải là lớn nhất trong các chất lỏng

⇒ Đáp án D

Video liên quan

Chủ Đề