Hóa đơn trực tiếp mua ở đâu

Hóa đơn trực tiếp có phải kê khai thuế không, có được khấu trừ thuế không? và nhiều vấn đề khác liên quan đến hóa đơn trực tiếp hiện đang là băn khoăn của không ít kế toán doanh nghiệp. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu bài viết dưới đây để làm rõ các nội dung kể trên. 

1. Hóa đơn trực tiếp là gì?

Hóa đơn trực tiếp hay còn được gọi là hóa đơn bán hàng trực tiếp là loại hóa đơn được cục Thuế cấp cho các cá nhân, đơn vị, tổ chức kinh doanh kê khai và nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan

Hóa đơn trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý thuế, hỗ trợ quá trình kê khai và hạch toán thuế đơn giản hơn. Ngoài ra, hóa đơn trực tiếp cũng là loại chứng từ gốc trong kế toán, là căn cứ để thực hiện việc hạch toán kế toán. Trong các giao dịch có yếu tố nước ngoài, hóa đơn trực tiếp chính là chứng từ giao dịch quốc tế, thể hiện quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ một cách rõ ràng và khách quan nhất.

  • Trước ngày 01/06/2022, việc xuất, lưu trữ và quản lý hóa đơn trực tiếp được áp dụng theo thông tư 39/2014/TT-BTC, thông tư 119/2014/TT-BTC
  • Kể từ ngày 01/06/2022, áp dụng theo thông tư 78/2021/TT-BTC. Các tổ chức/cá nhận có thể tự nguyện thực hiện theo thông tư này sớm hơn thời hạn trên.

>> Tham khảo: Phần mềm AMIS Kế toán tích hợp hóa đơn điện tử đáp ứng chuẩn thông tư 78/TT-BTC

2. Tải mẫu hóa đơn bán hàng trực tiếp

Mẫu hóa đơn bán hàng trực tiếp theo mẫu số: 02GTTT3/001, áp dụng với cả hóa đơn giấy còn lưu hành và hóa đơn điện tử.                                  

TÊN CỤC THUẾ…………….                                                                         Mẫu số: 02GTTT3/001                                                                                                          

HÓA ĐƠN BÁN HÀNG 

                                                                                                                                                                                                                                  Ký hiệu: 03AA/14P

                                          Liên 1: Lưu                                     Số: 0000001   

                                                  Ngày………tháng………năm 20…..

Đơn vị bán hàng:………………………………………………………………………………………

Mã số thuế:………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại:………………………………………………………………………………………………..

Số tài khoản……………………………………………………………………………………………..   

Họ tên người mua hàng……………………………………………………………………………..

Tên đơn vị………………………………………………………………………………………………..

Mã số thuế:………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………….

Số tài khoản……………………………………………………………………………………………..

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4×5
           
           
           
           
           
           
           
           
           
Cộng tiền bán hàng hóa, dịch vụ:                                                                                                                                                             

Số tiền viết bằng chữ…………………………………………………………………………………

 

Người mua hàng

[Ký, ghi rõ họ, tên]

 

Người bán hàng

[Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên]

[Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn]

 [In tại Công ty in……., Mã số thuế…………]

Ghi chú:

– Liên 1: Lưu                 

– Liên 2: Giao người mua

– Liên 3: …

>> Tải mẫu hóa đơn bán hàng trực tiếp TẠI ĐÂY

3. So sánh hóa đơn trực tiếp và hóa đơn VAT

Hóa đơn trực tiếp và hóa đơn giá trị gia tăng có những điểm khác nhau về thuế suất, con dấu, hình thức kê khai, đối tượng lập hóa đơn, đối tượng phát hành, chữ ký.

Nội dung so sánh Hóa đơn trực tiếp Hóa đơn giá trị gia tăng
1. Thuế suất Không ghi thuế suất và tiền thuế Thể hiện đầy đủ thuế suất và tiền thuế
2. Con dấu Dấu vuông Dấu tròn
3. Hình thức kê khai Chỉ kê khai đầu ra, không kê khai đầu vào Bắt buộc phải kê khai cả đầu ra và đầu vào đủ điều kiện khấu trừ
4. Đối tượng lập hóa đơn a] Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:

– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

b] Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

Các doanh nghiệp kê khai thuế và tính thuế theo phương pháp khấu trừ
6. Đối tượng phát hành

[khi vẫn dùng hóa đơn giấy]

Cơ quan thuế phát hành Doanh nghiệp có thể đặt mua của Cơ quan thuế hoặc tự đặt in, tự mua.

4. Đối tượng sử dụng hóa đơn trực tiếp

Căn cứ theo khoản 2, điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định đối tượng sử dụng hóa đơn trực tiếp bao gồm:

a] Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:

– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

b] Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

>> Mới! Đã có Phần mềm kế toán dành riêng cho hộ kinh doanh

5. Giải đáp thắc mắc về hóa đơn trực tiếp

5.1. Hóa đơn trực tiếp có phải kê khai thuế không?

Căn cứ theo Công văn số 3430/TCT-KK ngày 21/8/2014 của Tổng cục thuế:

“Hóa đơn bán hàng thông thường [không phải hóa đơn GTGT] không nên kê vào Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu 01-2/GTGT.”

Như vậy, khi sử dụng hóa đơn trực tiếp sẽ không cần kê khai.

>> Đọc thêm: Hướng dẫn cách kê khai điều chỉnh thuế GTGT năm 2021 mới nhất

5.2. Sử dụng hóa đơn trực tiếp có được khấu trừ thuế không?

Căn cứ theo Điểm 1 Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về điều kiện được khấu trừ thuế GTGT:

Đơn vị có hóa đơn giá trị gia tăng [GTGT] hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho đơn vị bên phía nước ngoài theo như hướng dẫn của Bộ Tài chính

Do đó, hóa đơn trực tiếp sẽ không được khấu trừ thuế

>> Đọc thêm: Tổng hợp từ A – Z quy định về khấu trừ thuế giá trị gia tăng

5.3. Mua hóa đơn trực tiếp ở đâu?

Hóa đơn trực tiếp được cấp bởi Cơ quan thuế, do đó để mua hóa đơn trực tiếp hợp lệ doanh nghiệp cần mua tại Cơ quan thuế. 

  • Nếu áp dụng theo Thông tư 39/2014/TT-BTC

Thủ tục để mua hóa đơn trực tiếp được quy định tại Điều 12, Thông tư 39/2014/TT-BTC [được hướng dẫn bởi Khoản 2 Mục I Công văn 2010/TCT-TVQT năm 2014] quy định như sau:

Đối với hồ sơ mua hóa đơn trực tiếp lần đầu:

+ Đơn đề nghị mua hóa đơn theo mẫu số 3.3 phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014.

+ Xuất trình Giấy chứng minh nhân dân của người trực tiếp đến mua hóa đơn

+ Bản cam kết mẫu số CK01/AC theo mẫu số 3.16 phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014 của Bộ Tài chính.

+ Bảng kê hóa đơn hết giá trị sử dụng [mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC]

+ Giấy ủy quyền của giám đốc

+ Dấu mộc vuông

Lưu ý: Người đi mua hoá đơn trực tiếp cũng phải là người làm giấy đề nghị mua hoá đơn.

Đối với hồ sơ mua hóa đơn trực tiếp từ lần thứ 2 trở đi

Ngoài những loại giấy tờ đã chuẩn bị giống lần thứ nhất thì cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thêm loại giấy tờ sau:

+ Sổ mua hóa đơn doanh nghiệp được phát khi mua lần đầu;

+ Quyển hóa đơn mua trước liền kề mà doanh nghiệp đang sử dụng

Sau khi kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn, tình hình kê khai nộp thuế và đề nghị mua hóa đơn trong đơn đề nghị mua hóa đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong ngày, số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó.

Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ mua hóa đơn trực tiếp, cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp nộp tại phòng Ấn chỉ của Chi cục Thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp. Số lượng hóa đơn bán hàng bán cho các tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh lần đầu sẽ không vượt quá một quyển 50 cho mỗi loại hóa đơn.

  • Nếu áp dụng theo Thông tư 78/2021/TT-BTC

Nếu sử dụng hóa đơn bán hàng là hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần đáp ứng nguyên tắc sử dụng hóa đơn điện tử: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.

5.4. Hóa đơn trực tiếp [hóa đơn bán hàng] có được hạch toán vào chi phí không?

Căn cứ theo nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC trừ các khoản chi không được trừ đã được nêu tại Khoản 2 Điều này, Doanh nghiệp được phép trừ mọi khoản chi nếu đơn vị có thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên [giá đã bao gồm thuế GTGT] khi thanh toán phải có đầy đủ chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Như vậy hóa đơn trực tiếp được hạch toán vào chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

5.5. Hóa đơn trực tiếp trên 20 triệu có phải chuyển khoản không?

Căn cứ theo điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC đã được sửa đổi bổ sung bởi điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, thông tư 25/2018/TT-BTC quy định doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
  • Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
  • Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên [giá đã bao gồm thuế GTGT] khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

Như vậy, khi các cá nhân hay tổ chức sử dụng hóa đơn lẻ trực tiếp của cơ quan thuế nếu có giá trị từ 20 triệu trở lên thì cần phải thanh toán qua hình thức chuyển khoản [séc, ủy nhiệm chi…] mới được tính vào chi phí hợp lệ khi tính thuế TNDN.

>> Đọc thêm: Hóa đơn trực tiếp trên 20 triệu có cần chuyển khoản không? 

Các quy định về hoá đơn nói chung và hoá đơn trực tiếp nói riêng về cơ bản rất rõ ràng. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là đáp ứng đầy đủ quy định để tránh việc bị xử phạt hoặc những vấn đề nghiêm trọng hơn như sai sót thông tin kế toán. Giờ đây, các doanh nghiệp không cần quá lo lắng cho vấn đề này bởi lẽ đã có những phần mềm nhiều tính năng tiện ích như phần mềm kế toán online MISA AMIS, MISA SME…

  • Kết nối trực tiếp với phần mềm bán hàng, hoá đơn điện tử: giúp lấy về tất cả hóa đơn, chứng từ để hạch toán kế toán mà không mất công nhập liệu lại. Đồng thời, lập nhanh chứng từ bán hàn có nội dung tương tự từ báo giá/đơn đặt hàng/hợp đồng bán/phiếu xuất kho bán hàng/chứng từ mua hàng…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhận và hạch toán chứng từ mua – bán hàng, thu tiền gửi,.. giúp nhập liệu nhanh chóng, chuẩn xác. Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ đầu vào phòng tránh rủi ro;
  • Tự động lập báo cáo, tờ khai thuế… nhanh chóng, đảm bảo tính chính xác;

Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để quản lý công tác tài chính – kế toán hiệu quả hơn.

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Video liên quan

Chủ Đề