Hướng dẫn giám sát thi công nhà

Giám sát thi công xây dựng là công việc theo dõi cũng như kiểm soát về khối lượng trong cả công trình thi công theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo tiến độ, thời gian thi công và an toàn lao động.

Người đảm nhận công này phải là những kỹ sư đã đạt những chứng chỉ hành nghề theo pháp luật hiện hành.

Kỹ sư giám sát chính là người đại diện cho chủ đầu tư để theo dõi, kiểm tra và báo cáo về các vấn đề trên công trường.

Vị trí này cũng thực hiện quá trình nghiệm thu các công việc có liên quan bằng các mẫu biên bản nghiệm thu.

Hướng dẫn giám sát thi công nhà
Giám sát thi công xây dựng là công việc rất quan trọng trong cách dự án

Vị trí này cũng cần tuân thủ quy trình giám sát thi công xây dựng theo quy định nhằm đảm bảo các công tác trên công trường diễn ra đúng quy trình và làm cơ sở để nhận định cũng như đánh giá trách nhiệm thuộc các bộ phận, đội ngũ khác nhau trên công trường.

Tại sao cần giám sát thi công công trình xây dựng?

Chất lượng của công trình phụ thuộc rất lớn vào vị trí giám sát, chính vì thế mà quy trình giám sát thi công xây dựng được chuẩn hóa để đảm bảo chất lượng công việc của giám sát cũng như đảm bảo được các yếu tố về kỹ thuật, chất lượng xây dựng và các yếu tố liên quan khác.

Phần việc của người tư vấn giám sát công trình sẽ nhiều ít khác nhau tùy vào từng công trình. Thông thường sẽ là các hoạt động khảo sát, thi công, tư vấn giám sát. Người giám sát sẽ theo dõi tiến độ triển khai công trình thực tế trên công trường.

Những người có quyền hạn trong quy trình giám sát thi công xây dựng

Sẽ có hai đơn vị trong quy trình giám sát thi công xây dựng như sau:

Một là đơn vị tư vấn giám sát. Đây là đơn vị mà được chủ đầu tư thuê, có nhiệm vụ chính là tư vấn về tất cả các yếu tố có liên quan đến công trình và giám sát công tác thi công của các nhà thầu đang xây dựng theo bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt.

Hướng dẫn giám sát thi công nhà
Giám sát công trình chịu trách nhiệm lớn về chất lượng thi công

Đây chính là đơn vị chịu trách nhiệm tư vấn giám sát và chịu trách nhiệm với chủ đầu tư cũng như trước pháp luật về chất lượng của các công trình.

Thứ hai là bên đơn vị giám sát thi công. Công việc chủ yếu của đội này chính là triển khai các bản vẽ đã được thiết kế trên thực địa.

Cùng với đó là chỉ đạo, kiểm tra tiến độ thi công theo bản vẽ, theo hồ sơ thiết kế, hồ sơ đã được trúng thầu đã phê duyệt.

Quy trình giám sát thi công xây dựng chi tiết

Quy trình giám sát thi công xây dựng chuẩn sẽ có những bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ thiết kế của công trình

Đầu tiên, đơn vị cần kiểm tra tổng thể hồ sơ thiết kế cũng như chỉ dẫn kỹ thuật thi công công trình.

Đội giám sát cần đánh giá kỹ lưỡng hồ sơ thiết kế thi công, thẩm tra dự toán và các yêu cầu kỹ thuật để phát hiện những thiếu sót kịp thời và sớm có những biện pháp khắc phục hoặc bổ sung thêm những điều khoản nhằm đảm bảo sự an toàn và chất lượng cho công trình.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch giám sát thi công công trình

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế cùng với các quy định kỹ thuật, đơn vị giám sát sẽ lập một kế hoạch giám sát cụ thể để đảm bảo chất lượng thi công công trình.

Hướng dẫn giám sát thi công nhà
Quy trình giám sát thi công xây dựng được chuẩn hóa chi tiết

Bước 3: Đánh giá hồ sơ giám sát thi công công trình

Đây là lúc đội giám sát sẽ rà soát lại toàn bộ hồ sơ thiết kế thi công của từng hạng mục để đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật.

Bước 4: Giám sát từng hạng mục thi công

Kỹ sư giám sát sẽ giám sát chặt chẽ việc thi công từng hạng mục cụ thể để đảm bảo về mặt kỹ thuật theo đúng thiết kế đồng thời để phát hiện những lỗi thi công kịp thời.

Bước 5: Đảm bảo tiến độ công trình

Đội giám sát có trách nhiệm đôn đốc và giám sát chặt chẽ tiến độ thi công để bám sát tiến độ đặt ra và từ đó hoàn thành mục tiêu tiến độ cho cả công trình. Ngoài ra, đội này cũng có thể nghiên cứu, đề xuất những giải pháp ngắm rút ngắn thời gian thi công.

Bước 6: Quản lý giá thành xây dựng của dự án

Để quản lý được giá thành xây dựng, kỹ sư cần theo sát, tính toán và báo cáo tình hình về giá vật liệu xây dựng thực tế và trên hồ sơ để điều chỉnh, cân đối dự toán chi phí.

Bước 7: Lập báo cáo định kỳ theo kế hoạch

Giám sát có trách nhiệm lập báo cáo định kỳ theo kế hoạch về những sai sót, những điểm hạn chế thực tiễn và đưa ra những giải pháp khắc phục.

Bước 8: Tiến hành nghiệm thu công trình

Cuối cùng là nghiệm thu từng hạng mục và toàn bộ công trình xây dựng, đảm bảo chất lượng theo đúng các yêu cầu kỹ thuật và thiết kế.

Kết luận

Trên đây là quy trình giám sát thi công xây dựng chi tiết để bạn tham khảo và có thể áp dụng theo để thực hiện hoặc theo dõi các công tác của đơn vị giám sát trên các công trình xây dựng hiện nay.