Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông

Trò chơi

Trẻ vào lớp 1 > Trò chơi

   Tập tầm vông

Mục đích: Rèn khả năng phán đoán cho trẻ
Cách chơi:
Dùng một vật lén bỏ vào lòng một bàn tay rồi nắm lại, rồi quay hai tay tròn trước ngực. Gv vừa quay vừa đọc:
Tập tầm vông
Tay không tay có
Tập tầm vó,
Tay có tay không
Tay nào không,
Tay nào có
Tay nào có,
Tay nào không?
Hết câu đưa hai nắm tay ra cho người đối diện đoán. Nếu đoán đúng thì người đoán đúng được thực hiện hình phạt (tùy theo hai bên thỏa thuận như ký đầu hay búng tai...). Nếu người đoán không đúng thì bị phạt ngược lại.

 
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 In Trang này   
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 Email Trang này


Bình luận:


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:



Các bài đã đăng :
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 Đi câu ếch (8/6)
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 Trốn tìm (8/6)
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 Thả đỉa ba ba (8/6)
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 Búp bê tập đi (4/6)
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 Giã gạo (4/6)
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 Bỏ khăn (4/6)
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 Đổi chỗ- đổi chỗ (29/5)
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 Ô ăn quan (29/5)
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 Kéo co (20/5)
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 Rồng rắn lên mây (20/5)
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 Chìm chìm - nổi nổi (20/5)
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 Cờ bay phấp phới (20/5)
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 Bịt mắt đá bóng (20/5)
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 Thi tài kể chuyện (13/4)
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 Xứng lứa vừa đôi (13/4)
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 Trăng sáng (13/4)
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 Đi tìm động vật (13/4)
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 Xếp hình tiếp sức (13/4)
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 Mở ra cánh cửa bí mật (15/3)
Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
 Lá thăm may mắn (15/3)

Tập tầm vông là trò chơi dân gian giúp trẻ rèn luyện khả năng phán đoán, khả năng ghi nhớ và đọc đúng bài đồng dao. Cách tổ chức trò chơi được trình bài trong bài viết dưới đây.

  • 1. Trò chơi tập tầm vông có từ bao giờ?
  • 2. Chơi tập tầm vông ở đâu?
  • 3. Trẻ mấy tuổi được chơi tập tầm vông?
  • 4. Số lượng người chơi là bao nhiêu?
  • 5. Cách tổ chức trò chơi
  • 6. Ý nghĩa trò chơi tập tầm vông
  • 7. Cần chú ý những gì khi chơi tập tầm vông?

1. Trò chơi tập tầm vông có từ bao giờ?

Các trò chơi dân gian thì thường được lưu truyền bằng truyền miệng nên không ai nhớ được chúng ra đời khi nào và tác giả là ai, tập tầm vông cũng là một trò chơi như thế. Không rõ tập tầm vông đã trải qua bao nhiêu thế hệ trẻ em, nó vẫn tồn tại đến ngày nay.

2. Chơi tập tầm vông ở đâu?

Khi chơi tập tầm vông trẻ không phải di chuyển mà chỉ cần ngồi một chỗ và giao tiếp với người xung quanh. Do đó, cần một mặt phẳng sạch, đủ chỗ cho tất cả người chơi. Thông thường một nhóm 2-3 trẻ sẽ cần khoảng 2m2.

3. Trẻ mấy tuổi được chơi tập tầm vông?

Vì đây là trò chơi khá đơn giản, không phải suy nghĩ nhiều, không cần di chuyển mà còn có bài đồng dao nên trẻ em rất thích. Nó phù hợp với tất cả mọi người, kể cả người lớn (có thể chơi cùng trẻ).

Thế nhưng, trẻ học mẫu giáo lớn là phù hợp nhất. Ở độ tuổi này, trẻ thích khám phá thế giới xung quanh nên trò chơi sẽ rất mới mẻ, thú vị. Những trẻ lớn hơn sẽ có các trò chơi khác phù hợp hơn, trò này đơn giản quá khiến trẻ nhanh chán.

4. Số lượng người chơi là bao nhiêu?

Tập tầm vông chơi theo nhóm, mỗi nhóm từ 2 đến 3 bé. Nếu số lượng người chơi lớn thì sẽ phân chia thành các nhóm nhỏ chơi với nhau. Như vậy, không giới hạn người chơi.

5. Cách tổ chức trò chơi

Chuẩn bị:

  • Có từ 2 bé trở lên chia thành các nhóm, mỗi nhóm 2-3 bé.
  • Địa điểm chơi bằng phẳng, sạch sẽ để trẻ ngồi chơi.
  • Đảm bảo trẻ thuộc bài đồng dao.

Luật chơi: Nếu người chơi bị đoán trúng tay nắm viên sỏi hoặc những người chơi còn lại không đoán được tay nào cầm viên sỏi thì tùy thuộc vào quy định trò chơi mà có các hình phạt khác nhau.

Cách chơi: Một người nắm một đồ vật nhỏ cầm vừa trong một bàn tay, bỏ bên tay trái hoặc phải và giấu vào sau lưng. Sau đó, người đó đọc to bài đồng dao sau đây:

“Tập tầm vông

Tay không tay có

Tập tầm vó

Tay có tay không

Tay không tay có

Tay có tay không?”

Hướng dẫn trò chơi tập tầm vông
Cô giáo tổ chức cho các bé chơi tập tầm vông

6. Ý nghĩa trò chơi tập tầm vông

Khi chơi tập tầm vông, trẻ rèn luyện được các kỹ năng như sau:

  • Ghi nhớ và đọc đúng bài đồng dao.
  • Khả năng phán đoán nhạy bén.

7. Cần chú ý những gì khi chơi tập tầm vông?

Khi tổ chức cho trẻ chơi tập tầm vông, người lớn cần chú ý những điều sau:

  • Phổ biến rõ luật chơi cho trẻ.
  • Đảm bảo trẻ hiểu và ghi nhớ đúng luật.
  • Chọn đồ vật nắm vừa tay, quá to sẽ rất dễ đoán.

Tập tầm vông là trò chơi nhẹ nhàng, phù hợp với các bé mẫu giáo và lớp 1,2, nhất là những bé gái. Cách chơi dễ nhớ, người lớn chỉ cần hướng dẫn một lần là bé có thể ghi nhớ và tự chơi những lần sau.

Ngoài trò chơi tập tầm vông, các bạn có thể tham khảo thêm một số trò chơi khác cho trẻ em để đa dạng trò chơi cho các bé như:

  • Trò chơi trồng nụ trồng hoa
  • Trò chơi gieo hạt nảy mầm