Hướng dẫn trò chơi với chữ số

Trò chơi các chữ số vui tính là trò chơi vận động tư duy dành cho các bé từ 4 tuổi trở lên. Thông qua hình thức chơi trò chơi, các bé sẽ nhận biết các chữ số tốt hơn, biết thứ tự của các số tự nhiên và hiểu như thế nào là các số liền kề nhau trong dãy số tự nhiên luôn hơn hay kém nhau 1 đơn vị. Chi tiết trò chơi hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!

Show

Người chơi

Trò chơi các chữ số vui tính không phân biệt đối tượng tham gia chơi, số lượng chơi thường đông vui và được chia thành từng nhóm nhỏ.

Không gian chơi

Trò chơi thường được tổ chức tại những nơi như lớp học, sân trường,... nhằm mục đích đảm bảo về mặt không gian thoáng, sạch sẽ và an toàn cho các trẻ khi chơi.

Chuẩn bị

Tạp chí, giấy bìa, tranh ảnh, hồ dán, kéo.

Hướng dẫn trò chơi với chữ số

Cô đưa cho mỗi trẻ một chữ số. Sau đó cô gọi từng nhóm đã được phân chia lên (chú ý để chữ số ở mỗi trẻ là khác nhau).

Cách chơi 1

Cho trẻ ngồi ở dưới và đề xuất những cách sắp xếp các con số.
 

Ví dụ 1: Cho lần lượt từng trẻ nói "Con muốn các chữ số xếp theo thứ tự giảm dần từ phải sang trái". Các bé được gọi lên sẽ phải xem các chữ số của mỗi người rồi trao đổi và sắp xếp lại các con số theo yêu cầu của các bạn. Sau khi xong thì giơ cao các chữ số để các bạn và giáo viên kiểm tra.
 

Ví dụ 2: Giáo viên mời 5 trẻ lên có các số lần lượt là 3,1,4,8,7 và yêu cầu các bạn ấy sẽ xếp thành hàng ngang tương ứng với dãy số tăng dần. Bắt đầu từ bé có số 1, tiếp theo là số 3, số 4, số 7 và ngoài cùng là số 8.

Cách chơi 2

Tương tự như cách chơi ở trên nhưng trước khi giơ chữ số lên để kiểm tra, cô đề nghị một người trong số các bạn đó giấu chữ số của mình sau lưng và thay vào bằng một dấu hỏi để các bạn đoán

Ví dụ: 5 trẻ được cô mời lên có các số lần lượt là 3,1,5,8,7 . Khi các bé đã sắp xếp theo thứ tự 1,3,5,7,8 thì cô yêu cầu trẻ có số 3 giấu chữ số của mình đi và cầm dấu hỏi thay vào.

Cô hỏi: "Các chữ số nào có thể đứng sau dấu hỏi? Cô mời những bạn có chữ số đó đứng dậy". Trong trường hợp này có nhiều bạn với các chữ số khác nhau (2,3,4) có thể đứng dậy, cô cùng cả lớp kiểm tra cho từng trường hợp một: "Số 2 có được không? Vì sao? Thế số 3 thì có được không? Vì sao?..." 

Sau khi hỏi một số quan điểm của các trẻ thì giáo viên cho bạn dơ dấu hỏi đưa ra đáp án.

Hướng dẫn trò chơi với chữ số

• Yêu cầu
- Nhận biết các chữ số. Biết thứ tự của các số tự nhiên.
- Hiểu các số liền kế nhau trong dãy số tự nhiên luôn hơn hay kém nhau 1 đơn vị.

• Chuẩn bị
- Giấy bìa, tạp chí, tranh ảnh, kéo, hồ dán.

• Tiến hành
Cô phát cho mỗi trẻ một chữ số. Sau đó cô gọi một nhóm khoảng 3-4 trẻ lên (chú ý để chữ số ở mỗi trẻ là khác nhau).
- Cách chơi 1: Cho trẻ ngồi ở dưới đề xuất cách sắp xếp các con số.
Ví dụ: Cho mỗi trẻ nói "Con muốn các chữ số xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải". Các bé được gọi lên sẽ phải xem các chữ số của nhau, trao đổi và sắp xếp đội hình theo yêu cầu của các bạn. Sau đó giơ cao các chữ số để các bạn kiểm tra.
Ví dụ: 4 cháu được cô mời lên có các số lần lượt là 2, 4, 8, 4 sẽ phải xếp thành hang ngang từ cháu có số 2, tiếp theo là số 4, số 5 và ngoài cùng là số 8.
- Cách chơi 2: Tương tự như cách chơi thứ 1 nhưng trước khi giơ chữ số lên để kiểm tra, cô đề nghị một người trong số các bạn đó giấu chữ số của mình sau lưng và cầm một dấu hỏi thay vào.
Ví dụ: 4 cháu được cô mời lên có các số lần lượt là 3, 5, 8, 4. Khi các cháu đã sắp xếp theo thứ tự 3, 4, 5, 8 thì cô yêu cầu cháu có số 5 giấu chữ số của mình đi và cầm dấu hỏi thay vào.
- Cô hỏi: "Những chữ số nào có thể đứng vào chỗ dấu hỏi? Cô mời các bạn có chữ số đó đứng dậy". Trong trường hợp này có nhiều bạn với nhiều chữ số khác nhau (5, 6, 7) có thể đứng dậy, cô cùng cả lớp kiểm tra cho từng trường hợp một: "Số 5 có được không? Tại sao? Thế số 6 thì có được không? Tại sao?..." Cuối cùng cô đề nghị bạn có dấu hỏi giơ chữ số của mình lên.

Theo "Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo"

Các trò chơi chữ cái cho trẻ mầm non mang lại cho các bé những giờ phút thư giãn, các bé sẽ được tiếp xúc với chữ cái một cách tự nhiên nhất, nhờ đó mà bé sẽ nhận biết tốt, phát âm chính xác âm của 29 chữ cái, đồng thời kích thích sự phát triển về trí tuệ của trẻ. Chính vì vậy, ba mẹ đừng bỏ qua 10 trò chơi chữ cái cho trẻ mầm non hay nhất ngay sau đây.

1. Lợi ích của việc làm quen chữ cái qua các trò chơi

Các trò chơi chữ cái cho trẻ mầm non rất hấp dẫn và lôi cuốn trẻ, có vai trò đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ. Bởi ở lứa tuổi mẫu giáo các bé thường học nhanh nhưng quên cũng nhanh, trẻ hay mất tập trung nên việc dạy trẻ phải khéo léo và đúng cách. Học mà chơi, chơi mà học đan xen nhau. Do đó, trò chơi chữ cái cho các bé góp phần vào sự thành công của trẻ sau này vì giúp trẻ: 

Tạo hứng thú cho bé với chữ cái, giúp bé tập trung hơn

Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi khó nắm bắt tâm lí nhất. Có trẻ hiền nhưng cũng có trẻ hiếu động. Trẻ thường mất tập trung và không quan tâm lời người lớn nói, điều đó khiến cho trẻ không thể thuộc hay nhớ nổi chữ cái,…nguyên nhân làm trẻ ghét học chữ vì nghĩ học chữ đau đầu. Vì thế nên các trò chơi bé học chữ cái có đóng góp không nhỏ giúp ba mẹ tạo hứng thú cho bé với con chữ, giúp bé tập trung, thích thú hơn khi bắt đầu làm quen với chữ cái.

Tạo môi trường tiếp xúc cho trẻ với các con chữ để trẻ nhanh thuộc mặt chữ

Việc tiếp xúc thông qua trò chơi chữ cái cho trẻ mầm non sẽ giúp bé rèn được những kỹ năng cơ bản đầu tiên: cách mở sách như thế nào, cách đọc sách bằng đưa mắt từ trái sang phải, cách đánh vần các con chữ cơ bản….Hay trẻ được tập đọc chữ to trong truyện, như vậy trẻ sẽ ngày một mở rộng, phát triển ngôn ngữ. Khi trẻ tiếp xúc với các loại sách báo trẻ sẽ tự tin khám phá chúng.

Kích thích trí sáng tạo, trí thông minh của bé

Các trò chơi chữ cái cho trẻ mầm non sẽ giúp trẻ ham khám phá những cái mới mẻ của bài học. Trẻ sẽ tiếp thu và nhớ sâu về cấu tạo chữ được ba mẹ giới thiệu.Từ các chi tiết cơ bản trẻ tích lũy được sẽ thúc đẩy trẻ tìm tòi sáng tạo những cái mới hơn. Tư duy của trẻ ngày càng phát triển. Trẻ sẽ thông minh hơn.

Hướng dẫn trò chơi với chữ số

Trò chơi chữ cái cho trẻ mầm non giúp các bé làm quen với chữ cái hiệu quả.

2.  Tổng hợp 10 trò chơi chữ cái cho trẻ mầm non hay nhất

Dưới đây là 10 trò chơi chữ cái cho trẻ mầm non mà ba mẹ có thể tham khảo để cùng chơi với bé. Hoặc ba mẹ có thể tổ chức cho bé chơi cùng bạn bè.

1.Trò chơi “Ô ăn quan” 

  • Ba mẹ cần chuẩn bị: Bàn cờ được làm từ một tờ giấy to bằng bìa cứng được thiết kế: Xí ngầu có mặt là các chữ cái. Các thẻ tranh có hình các con vật.

  • Cách chơi: Ba mẹ chơi với trẻ hoặc cho trẻ chơi với anh chị. Trẻ chọn một con vật và chơi oẳn tù tì,ai thắng sẽ đi trước. Trẻ thắng được đổ xí ngầu. Mặt xí ngầu hiện ra chữ cái nào thì trẻ sẽ lấy thẻ hình có từ chỉ tên của con vật chứa chữ cái đó đặt vào ô trống bên cạnh chữ cái. Nếu như trẻ không tìm được thẻ hình sẽ bị thua cuộc nhường lượt cho người còn lại. Ai về đích trước người đấy thắng.

  • Tác dụng của trò chơi: Đây là trò chơi chữ cái cho trẻ mầm non mà trẻ hào hứng nhất. Trẻ sẽ biết tìm từ có chứa chữ cái đã học.

 

Hướng dẫn trò chơi với chữ số

Trò chơi ô ăn quan giúp trẻ tìm từ chứa chữ cái đã học

2.Trò chơi “Ô chữ bí mật” 

  • Ba mẹ cần chuẩn bị: Một ô chữ có chữ cái được sắp xếp sao cho trẻ có thể tìm thấy từ theo hàng ngang và hàng dọc của ô chữ. Bên cạnh ô chữ là các hình vẽ chứa từ tương ứng: Sò, Sao, Sóc, Số.

  • Cách chơi: Ba mẹ yêu cầu trẻ đánh dấu ô chữ theo hàng ngang và hàng dọc để tìm những từ ứng với các hình bên cạnh có chứa chữ cái đầu là chữ cái S: Sò, Sao, Sóc, Số.

  • Tác dụng của trò chơi: Trò chơi ô chữ bí mật là một trong những trò chơi bé học chữ cái hữu ích; giúp trẻ nhận biết chữ cái, biết tìm từ có chứa chữ cái.

Trò chơi ô chữ bí mật giúp trẻ rèn luyện nhận biết chữ cái thành thạo

3.Trò chơi “Banh đũa” 

  • Ba mẹ cần chuẩn bị: Đũa có dán các chữ cái, banh lông.

  • Cách chơi: Ba mẹ cho trẻ rải đũa ra và tung banh lên. Ba mẹ yêu cầu trẻ bốc đũa có chữ cái nào thì trẻ tung banh lên, tay chụp chữ cái mà ba mẹ yêu cầu, đồng thời tay chụp banh lại để banh không rớt xuống đất. Nếu trẻ lấy không đúng đũa có chữ cái như ba me đọc thì sẽ bị mất lượt chơi, nhưng nếu trẻ lấy đúng đũa mà banh bị rơi xuống đất thì vẫn bị mất lượt chơi.

  • Tác dụng của trò chơi: Banh đũa là trò chơi chữ cái cho trẻ mầm non luyện kỹ năng nghe âm tìm chữ cái tương ứng.

4. Trò chơi “Lô tô chữ cái” 

  • Ba mẹ cần chuẩn bị: Một bảng lô tô chữ cái, các viên nhựa màu.

  • Cách chơi: Ba mẹ phát âm chữ cái nào thì trẻ sẽ lấy viên nhựa màu đặt lên trên ô có chữ cái tương ứng, cứ thế cho đến khi trẻ đặt được hết tất cả các ô chữ cái.

  • Tác dụng của trò chơi: Lô tô chữ cái là trò chơi chữ cái cho trẻ mầm non luyện kỹ năng nghe âm tìm chữ cái tương ứng.

Hướng dẫn trò chơi với chữ số

Trò chơi lô tô chữ cái giúp trẻ luyện kỹ năng nghe âm tìm chữ​

 5. Trò chơi: “Bé với đồng dao” (trò chơi dân gian)

  • Ba mẹ cần chuẩn bị: Bài đồng dao “Con cua mà có hai càng”, hình ảnh các con vật và thẻ từ bên dưới hình: con voi, con rùa, con chim, con cá.

  • Cách chơi: Ba mẹ dán hình ảnh kèm tên các con vật lên bảng cho trẻ quan sát và đọc từ để trẻ nhớ tên các con vật. Ba mẹ cho trẻ đọc đồng dao theo. Ba mẹ cho trẻ tìm và gạch tên các con vật có trong bài đồng dao (con voi, con rùa, con cá, con chim).

  • Tác dụng của trò chơi: Trò chơi chữ cái bé với đồng dao luyện phát âm và đọc thành thạo các chữ cái trong bài ca dao.

6. Tìm và nối chữ cái có trong từ tương ứng

  • Ba mẹ cần chuẩn bị: Thẻ hình và thẻ chữ tương ứng, thẻ chữ cái.

  • Cách chơi: Ba mẹ hỏi trẻ về các hình mà ba mẹ đã chuẩn bị. Sau đó, ba mẹ đọc các từ bên dưới hình tương ứng và trẻ nhắc lại. Ba mẹ yêu cầu trẻ tìm và nối các chữ cái có trong thẻ chữ dưới các hình vào chữ cái to và in đậm tương ứng.

  • Tác dụng của trò chơi: Đây là trò chơi chữ cái cho trẻ mầm non giúp nhận biết và tìm các chữ cái có trong các từ khác nhau.

Hướng dẫn trò chơi với chữ số

Trò tìm và nối chữ cái có trong từ tương ứng giúp trẻ thành thạo các chữ cái

7. Tìm từ tương ứng với hình

  • Ba mẹ cần chuẩn bị: Một bài thơ có các từ được thay bằng hình ảnh tương ứng, các thẻ từ tương ứng với các hình trong bài thơ.

  • Cách chơi: Ba mẹ cho trẻ đọc bài thơ và các thẻ chữ mà ba mẹ đã chuẩn bị. Ba mẹ yêu cầu trẻ tìm từ tương ứng với hình trong bài thơ và gắn vào cho phù hợp.

  • Tác dụng của trò chơi: Đây là trò chơi chữ cái cho trẻ mầm non giúp trẻ nhận biết và tìm ra từ tương ứng với hình, trẻ đọc thông qua hình ảnh minh họa.

8.Từ điển chữ

  • Ba mẹ cần chuẩn bị: 1 quyển từ điển có gắn hình và từ tương ứng được sắp xếp theo bảng chữ cái tiếng Việt, những con xúc xắc có chữ cái ở các mặt.

  • Cách chơi: Ba mẹ cho trẻ quan sát quyển từ điển, sau đó trẻ tung xúc xắc và tìm trang từ điển đúng với chữ cái trên mặt con xúc xắc, trẻ đọc từ bên dưới hình tương ứng.

  • Tác dụng của trò chơi: Từ điển chữ là trò chơi chữ cái cho các bé mầm non giúp trẻ nhận biết chữ cái trong các từ quen thuộc.

Hướng dẫn trò chơi với chữ số

Các trò chơi chữ cái giúp trẻ nhanh biết chữ

9. Chữ gì biến mất

  • Ba mẹ cần chuẩn bị: Đồ chơi, đồ vật có gắn chữ cần ôn. Thẻ các chữ cái giống với chữ cái gắn ở đồ chơi - đồ vật.

  • Cách chơi: Ba mẹ đặt đồ chơi, đồ vật ở trên bàn cho trẻ đứng xung quanh. Ba mẹ yêu cầu trẻ quan sát đồ chơi, đồ vật có gắn chữ cái ( ví dụ: con gà có gắn chữ g). Lần lượt với các đồ chơi khác ba mẹ giơ đồ chơi, đồ vật lên và yêu cầu trẻ đọc các chữ cái gắn ở đồ chơi, đồ vật. Sau đó ba mẹ nói: “Trốn ba mẹ”, trẻ nhắm mắt lại. Đồng thời ba mẹ lấy một đồ chơi cất đi. Tiếp đến ba mẹ nói: “Thấy ba mẹ”, trẻ mở mắt ra. Ba mẹ hỏi trẻ hãy nhìn xem đồ vật gì biến mất. Trẻ quan sát trên bàn và nói nhanh đồ vật và chữ cái đã biến mất. Nếu trẻ nói đúng ba mẹ hãy khen trẻ và cho trẻ một phần quà.

  • Tác dụng của trò chơi: Trò chơi chữ gì biến mất rèn cho trẻ khả năng quan sát, chú ý và phản xạ nhanh; giúp trẻ nhớ mặt chữ dễ dàng, thoải mái.

10.  Tạo dáng chữ cái

  • Chuẩn bị: Ba mẹ cần chuẩn bị một số bài hát quen thuộc với các bé yêu của mình.

  • Cách chơi: Ba mẹ và trẻ vừa đi vừa hát. Khi có hiệu lệnh của ba mẹ (tạo dáng chữ cái o, ô hoặc ơ…) thì trẻ sẽ tạo thành chữ đó bằng các bộ phận trên cơ thể của mình. Ba mẹ cho trẻ chơi đi chơi lại, và động viên khích lệ trẻ khi trẻ làm đúng.

  • Tác dụng của trò chơi: Thông qua trò chơi bé học chữ cái này sẽ giúp các bé ôn luyện, củng cố các chữ cái đã học, ngoài ra còn kích thích trí tưởng tượng của trẻ và giúp trẻ thực hiện các hoạt động một cách linh hoạt.

Trên đây là những trò chơi chữ cái cho trẻ mầm non đầy bổ ích TGB Preschool gửi đến gia đình mình. Với các trò chơi này, ba mẹ có thể cùng bé có những giây phút vui vẻ và lý thú bên nhau, bé không chỉ vừa được chơi những trò chơi thú vị mà còn có cơ hội làm quen với các con chữ, nhanh thuộc mặt chữ hơn.

Hiện nay, TGB Preschool đang xây dựng chương trình đào tạo áp dụng phương pháp dạy học theo dự án - phương pháp giáo dục sớm và dựa trên Thuyết Trí thông minh đa dạng của Tiến sĩ Howard Gardner. Các bé có thể khám phá bản thân mình bằng những trải nghiệm thực tế, tìm hiểu các chủ đề về cuộc sống từ nhiều góc độ qua các hoạt động “góc trí thông minh đa dạng”. Để tham gia trải nghiệm, ba mẹ có thể đăng ký cho bé ngay tại form dưới đây.