Kinh nghiệm đi mua điện thoại

1. Kiểm tra bên ngoài

Kinh nghiệm đi mua điện thoại

Để tránh tình trạng "tiền mất tật mang" thì việc đầu tiên khi cầm trên taylà bạn hãy quan sát vẻbên ngoài của chiếc điện thoại mình sắp mua có dấu hiệu bị sứt mẻ, bung máy, còn "zin" hay là hàng tháo ráp linh kiện hay không, bằng cách kiểm tra từng chi tiết nhỏ quanh máy như độ sắc nét của ốc vít, các viền bên ngoài bao quanh máy. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra tem chính hãng của điện thoại có còn nguyên vẹn hay đã bị chồng chéo hoặc rách hay không vì nếu mất đi những yếu điểm đó, chiếc điện thoại này có thể đã được sửa chữa vàngụy trang để đánh lừa người mua.

2. Kiểm tra số IMEI

Kinh nghiệm đi mua điện thoại

Đây là một bước kiểm tra khá đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng, tuy nhiên lại được ít người để ý nhất. Với cách kiểm tra này, bạn có thể biết được nguồn gốc và xuất xứ của chiếc điện thoại mình dự tính mua ở đâu, có đúng là hàng chính hãng hay trôi dạt. Đểkiểm tra, bạn nhấn phím*#06# trên màn hình gọi của điện thoại. Tiếp đó, so sánh dãy số IMEI xuất hiện với số IMEI sau lưng máy, hộp máy, thẻ bảo hành có trùng khớp hay không.

3.Kiểm tra màn hình

Kinh nghiệm đi mua điện thoại

Đối với một chiếc smartphone cảm ứng thì màn hình chính là điểm quan trọng nhất quyết định sự sống còn của sản phẩm. Bước kiểm tra này cũng không gọi là quá khó khăn, bạn có thể bấm gọi, nhắn tin, xoay thẳng, đứngxem độ nhạy của màn hình. Chỉnh sáng tối và kiểm tra xem màn hình có bị những "điểm chết" hoặc bụi bẩn hay không. Nếu chiếc điện thoại bạn vướng phải những trường hợp trên thì khả năng máy bị tháo màn hình rất có thể xảy ra.

4.Kiểm tra pin

Kinh nghiệm đi mua điện thoại

Điện thoại smartphone là một thiết bị thông minh có khả năng truy cập và sử dụng đa phương tiện. Do đó, pin điện thoại là một vấn đề quan trọng cần được chú ý khi mua. Thật bất tiện khi cầm một chiếc smartphone cứ liên tục nóng máy và hết pin phải không? Bằng cách sạc thử điện thoại trong khoảng 10-15 phút và xem tốc độ sạc pin cũng như nhiệt độ máy có nóng lên lúc sạc hay không, bạn có thể biết máy còn tốt hay đã được sử dụng quá lâu rồi. Hoặc bạn có thể chạy thử các ứng dụng để kiểm tra độ pin như: chụp hình, xem clip, youtube, game...hay kết nối 3G và lướt web. Nếu pin sụt quá nhanh, chứng tỏ máy đã bị chai pin.

5. Kiểm tra chất lượng cuộc gọi

Kinh nghiệm đi mua điện thoại

Có khá nhiều người gặp phải tình huống "dở khóc dở cười" khi mua phải thiết bị chỉ sử dụng được một mạng. Do đó, để cẩn thận hơn, bạn nên kiểm tra chất lượng sóng và cuộc gọi bằng những loại SIM của cácnhà mạng lớn nhất hiện nay như Vina, Mobi, Viettel...để chắc máy mình sử dụng và bắt sóng tốt các mạng chủ yếu hiện nay. Ngoài ra, bạn cũng nên cầm máy đi quanh khu vực lân cận xem máy có hay bị rớt cột sóng và mất mạng hay không nhé!

6.Kiểm tra kết nối

Kinh nghiệm đi mua điện thoại

Bước tiếp theo, bạn nên kiểm tra khả năng kết nối Wifi, Bluetooth và 3G còn hoạt động mạnh hay không bằng cách reset máy về tình trạng ban đầu. Tiến hành kiểm tra kết nối và lướt web trong vòng 20-30 phút ở các vị trí khác nhau như ngoài trời, trong góc... để nhận biết máy có ổn định hay mất sóng hay không. Khá nhiều điện thoại cũ mắc phải tình trạng bắt Wifi kém khiến người dùng khá khó chịu khi giải trí, làm việc. Đây là một tính năng quan trọng bạn cần nên kiểm tra.

7. Camera

Kinh nghiệm đi mua điện thoại

Hãy thử chụp một vài tấm hình bằng camera trước, sau và đèn flash để kiểm tra camera điện thoại vẫn còn hoạt động tốt, không bị mờ hoặc ngả màu. Đây là một bước khá quan trọng khi mua smartphone,đặc biệt với các chị em gái thích chụp ảnh. Bạn cũng nên lấy tay che ống kínhcamera và chụp 1 bức hình, khi xem lại, nếu hình màu đen đó xuất hiện những điểm màu sáng khác thường tức là màn hình bị điểm sáng. Ngược lại, nếu chụp 1 nền màu trắng khi xem lại xuất hiện nhữngđiểm đen tức là màn hình bị điểm chết.

8. Kiểm tra phụ kiện đi kèm máy

Kinh nghiệm đi mua điện thoại

Nếu cẩn thận hơn, bạn nên kiểm tra các phụ kiện đi kèm máy có còn tốt và nguyên zin hay không bằng cách sạc điện thoại, gắn cáp PC hoặc nghe thử tai nghe có hay hay không. Hãy chọn một chiếc smartphone còn đầy đủ hộp, phụ kiện để đảm bảo mình ít gặp rủi ro nhất.

Xem thêm>> điện thoại,điện thoại Samsung, điện thoại Sony, điện thoại Oppo, điện thoại HTC, điện thoại Vivo, điện thoại Xiaomi, điện thoại Nokia

Bài: Mỹ Dung