Làm thế nào để theo dõi sự tăng trưởng của trẻ

Biểu đồ tăng trưởng là công cụ khoa học để theo dõi sự phát triển của bé những năm đầu đời. Biểu đồ được tổ chức YTế thế giới WHO xây dựng lên và được Bộ Y Tế Việt Nam chứng nhận áp dụng phù hợp cho trẻ em Việt Nam, giúp các mẹ dễ dàng theo dõi tình trạng tăng trưởng của con.

Cách sử dụng biểu đồ cân nặng và chiều cao cho bé:

Một đứa trẻ được coi là phát triển bình thường không những phải tăng cân mà còn phải tăng cả chiều cao đều đặn. Nếu chúng ta theo dõi cân nặng và chiều cao hàng tháng cùng với việc sử dụng Biểu đồ tăng trưởng trẻ em, chúng ta sẽ biết được đứa trẻ đó có phát triển bình thường hay không. Từ đó kịp thời tư vấn cho bà mẹ và người chăm sóc trẻ biết cách chăm sóc dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.

Mỗi tháng vào một ngày cố định mẹ cân và đo chiều cao và cân nặng của bé xong dò theo biểu đồ đúng với tháng tuổi của bé và chấm nối điểm tháng trước với tháng này sẽ hợp thành đường biểu diễn cân nặng, chiều cao của bé. Nếu đường biểu diễn tương đương với đường cong chuẩn được tô đạm ở giữa và được nằm trong khu vực màu xanh an toàn tức là bé đang tăng trưởng tốt và lành mạnhĐ.

Biểu đồ tăng trưởng cân nặng và chiều cao theo độ tuổi của bé trai và bé gái [WHO]

Biểu đồ tăng trưởng – Cân nặng theo tuổi – Bé Gái

Biểu đồ tăng trưởng – Cân nặng theo tuổi – Bé Trai

Biểu đồ tăng trưởng – Chiều cao theo tuổi – Bé Gái

Biểu đồ tăng trưởng – Chiều cao theo tuổi – Bé trai

Ghi chú: Cách đánh giá tại một thời điểm:Điểm chấm nằm trong vùng màu xanh là bình thường, vùng màu đỏ là suy dinh dưỡng

Đánh giá nhận xét biểu đồ tăng trưởng và tình trạng sức khỏe củatrẻ

Khi đoạn biểu đồ nằm ngang:Bé không tăng cân và chiều cao. Nếu biểu đồ này nằm ngang liên tục hơn 2 tháng liền, nghĩa là con đang có vấn đề về sức khoẻ. Con có thể bị chứng kém hấp thu, biếng ăn, v..v.. Trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Trường hợp trẻ đang bú mẹ hoàn toàn nên xem lại chế độ dinh dưỡng của người mẹ, tư thế cho bé bú. Nếu bé đang ăn dặm mẹ nên xem lại chế độ dinh dưỡng của bé đã ổn chưa.

Trường hợp trẻ biếng ăn thì mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và thử thay thế bằng thực đơn mới để kích thích sự thèm ăn của bé. Bên cạnh đó mẹ nên bổ sung them nhiều nhóm rau củ có màu đỏ như: cam, bí ngô, cà rốt… hoặc cho thêm dầu vào cháo của bé.

Khi đoạn biểu đồ đi xuống:Chứng tỏ bé phát triển không tốt, có dấu hiệu suy dinh dưỡng nguy hiểm, có thể trẻ đang mắc chứng bệnh tiêu chảy, viêm phổi. Cũng có trường hợp mẹ tập bé ăn quá sớm [trước 4 tháng] nên ảnh thưởng đến hệ tiêu hoá của bé khiến bé không thể tăng cân và phát triển chiều cao được.

Cách đối phó: Nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 4 tháng. Khi tập ăn dặm cho bé nên bắt đầu với thức ăn loãng sau đó mới chuyển sang đặc, từ ngọt sang mặn.

Với những trẻ đang ăn dặm mẹ cần bổ sung chất béo và rau xanh vào thực đơn hàng ngày của bé. Đồng thời mẹ cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi ngày.

Khi biểu đồ đi lên đều:Biểu đồ đi lên đều trong khung vạch cho phép chứng tỏ bé vẫn phát triển đều đặn về cả chiều cao và cân nặng. Biểu đồ đi lên chứng minh sức khoẻ bé ổn định.

Khi biểu đồ đi lên nhanh: Các mẹ cũng cần lưu ý đoạn biểu đồ đi lên nhanh và cao hơn ngưỡng cho phép đột ngột, chứng tỏ bé đang có dấu hiệu thừa cân, thậm chí bé bị béo phì. Lúc này thì các mẹ nên điều chỉnh lại khẩu phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của con cho phù hợp. Tăng cường cho con dùng nhiều rau xanh, chất xơ hạn chế tinh bột. Thay chất béo động vật bằng chất béo thực vật để chế biến thức ăn cho bé.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng biểu đồ tăng trưởng của bé trai có xu hướng tăng nhanh hơn biểu đồ tăng trưởng của bé gái. Vì thế, không nên so sánh các bé với nhau. Chỉ cần xem biểu đồ tăng trưởng của con mình để theo dõi tình trạng sức khoẻ của con, để can thiệp kịp thời khi cần thiết các mẹ nhé.

Đăng bởi: Nguyễn Hồng   Đăng lúc: 31-01-2018 16:51

Biểu đồ tăng trưởng là một bảng dữ liệu chuẩn mực chung về chiều cao, cân nặng theo độ tuổi của trẻ. Thông qua quá trình so sánh chiều cao, cân nặng của trẻ với các chỉ số trong bảng, bố mẹ sẽ nắm được tình trạng phát triển của con, kịp thời đưa ra những biện pháp, nhằm bổ sung dung dưỡng, chăm sóc trẻ phát triển chiều cao tối đa.

Hướng dẫn theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ

Trên thực tế, có khá nhiều tổ chức đưa ra biểu đồ tăng trưởng, nhưng biểu đồ do WHO cung cấp được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao. Do đó, các bậc phụ huynh nên ưu tiên tham khảo biểu đồ tăng trưởng của bé do WHO cung cấp.

GS.BS. Allen, trưởng khoa nhi, ĐH Wisconsin, Mỹ đã có một vài hướng dẫn chi tiết về cách xem và theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ như sau:

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ từ 0 – 5 tuổi do WHO cung cấp

Đường màu xanh biểu thị tốc độ phát triển bình thường, đạt chuẩn của trẻ. Nếu bé có mức chiều cao, cân nặng nằm trên đường màu xanh này, bố mẹ hoàn toàn có thể an tâm về sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.

Khu vực giới hạn bởi 2 đường màu cam [85th và 15th], bao gồm cả đường màu xanh biểu thị tốc độ phát triển trong giới hạn cho phép. Nghĩa là sự của bé vẫn nằm trong giới hạn chuẩn, bố mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều.

Khu vực từ đường màu cam đến đường màu đỏ [97th và 3rd] biểu thị sự phát triển bất ổn của trẻ. Nếu con của bạn được xác định phát triển theo tuyến đường này thì bạn cần nhanh chóng đưa con đến trung tâm dinh dưỡng, để được các chuyên gia thăm khám, chẩn đoán và có hướng chăm sóc trẻ hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, việc tăng trưởng chiều cao trẻ dưới 3 tuổi có sự chênh lệch lên xuống 1 dòng so với chuẩn trong biểu đồ tăng trưởng là hoàn toàn bình thường. Bé trong độ tuổi từ 3 - 10 tuổi, tăng trưởng chiều cao chuẩn theo 1 đường trong biểu đồ tăng trưởng [không nhất thiết là đường chuẩn] là điều bình thường, bởi bé vẫn đang phát triển tương đối tốt. Tuy nhiên, nếu nhận thấy sự tăng trưởng của bé đang bị lệch 1 dòng trong 2-3 tháng so với biểu đồ tăng trưởng chuẩn, các bậc phụ huynh cần liên hệ với bác sỹ dinh dưỡng để cho bé kiểm tra sớm nhất có thể.

Sự trì hoãn tăng trưởng chiều cao của các bé từ 12 – 25 tháng tuổi có thể liên quan đến độ dài chu kì kinh nguyệt của mẹ hoặc lịch sử tăng trưởng chiều cao của người cha. Do đó, nếu nhận thấy, trong quãng thời gian này bé không phát triển được nhiều thì bố mẹ cần suy xét lại các yếu tố này trước khi tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Trường hợp bé sinh ra quá nhỏ hay quá lớn, các bậc phụ huynh cần tiến hành các biện pháp chăm sóc bé an toàn và hiệu quả hơn. Từ đó, chiều cao và cân nặng của trẻ sẽ được điều chỉnh sau 15 tháng đầu tiên.

Bổ sung dinh dưỡng như thế nào để trẻ phát triển chiều cao tối đa?

Dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến 32%, cũng là tác nhân ảnh hưởng lớn nhất đến chiều cao của trẻ sau khi trưởng thành. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo cung cấp đầy đủ và khoa học các dưỡng chất có lợi cho quá trình phát triển chiều cao, việc trẻ sở hữu một chiều cao lý tưởng trong tương lai là điều không phải bàn cãi.

Dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ

Bổ sung dinh dưỡng để trẻ phát triển chiều cao tối đa, các bậc phụ huynh cần chú ý một số vấn đề sau đây:

- Bổ sung đúng và đủ các dưỡng chất hỗ trợ phát triển chiều cao: Để quá trình phát triển chiều cao diễn ra hiệu quả, bé cần có: Canxi, Collagen type II, Vitamin D3, Magiê, Phốt pho… hỗ trợ sự tạo thành và chắc khỏe của hệ xương khớp, tạo điều kiện để tăng trưởng chiều cao. Tuy nhiên, việc bổ sung các chất này cần được tiến hành khoa học, hàm lượng mỗi chất theo mỗi thời kì có sự khác biệt. Để nắm được điều này, bố mẹ cần liên hệ sự hỗ trợ của các chuyên gia dinh dưỡng uy tín, hạn chế trường hợp bổ sung quá nhiều, gây ra các tác dụng phụ, cản trở sự tăng trưởng chiều cao và đe dọa đến sức khỏe của trẻ.

- Chú ý đến các “giai đoạn vàng” phát triển chiều cao của trẻ: Có 3 giai đoạn vàng để phát triển chiều cao cho trẻ: Giai đoạn bào thai, giai đoạn từ 0 – 3 tuổi, giai đoạn dậy thì. Tất nhiên, bố mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng của trẻ trong toàn bộ quá trình phát triển, tuy nhiên, cần đặc biệt chú y đến 3 thời điểm này. Bởi, đây là các thời kì hệ xương khớp có những bước phát triển lớn, cần lượng dinh dưỡng nhiều nhất, bổ sung dinh dưỡng hợp lý vào các thời điểm này sẽ tác động rất lớn vào chiều cao tối đa mà trẻ có thể đạt được sau khi trưởng thành.

- Hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm ảnh hưởng đến chiều cao: Bánh ngọt, thịt bò, đồ uống có ga, đồ uống có cồn… đều có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của chiều cao nếu trẻ sử dụng quá nhiều. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, các bọt khí trong đồ uống có ga có chứa các chất hóa học, sẽ “bào mòn” Canxi trong xương, cản trợ sự phát triển của hệ xương khớp cũng như chiều cao của trẻ. Tương tự, những thực phẩm kể trên đều có khả năng tác động xấu đến sự phát triển chiều cao của trẻ.

- Kiểm soát cân nặng của trẻ: Bổ sung dinh dưỡng tăng chiều cao không đồng nghĩa với việc cho trẻ ăn uống “thả phanh” không kiểm soát. Điều này đẩy trẻ vào nguy cơ mắc bệnh béo phì, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý về tim mạch, tiêu hóa, trẻ chậm chạp, lười vận động. Bên cạnh đó, trẻ béo phì thường ưa thích các món ăn giàu đạm, chất béo, đồ ngọt, trong khi đây chính là các “thủ phạm” cản trở quá trình hấp thu Canxi của xương, từ đó tác động xấu đến sự phát triển chiều cao của trẻ.

Hiện nay, phương pháp bổ sung dinh dưỡng, giúp bé tăng trưởng chiều cao tối đa khi trưởng thành là cho bé sử dụng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ hỗ trợ tăng chiều cao [TPBVSK]. Với công thức bao gồm các nhóm dưỡng chất có lợi cho chiều cao, được tính toán kĩ lưỡng, đảm bảo tác động hiệu quả đến quá trình phát triển chiều cao mà không gây ra các phản ứng tiêu cực do dư thừa dưỡng chất, TPBVSK là “người hỗ trợ đắc lực” cho các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc con cái.

Video liên quan

Chủ Đề