Nêu nội dung chính của đoạn trích dế Mèn


Nêu nội dung chính của đoạn trích dế Mèn

Tô Hoài (1920 - 2014)

Tác giả

  • Tô Hoài (1920 - 2014)
  • Tên khai sinh là Nguyễn Sen. Các bút danh khác : Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Hồng Hoa, Vũ Đột Kích.
  • Quê quán: huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
  • Lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Cuộc đời và con người:

       - Tô Hoài trở thành nhà văn bằng con đường tự học.

       - Với chặng đường đời gần trọn một thế kỉ, Tô Hoài có vốn hiểu biết phong phú và tấm lòng yêu thương hết mực với con người, thiên nhiên, loài vật.

       - Đặc sắc ngòi bút trong các tác phẩm văn học thiếu nhi:

             + Tô Hoài viết rất nhiều đề tài khác nhau : thế giới loài vật, quê hương đất nước, nhân vật thiếu nhi, câu chuyện cổ tích viết lại, ...

             + Lối văn dí dỏm, tinh quái, đầy những phong vị và màu sắc trẻ thơ; cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.

       - Các tác phẩm chính : Tô Hoài là nhà văn có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại với nhiều thể loại : "Dế Mèn phiêu lưu ký" (truyện dài, 1941); các truyện ngắn : Võ Sĩ bọ ngựa, Đám cưới chuột, Mụ Ngan, Cá đi ăn thề, Dê và lợn, Bốn con gà, Chuyện cái đầu của tôi, Mực tàu giấy bản,...

       - Giải thưởng : Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 - 1996).

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác
Truyện sáng tác năm 1941

Xuất xứ
Văn bản trích từ chương I của truyện Dế mèn phiêu lưu kí  - tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật và dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

Tóm tắt đoạn trích
Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng, tính tình kiêu căng, xốc nổi.  Hàng xóm có chàng Dế Choắt ốm yếu, gầy gò. Dế Mèn đã coi thường Dế Choắt, không giúp đỡ Dế Choắt lại còn bày trò nghịch ranh trêu chị Cốc. Dế Choắt bị chết oan vì trò nghịch đó. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên nhủ Dế Mèn. Dế Mèn vô cùng ân hận và cảm kích, suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
Bố cục
Đoạn trích được chia làm hai phần:
  • Phần 1 (Từ đầu đến "sắp đứng đầu thiên hạ rồi") : Bức chân dung tự họa của Dế Mèn.
  • Phần 2 (Phần còn lại) : Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Phương thức biểu đạt
Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

Ngôi kể và người kể chuyện
Truyện kể theo ngôi thứ nhất bằng lời của nhân vật chính - Dế Mèn.

NỘI DUNG [edit]

1. Bức chân dung tự họa của Dế Mèn

      - Càng : mẫm bóng

      - Vuốt : cứng và nhọn 

      - Cánh : dài xuống tận chấm đuôi

      - Đầu : nổi từng tảng

      - Răng : đen nhánh

      - Râu : dài và cong

      - Cả thân hình : một màu nâu bóng mỡ soi gương được

→ Là một thanh niên cường tráng, tự tin về vẻ đẹp ngoại hình của mình.

      - Muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.

      - Chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. 

      - Đi đứng oai vệ.

      - Cà khịa với tất cả mọi người (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...).

  • Suy nghĩ : Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ.

→ Tính cách của Dế Mèn : kiêu căng, xốc nổi, hợm hĩnh, hung hăng và xem thường người khác.

=> Dế Mèn mang vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung và chứa chất sức sống mạnh mẽ. Tuy nhiên, cậu còn kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, xem thường mọi người và xốc nổi.

* Nghệ thuật :

- Nghệ thuật miêu tả sinh động đặc sắc bằng một hệ thống các tính từ : cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, hùng dũng, trịnh trọng, ...

- Nghệ thuật nhân hóa, so sánh thú vị.

- Tác dụng :

+ Góp phần làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng và tính cách xốc nổi của Dế Mèn.

+ Khiến nhân vật Dế Mèn gần gũi với thế giới con người.

2. Nhân vật Dế Choắt

  • Tầm tuổi với Dế Mèn
  • Người gầy gò, cao lêu nghêu như nghiện thuốc phiện. 
  • Cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ
  • Hôi như cú mèo
  • Có lớn mà không có khôn

→ Dưới con mắt của Dế Mèn, Dế Choắt là một kẻ yếu ớt, xấu xí, lười nhác và đáng khinh. 

3. Câu chuyện về bài học đầu tiên của Dế Mèn

  • Nguyên nhân : Dế Mèn trên chị Cốc để ra oai với Dế Choắt.

      - Dế Mèn hát trêu chị Cốc

      - Dế Mèn chui tọt ngay vào hang trốn và để lại mình Dế Choắt hứng chịu cơn thịnh nộ của chị Cốc.

Hậu quả:

      - Dế Choắt bị chị Cốc mổ đến chết. 

      - Dế Mèn xót thương và hối hận, chôn Dế Choắt ở vùng cỏ bm tum và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

      - Bài học về thói kiêu căng : Kẻ kiêu căng, tự phụ có thể làm hại người khác, khiến mình phải ân hận. 

      - Bài học về tình thân ái : Nên biết sống đoàn kết với mọi người.

      - Các bài học khác:

             + Trước khi hành động, chúng ta phải biết suy nghĩ chín chắn, kĩ càng.

             + Chúng ta phải biết chịu trách nhiệm với những việc mình làm.

→ Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy".

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT - Ý NGHĨA TÁC PHẨM [edit]

1. Đặc sắc nghệ thuật
  • Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất, lời của nhân vật Dế Mèn.

       - Ngôi kể phù hợp với hình thức hồi kí của tác phẩm. 

       - Những điều được kể trở nên sinh động, chân thực hơn. 

  • Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, hấp dẫn.
  • Ngôn ngữ kể chuyện chính xác và giàu tạo hình.

2. Ý nghĩa tác phẩm

       - Đoạn trích miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng, hùng dũng của con nhà võ nhưng tính nết kiêu căng, xốc nổi. Vì tính kiêu căng, xốc nổi đó, Dế Mèn đã gây ra cái chết của Dế Choắt và ân hận suy ngẫm về bài học đường đời. 
       - Qua đoạn trích, tác giả đã đưa đến những bài học về thái độ và cách ứng xử trong cuộc sống của con người.


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3