Nguyên nhân cá nhân

Không có một lý do đơn giản về sự gia nhập nhóm của một cá nhân. Một cá nhân có thể và thường tham gia nhiều nhóm. Các nhóm khác nhau sẽ mang lại những lợi ích khác nhau cho các cá nhân. Những lý do phổ biến nhất cho việc gia nhập nhóm là có liên quan tới những nhu cầu của cá nhân về sự an toàn, địa vị, quyền lực và việc đạt tới những mục tiêu.

Sự an toàn:

Bằng việc tham gia nhóm con người có thể làm giảm sự mất an toàn của tình trạng đứng riêng lẻ. Con người cảm thấy mạnh hơn, ít bị tự hoài nghi hơn, và chống lại các đe doạ tốt hơn.

Những người mới tới một tổ chức có thể bị tổn thương với cảm giác của sự cô đơn, bị cách ly và sẽ tham gia vào các nhóm để nhận được các chỉ dẫn và sự hỗ trợ. Con người nhận được sự an toàn từ sự tương tác với những người khác và trở thành một thành phần của nhóm. Điều này luôn giải thích một thực tế là nếu đội ngũ quản lý tạo ra một môi trường trong đó người lao động cảm thấy không an toàn, họ sẽ dường như tích cực hơn tham gia vào các hoạt động công đoàn để làm giảm cảm giác về sự bất an của họ.

Địa vị và tự trọng

Là thành viên của nhóm có nghĩa là “Tôi là một người nào đó”. Là thành viên của nhóm cho phép thoả mãn nhu cầu tự trọng bằng việc tạo ra địa vị và sự nhận dạng cho cá nhân. Khi ai đó hỏi bạn “Anh là ai”, câu trả lời thường là “Tôi là cán bộ của công ty X, nào đó”. Rất nhiều người có sự quan tâm cao độ tới việc thoả mãn các nhu cầu được tôn trọng và hướng việc trở thành một thành viên của nhóm để thoả mãn nhu cầu của họ.

Nhóm có thể thoả mãn nhu cầu bên trong cũng như các nhu cầu bên ngoài. Sự tự trọng của cá nhân được ủng hộ khi cá nhân được chấp nhận bởi các nhóm có giá trị cao. Trở thành một thành viên của nhóm thực hiện một nhiệm vụ quan trọng là xem xét, đánh giá và kiến nghị cho việc đặt trụ sở chính của đơn vị có thể làm thoả mãn các nhu cầu nội tại về khả năng, phát triển cũng như nhu cầu bên ngoài về địa vị và sự ảnh hưởng.

Tương tác và sự liên minh

Nhóm có thể thoả mãn các nhu cầu xã hội của cá nhân. Con người sẽ thoả mãn với các tương tác khi họ là thành viên của nhóm. Đối với nhiều người, những tương tác mang tính công việc là nguồn chủ yếu để thoả mãn nhu cầu liên minh của họ. Đối với phần lớn con người, những nhóm công việc góp phần đáng kể trong việc thoả mãn nhu cầu bạn bè và quan hệ xã hội. Bạn sẽ không ngạc nhiên khi thấy phần lớn bạn bè của mình là những người cùng làm việc.

Quyền lực và sức mạnh

Những điều mà cá nhân không thể đạt tới khi đứng một mình thì lại có thể đạt được thông qua các công việc của nhóm. “Đoàn kết là sức mạnh” là điều mà mỗi chúng ta đều hiểu rất rõ. Bằng việc gia nhập nhóm, cá nhân không chỉ tạo ra sức mạnh để bảo vệ mình mà còn tạo ra sức mạnh trong việc đòi hỏi người khác. Rõ ràng người lao động gia nhập công đoàn là để bảo vệ mình tốt hơn, và kiến nghị về cải thiện môi trường làm việc nếu được đưa ra bởi một cá nhân có thể không được quan tâm song được đưa ra bởi một nhóm sẽ được lắng nghe và giải quyết bởi cấp quản lý.

Hơn nữa nhóm không chính thức tạo ra các cơ hội cho cá nhân sử dụng quyền lực đối với người khác. Đối với các cá nhân có nhu cầu ảnh hưởng đến những người khác, nhóm có thể tạo ra quyền lực mà không cần tới những quyền hạn chính thức. Khi là thủ lĩnh nhóm, bạn có thể đưa ra các yêu cầu đối với các thành viên trong nhóm và đạt đến sự tuân thủ mà không cần đến bất kỳ trách nhiệm nào – điều thường gắn liền với vị trí chính thức. Cấu trúc quyền lực chính thức của tổ chức theo dạng hình tháp, số vị trí lãnh đạo trong một tổ chức là có hạn. Vì vậy đối với người có nhu cầu cao về quyền lực nhóm thì có thể là phương tiện quan trọng trong việc thoả mãn nhu cầu của họ.

Đạt mục tiêu

Sự phát triển sản xuất đã dẫn đến tới việc chuyên môn hoá các hoạt động và điều này dẫn tới đòi hỏi của sự hợp tác. Trong thế giới mà ta đang sống lao động đã được xã hội hoá cao, hầu hết các lao động là lao động tập thể. Để đạt tới mục tiêu nào đó luôn có sự đòi hỏi sự hợp tác giữa những người có kiến thức, chuyên môn, và kinh nghiệm nghề nghiệp khác nhau.

Nguyễn Thị Thảo

Trao đổi với Báo Nhân Dân, PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng thông điệp của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng trong vấn đề xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Ngay từ năm 1947 trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và nêu lên những đòi hỏi cao hơn trong tác phẩm "Đạo đức cách mạng" khi nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội được đặt ra trực tiếp. Trước khi đi xa, Người căn dặn toàn Đảng phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nêu rõ: “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: Quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí... Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân”.

Trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (3/2/1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra 10 loại bệnh nảy sinh từ chủ nghĩa cá nhân cần nhận diện và phòng chống: bệnh quan liêu; bệnh tham lam; bệnh lười biếng; bệnh kiêu ngạo; bệnh hiếu danh; bệnh “hữu danh vô thực”; bệnh cận thị (biểu hiện là chỉ để ý đến cái nhỏ, vụn vặt, không thấy cái lớn, cái quan trọng); bệnh tỵ nạnh; bệnh xu nịnh, a dua và bệnh kéo bè, kéo cánh.

Theo ông Phúc, trong giai đoạn hiện nay, cần phải xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa xây và chống như quan điểm của Hội nghị Trung ương 4, khóa XII đã nêu, đó là lấy xây là cơ bản và lâu dài, chống suy thoái, tiêu cực là bức thiết và phải làm thường xuyên. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII cho thấy có nhiều kết quả đáng ghi nhận cả về xây và chống.

“Những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân giờ cũng tinh vi hơn, có khi là nhân danh công việc chung nhưng lại “luồn” lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm vào; tham lam dẫn tới tham nhũng”

Tuy nhiên, tình trạng tu dưỡng, rèn luyện của một số cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức có quyền vẫn còn chưa tương xứng với yêu cầu của Đảng, dẫn tới mắc sai lầm, khuyết điểm và gốc gác là hiện tượng sa vào chủ nghĩa cá nhân.

“Có những người từng được phong anh hùng, rất đáng ngưỡng mộ, rồi ở những vị trí rất cao, có vai trò ảnh hưởng rất lớn nhưng rồi lại rơi vào sai phạm thậm chí phải bị xử lý, ra tòa... thì đó chính là khi lòng dạ không còn trong sáng nữa và sa vào chủ nghĩa cá nhân”, PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc nói.