Những thành tựu kỷ điều trong lĩnh vực du hành vũ trụ là

Chuyến bay đầu tiên tiếp cận Mặt trăng

Liên Xô là quốc gia đầu tiên đưa một vệ tinh lên quỹ đạo [4-10-1957]. Hai năm sau, ngày 2-1-1959, Liên Xô khởi động chương trình Luna, được truyền thông phương Tây gọi là Lunik, bằng việc phóng tàu Luna-1 lên quỹ đạo để chinh phục Mặt trăng. Luna-1 đã trở thành tàu vũ trụ đầu tiên trên thế giới có khả năng vượt qua lực hấp dẫn của Trái đất.

Tàu Luna-1 trên quỹ đạo. Ảnh: Sputnik.

Tuy nhiên, do quá trình đốt tên lửa đẩy trên không bị thực hiện sai thời điểm trong thời gian phóng, Luna-1 đã bỏ lỡ và chỉ đi sát qua Mặt Trăng. Theo Russia Beyond, Luna-1 đã bay 6.000km quanh vùng lân cận của Mặt trăng và trở thành phi thuyền đầu tiên rời khỏi quỹ đạo quanh Trái đất.

Bức ảnh đầu tiên về bề mặt bị che lấp của Mặt trăng

Trong năm 1959, Liên Xô lần lượt thực hiện thành công các chương trình thăm dò Mặt Trăng qua các chuyến bay Luna-1 [tháng 1-1959], Luna-2 [9-1959] và Luna-3 [10-1959]. Nếu như Luna-1 không thành công trong việc hạ cánh xuống Mặt trăng thì tàu Luna-2 đã làm được điều đó. Trong khi đó, Luna-3 đã làm được một việc vô cùng quan trọng là chụp ảnh được phần khuất của Mặt trăng, đưa Liên Xô trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện được việc quan trọng này.

Bề mặt che khuất của Mặt trăng được tàu Luna-3 chụp được. Ảnh: sciencesetavenir.fr.

Theo Russia Beyond, tìm hiểu về bề mặt bị che lấp của Mặt trăng luôn là thách thức lớn trong cuộc chinh phục không gian của các cường quốc. Năm 1958, Mỹ là nước đầu tiên phóng tàu thăm dò lên Mặt trăng nhưng không thành công do tính toán sai hành trình. Liên Xô đã nhận ra nỗ lực này của Washington nên bí mật chạy đua và đã thành công. Có điều, thành công này có được lại nhờ "sự giúp đỡ" của Mỹ, cụ thể là phim chụp ảnh vũ trụ.

Thực tế là, để có phim chụp ảnh Mặt trăng là vấn đề lớn. Tuy nhiên, vào nửa cuối thập kỷ 1950, trên lãnh thổ Liên Xô xuất hiện nhiều khinh khí cầu do thám của Mỹ, trên đó được trang bị máy ảnh chuyên dụng. Một số khinh khí cầu đã bị bắn hạ và Liên Xô đã thu được những cuộn phim trên khinh khí cầu. Những cuộn phim này sau đó đã được gửi đến Học viện Vũ trụ quân sự Nga để nghiên cứu.

Tháng 10-1959, tàu Luna-3 được phóng lên mang theo máy ảnh phù hợp để chụp Mặt trăng. Ba ngày sau, thiết bị đã chụp 40 bức ảnh và gửi về Trái đất. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, chất lượng ảnh kém nhưng 17 trong số ảnh đó vẫn có thể dùng phân tích được.

Chuyến bay đầu tiên bị lạc

Trong những năm 1961-1984, Liên Xô đã từng phóng các tàu thăm dò không người lái đến sao Kim. Con tàu đầu tiên thực hiện nhiệm vụ này là tàu Venera-1, tuy nhiên Venera-1 đã sớm bỏ cuộc vào tháng 2-1961.

Tàu thăm dò Venera-1. Ảnh: fracademic.com.

Cũng trong năm 1961, Liên Xô đã phóng tàu thăm dò lên Mặt trăng nhưng thất bại do mất tín hiệu liên lạc. Tàu thăm dò không thể điều chỉnh hành trình của mình và trôi vô định trong không gian, đi qua phía trước sao Kim ở khoảng cách 100.000km. Việc nối lại liên lạc được thực hiện khi tàu thăm dò trên cách Trái đất 2 triệu km.

Lần đầu tiên hạ cánh trên hành tinh khác

Nhiệm vụ chinh phục sao Kim - hành tinh gần Trái đất nhất - của Liên Xô kéo dài một thập kỷ. Sau 17 lần không thành công, năm 1971, thiết bị thăm dò của tàu Venera-7 do Liên Xô chế tạo đã hạ cánh mềm mại xuống sao Kim. Trong thực tế, đó là lần đầu tiên loài người đã thả thiết bị thăm dò xuống bề mặt một hành tinh khác. Do nhiệt độ cực cao trên sao Kim, khoang chứa thiết bị thăm dò được tàu vũ trụ Liên Xô thả xuống năm 1970 chỉ tồn tại được trong khoảng 2 giờ trên bề mặt của hành tinh này. Dù xảy ra một số sự cố, thiết bị thăm dò đã truyền được hình ảnh về Trái đất.

Xử lý thông tin trước chuyến bay của tàu Venera-7. Ảnh: TASS.

Đặc biệt là, cùng chinh phục sao Kim lần này còn có một tàu thăm dò khác có hình dáng tương tự Venera-7. Tàu Venera-7 “phiên bản 2” được phóng lên quỹ đạo chỉ sau lần phóng Venera-7 có 5 ngày. Tuy nhiên, con tàu này không thể hỗ trợ “người chị” của mình do bị nổ động cơ.

Thiết bị đầu tiên trên sao Hỏa và bức ảnh đầu tiên về hành tinh này

Trước khi người Mỹ đưa tàu Curiosity lên sao Hỏa vào năm 2012, Liên Xô đã làm công việc tương tự từ năm 1971 [cùng năm chinh phục sao Kim].

Hình ảnh sao Hỏa được chuyển về từ thiết bị thăm dò của Liên Xô. Ảnh: Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô.

Trên thực tế, vào thời điểm đó, tàu thăm dò Mariner 9 của Mỹ đã bay tới sao Hỏa và thậm chí đã đi vào quỹ đạo Hành tinh Đỏ sớm hơn 2 tuần so với tàu thăm dò của Liên Xô, nhưng việc thu thập dữ liệu gặp cản trở bởi một cơn bão bao phủ thiên thể. Bất chấp điều kiện thời tiết xấu, Liên Xô vẫn quyết định cho hạ cánh tàu thăm dò Mars-3 và thành công. Tàu Mars-3 sau đó phát angten truyền dữ liệu về Trái đất. Quá trình truyền tải này kéo dài 14 giây, sau đó bị gián đoạn mãi mãi mà đến nay không tìm ra được nguyên nhân. Ngoài ra, tàu này cũng gửi về Trái đất bức ảnh đầu tiên chụp trên đất sao Hỏa nhưng không được rõ lắm.

HÒA AN [theo Russia Beyond]

Từ năm 2000 đến 2009, nền khoa học của thế giới đã đạt được những thành tựu vượt bậc, góp phần rất lớn cho thành công của các lĩnh vực khác phục vụ cuộc sống con người.

1. Năm 2000: Năm bản lề của thế kỷ 21, nhóm nhà khoa học Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc và Nhật Bản đã hoàn thành công trình giải mã bộ gien người, giúp khám phá cơ chế hoạt động của sự sống, qua đó tìm cách khắc phục các loại bệnh tật.

Việc công bố sơ đồ bộ gen người cho phép các nhà khoa học có thể bắt tay vào tìm hiểu biết bao điều bí ẩn về nguồn gốc sự sống và về chính bản thân con người.

Bản phác thảo đầy đủ đầu tiên về bản đồ bộ gen người - một trong những sự kiện lớn nhất có tầm vóc đột phá lịch sử khoa học của con người từ trước tới nay, đã được công bố vào dịp mở đầu thiên niên kỷ mới, ngày 12/2/2001 tại Tokyo [Nhật Bản], London [Anh], Washington [Mỹ] và nhiều thành phố khác trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất này thì con người được hình thành từ một số lượng gen ít hơn nhiều so với mọi dự đoán ban đầu, chỉ khoảng 30.000 gen.

2. Năm 2001: Sau 15 năm hoạt động trên vũ trụ và có nhiều kỳ tích, Trạm quỹ đạo Hòa bình của Nga chấm dứt tồn tại. Kỷ nguyên du lịch trên vũ trụ đã bắt đầu với việc người đầu tiên thực hiện chuyến bay tham quan an toàn.

Đầu năm 2001, Nga quyết định đưa Mir về Trái Đất vì nó tồn tại quá lâu, phục vụ nhân loại gấp ba lần thời hạn thiết kế ban đầu là 5 năm.

Trạm vũ trụ Hòa Bình, hay trạm vũ trụ Mir, là một trạm nghiên cứu được phóng lên vũ trụ vào ngày 19/2/1986, chuyên chú trongj vào các thí nghiệm khoa học phục vụ mục đích hòa bình và sự phát triển của con người.

Suốt 15 năm bay vòng quanh Trái Đất với 23.000 thí nghiệm khoa học, Mir đón nhận 104 lượt phi hành gia đến làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Đợt lưu trú dài ngày nhất trên Mir là của phi hành gia Nga Valeri Vladimirovich Polyakov [437 ngày]. Mir đã được cố ý phá vỡ khi gia nhập khí quyển và các phần vỡ đã chọn một diện tích 1500 km² trên vùng biển Nam Thái Bình Dương để làm phần mộ của mình vào ngày 23/3/2001.

3. Năm 2003: Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 5 do nhà du hành Dương Lợi Vĩ điều khiển. Với sự kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba đưa được con người ra ngoài bầu khí quyển trái đất, sau Liên bang Xô Viết trước đây và Mỹ.

Nhà du hành Dương Lợi Vĩ cùng Thần Châu 5 hoàn thành 14 vòng quanh trái đất trong 21 tiếng.

Thành công của chuyến bay là thắng lợi to lớn của ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc. Ngân quỹ dành cho chương trình này được giữ bí mật song các chuyên gia quốc tế ước tính rằng số tiền ít nhất là 1 tỷ USD.

4. Năm 2004: Các rôbốt tự hành Spirit và Opportunity của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ [NASA] thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu khoa học trên Sao Hỏa. Xe tự hành Spirit đã vượt qua tầng khí quyển và đổ bộ thành công xuống bề mặt lổn nhổn đá của sao Hỏa, bắt đầu sứ mệnh thám hiểm hành tinh đỏ để tìm kiếm bằng chứng rằng nơi đây từng thích hợp cho sự sống. Spirit đã phát tín hiệu và gửi ảnh về Trái đất sau khi hạ cánh bằng dù. Spirit rời Florida vào ngày 10/6/2003.

Ảnh minh họa tàu thăm dò tự hành Spirit trên sao Hỏa.

Người anh em đồng dạng Opportunity, phi thuyền thăm dò sao Hỏa thứ hai của NASA, cũng rời Trái đất trên tên lửa Boeing Delta 2 vào ngày 8/7/2003. Đây là hai robot thuộc thế hệ hiện đại nhất trong số các robot tự hành. Chúng có kích thước bằng chiếc xe hơi nhỏ với 6 bánh xe.

5. Năm 2007: Các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản tuyên bố đã thành công trong việc tạo ra tế bào gốc từ da người - một bước đột phá trong y học - mở ra khả năng tạo tế bào gốc với mã gen cụ thể của cá nhân để chữa các bệnh nan y và loại trừ nguy cơ thải ghép. Trong tương lai, thành tựu này còn giúp khép lại vấn đề gây tranh cãi về đạo đức khi tế bào gốc mới chỉ được lấy từ phôi người.

Những tế bào trong phát hiện mới này có tiềm năng cực kỳ to lớn trong trị liệu y khoa.

Ngày 21/11, tiến sĩ Shinya Yamanaka, từ Đại học Kyoto, Nhật Bản phổ biến phát minh mới nhất của họ về lĩnh vực tế bào gốc trên tạp chí Cell Journal. Đồng thời trên tạp chí Science Journal, tiến sĩ James Thomson và Junying Yu, thuộc Đại học Wisconsin – Madison, Mỹ cũng tường thuật kết quả của họ. Đây là khám phá mới, vô cùng lý thú và gây chấn động trong giới y khoa thế giới.

Các nhà khoa học cho biết, với phương pháp mới này, việc biến tế bào da thành tế bào gốc tương đối đơn giản và ít tốn kém hơn so với kỹ thuật chuyển nhân mà Ian Wilmut [người Anh], đã sử dụng để tạo nên cừu Dolly năm 1996. Điều mà họ thực hiện chỉ là cấy 4 gene cần thiết vào tế bào da. Các gene này sẽ tái cấu trúc các nhiễm sắc thể trong tế bào da, biến chúng thành tế bào gốc - là những tế bào có khả năng phân chia thành mọi loại tế bào khác của cơ thể như tim, gan, thần kinh, máu hoặc xương.

6. Năm 2008: Khởi động máy gia tốc hạt cực lớn mô phỏng vụ nổ Big Bang: Máy gia tốc hạt cực lớn [Large Hadron Collider- LHC], trị giá hơn 10 tỷ USD, có chu vi 27km, đặt ở độ sâu 100m dưới lòng đất tại biên giới Pháp-Thụy Sĩ, hoạt động ở nhiệt độ cực thấp -271,3 o C, đã được khởi động ngày 10/9 để mô phỏng vụ nổ Big Bang cách đây 13,7 tỷ năm nhằm tái tạo những điều kiện hình thành vũ trụ.

Các nhà khoa học châu Âu cho rằng đây có thể là sự khởi đầu một kỷ nguyên tuyệt vời của ngành vật lý.

Vụ thử đầu tiên đã thất bại, nhưng vào tháng 11 năm nay, vụ thử thứ hai đã bước đầu thu được thành công, hứa hẹn mở ra những khám phá về sự hình thành của vũ trụ. Các nhà khoa học đã ghi nhận được những va chạm đầu tiên của các chùm proton trong LHC lớn nhất thế giới trong cuộc đại thí nhiệm được kỳ vọng sẽ giúp giải mã nguồn gốc của vũ trụ.

Với kết quả này, các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra những va chạm proton năng lượng thấp mà có thể cuối cùng sẽ cung cấp những đầu mối giải mã vụ nổ Big Bang đầu tiên và nguồn gốc của vũ trụ

Theo Dân trí

Video liên quan

Chủ Đề