Nơi tập trung đông người mua bán là gì năm 2024

Mọi hoạt động tập trung đông người đều phải đăng ký trước với UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký. Trình tự thủ tục đăng ký tập trung đông người được quy định cụ thể tại Điều 6 Thông tư 09/2005.

Có thể hiểu, biểu tình là hình thức tụ tập đông người để bày tỏ ý chí nguyện vọng và biểu dương lực lượng tập thể về một vấn đề chung của xã hội.

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 ghi nhận biểu tình là quyền cơ bản của công dân: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Thực tế hiện nay quyền được biểu tình mới chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp mà chưa được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật cụ thể. Để đảm bảo trật tự an toàn xã hội, pháp luật Việt Nam cũng đã có những văn bản pháp quy điều chỉnh hành vi “tập trung đông người tại nơi công cộng”, cụ thể là Nghị định 38/2005 quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng và Thông tư 09/2005 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định 38/2005.

Nơi tập trung đông người mua bán là gì năm 2024
Ùn tắc giao thông tại khu vực Lăng Cha Cả (quận Tân Bình, TPHCM) do cuộc tụ tập đông người vào sáng 10-6. Ảnh: GIA MINH

Theo đó, hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng là những trường hợp tổ chức tập trung từ 5 người trở lên tại các khu vực, địa điểm phục vụ chung cho mọi người (vỉa hè, lòng đường, quảng trường, cơ sở kinh tế, văn hóa…) nhằm mục đích đưa ra yêu cầu hoặc kiến nghị về những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, gia đình, tổ chức, hoặc nhằm đưa ra những yêu cầu, kiến nghị về những vấn đề có liên quan chung đến đời sống chính trị - xã hội, đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Mọi hoạt động tập trung đông người đều phải đăng ký trước với UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký. Trình tự thủ tục đăng ký tập trung đông người được quy định cụ thể tại Điều 6 Thông tư 09/2005.

Trường hợp không tuân thủ các quy định của pháp luật nêu trên, sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm. Cụ thể như sau:

- Xử lý vi phạm hành chính: Căn cứ Nghị định 167/2013 (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình), hành vi vi phạm trật tự công cộng sẽ bị phạt tiền.

Mức phạt thấp nhất là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000 - 300.000 đồng đối với hành vi gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ…

Mức phạt cao nhất là phạt tiền 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ.

- Truy cứu trách nhiệm hình sự: Người nào gây rối trật tự công cộng ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Theo đó, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị phạt 5 - 50 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Trường hợp phạm tội có tổ chức; dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; xúi giục người khác gây rối; hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng…, có thể bị phạt tù 2 - 7 năm.

Ngoài ra, còn có thể bị xử lý hình sự về tội chống người thi hành công vụ (Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015), với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm; tội bạo loạn (Điều 112 Bộ luật Hình sự năm 2015), với khung hình phạt tù 12 - 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với người tổ chức, người thực hiện đắc lực gây hậu quả nghiêm trọng; tội phá rối an ninh (Điều 118 Bộ luật Hình sự năm 2015), với hình phạt tù mức cao nhất là 15 năm.

1. Trước khi tiến hành các hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng, tổ chức hoặc người tổ chức các hoạt động đó phải gửi bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân có thẩm quyền. Bản đăng ký phải có các nội dung cơ bản sau đây:

  1. Họ tên, tuổi, địa chỉ của người đăng ký; tên, trụ sở và các thông tin khác của tổ chức đăng ký;
  1. Nội dung, mục đích việc tập trung đông người;
  1. Ngày, giờ diễn ra hoạt động, thời gian kết thúc;
  1. Địa điểm tập trung, đường đi, sơ đồ lộ trình sẽ đi qua;

đ) Tên của các tổ chức dự kiến tham gia và họ tên, tuổi, địa chỉ của người đại diện cho tổ chức đó;

  1. Số người dự kiến tham gia; cờ, ảnh, phương tiện mang theo, nội dung biểu ngữ, khẩu hiệu (nếu có);
  1. Cam kết thực hiện đúng nội dung, phạm vi hoạt động đã đăng ký và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng.

2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản đăng ký, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc đăng ký tập trung đông người.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đã cho phép hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp có quyền tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc hủy bỏ việc tập trung đông người khi xét thấy các hoạt động đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc vi phạm nội dung đã cho phép.

4. Bộ Công an hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp nhận, giải quyết việc đăng ký, tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc hủy bỏ việc tập trung đông người ở nơi công cộng.

Điều 9. Các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng

1. Quy định khu vực bảo vệ, khu vực cấm tập trung đông người; cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh.

2. Phân luồng giao thông, cấm hoặc hạn chế người và phương tiện giao thông ra, vào những khu vực nhất định.

3. Khi xảy ra tình trạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng thì tùy theo tình hình cụ thể, cơ quan chức năng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sau đây để ổn định tình hình, bảo đảm trật tự công cộng và xử lý người vi phạm:

  1. Thuyết phục, yêu cầu mọi người chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng và chấm dứt ngay hành vi vi phạm;
  1. Đặt rào cản, chốt giữ các nút giao thông;
  1. Tạm đình chỉ hoạt động của các phương tiện giao thông;
  1. Kiểm tra giấy tờ tùy thân; khám người, phương tiện; tạm giữ người, phương tiện vi phạm; thu giữ vũ khí và các vật dụng nguy hiểm theo quy định của pháp luật;

đ) Cưỡng chế người có hành vi vi phạm rời khỏi địa điểm tập trung đông người trái pháp luật;

  1. Sử dụng công cụ hỗ trợ và các công cụ, phương tiện khác để bảo đảm trật tự công cộng;
  1. Trưng dụng tạm thời phương tiện, cơ sở vật chất của cơ quan, tổ chức và công dân theo quy định của pháp luật để phục vụ cho các biện pháp cấp bách nhằm lập lại trật tự công cộng.
  1. Các biện pháp khác do pháp luật quy định.

4. Bộ Công an hướng dẫn chi tiết thi hành việc áp dụng các biện pháp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 10. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng

1. Cán bộ, chiến sỹ, thủ trưởng các đơn vị Công an nhân dân đang trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được thực hiện các biện pháp để bảo đảm trật tự công cộng quy định tại các khoản 2, 3 Điều 9 Nghị định này.

2. Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền quyết định áp dụng và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng quy định tại các khoản 2, 3 Điều 9 Nghị định này.

3. Trường hợp cấp thiết và theo đề nghị của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết khác và huy động lực lượng tham gia bảo đảm trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.

4. Trong trường hợp vượt quá khả năng giải quyết của địa phương thì theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để chỉ đạo giải quyết và ra quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để duy trì và bảo đảm trật tự công cộng.

5. Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng về trật tự công cộng, Bộ trưởng Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 11. Xử lý vi phạm pháp luật về trật tự công cộng

1. Đối với những trường hợp tập trung đông người trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng hoặc thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này thì các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.

2. Trường hợp tập trung đông người trái với quy định của pháp luật vì lý do khiếu nại, tố cáo thì các cơ quan chức năng có trách nhiệm hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời vận động, giáo dục, thuyết phục họ tự giải tán, trở về nơi cư trú. Đối với người cố tình vi phạm, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi chống đối, gây rối trật tự công cộng hoặc xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác, xâm phạm tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì các cơ quan chức năng được phép áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, xử lý và buộc người vi phạm trở về nơi cư trú.