Pháp xâm lược ta bao nhiêu lần?

Theo Quốc sử quán 1 Đại Nam thực lục chí biên, tập 28, nhờ kế sách lập phòng tuyến Liên Trì dài 3 km chạy từ bờ biển Đà Nẵng đến các xã Phước Ninh, Thạc Gián, Nghi An... bên ngoài lũy đào hố chữ phẩm cắm chông, che cỏ, phủ cát lên trên mà Nguyễn Tri Phương đã cầm được chân quân Pháp. Nhiều trận hành quân của Pháp đã bị quân triều đình đánh bại.

Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ nhất của Pháp bao gồm 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (từ ngày 1/9/1858 -5/6/1862).

Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha chiếm bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.

Ngày 20/4/1859, Pháp đánh chiếm cửa Cần Giờ, Gia Định.

Từ ngày 8/5 – 18/11/1860, Pháp tấn công tuyến phòng thủ Thuận An - Huế.

Ngày 12/4/1861, Pháp chiếm Mỹ Tho, tỉnh Định Tường.

Ngày 9/12/1861, Pháp chiếm Côn Đảo.

Từ ngày 16 – 18/12/1861, Pháp đánh chiếm Biên Hoà.

Từ ngày 21 – 23/3/1862, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long.

Ngày 5/5/1862, Pháp chiếm Thuận An - Huế để gây sức ép buộc triều đình Huế kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862) nhượng 3 tỉnh (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Sơn.

Giai đoạn 2 (từ 20/6/1867 -15/3/1874).

Ngày 20/6/1867,  Pháp đánh chiếm Vĩnh Long lần 2.

Ngày 22/6/1867, Pháp chiếm Châu Đốc, An Giang.

Ngày 24/6/1867, Pháp chiếm Hà Tiên và đơn phương tuyên bố lục tỉnh là lãnh địa của Pháp.

Năm 1872, Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược ra miền Bắc Việt Nam.

Ngày 12.11 năm 1873, Pháp gửi tối hậu thư buộc tổng đốc Nguyễn Tri Phương giao nộp thành Hà Nội. Sau khi bị phản đối, ngày 20/11/1873 Pháp đánh chiếm Hà Nội.

Ngày 28/11/1873, Pháp đánh chiếm các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên.

Ngày 4/12/1873, Pháp chiếm Hải Dương.

Ngày 5/12/1873, Pháp chiếm Ninh Bình.

Ngày 10/12/1873, Pháp chiếm Nam Định và khi kết thúc giai đoạn này, Pháp ép triều đình Huế kí hiệp ước thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở lục tỉnh và nhiều điều khoản trói buộc khác.

Năm 1874, Pháp phải trả lại triều đình Huế một số tỉnh như: Hà Nội (16/2/1874); Hải Dương (31/12/1873); Ninh Bình (8/1/1874); Nam Định (10/1/1874).

Giai đoạn 3 (từ 25/3/1882 – 25/8/1883.

Ngày 25/4/1882, sau khi Tổng đốc Hoàng Diệu khước từ tối hậu thư giao nộp thành, Pháp đã tiến hành đánh chiếm thành Hà Nội.

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. Cách mạng Tháng Mười Nga nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3/1919 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong nước

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.

Về chính trị: Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến Nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với Nhân dân Việt Nam.

Về kinh tế: Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

Về văn hóa: Thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của Nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.

Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam.

Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam đã diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc. Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa. Một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau. Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Tình cảnh bần cùng khốn khổ của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, đa số xuất thân từ giai cấp nông dân, có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân, bị đế quốc,  phong kiến áp bức bóc lột. Giai cấp tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranh chèn ép, do đó thế lực kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt, có tinh thần dân tộc và yêu nước ở mức độ nhất định. Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam bao gồm học sinh, trí thức, những người làm nghề tự do… đời sống bấp bênh, dễ bị phá sản trở thành người vô sản, có lòng yêu nước, căm thù đế quốc, thực dân, có khả năng tiếp thu những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào.

Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột. Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa Nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể Nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Tính chất của xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến đang đặt ra hai yêu cầu: Một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho Nhân dân; Hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho Nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.

 

2. Thực dân pháp xâm lược Việt Nam nhằm ý đồ gì?

Thực dân pháp xâm lược Việt Nam nhằm biến Việt Nam thành thuộc địa, âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp đã có từ lâu và được xúc tiến mạnh mẽ từ giữa thế kỉ XIX do muốn đáp ứng nhu cầu phát triển của tư bản pháp và sự suy yếu, khủng hoảng của triều đình nhà Nguyễn.

 

3. Thực dân pháp tiến hành xâm lược Việt Nam

Sáng 17/8/1883 địch từ Ðà Nẵng rầm rộ kéo ra Thuận An với lực lượng gồm 8 tàu chiến và 800 quân (600 lính thủy quân lục chiến, 100 lính tập và 100 phu). Từ soái hạm Le Bayard, tướng Pháp Courbet gửi tối hậu thư buộc triều đình Huế giao toàn bộ hệ thống phòng thủ cửa biển Thuận An không điều kiện trong vòng 24 giờ. Bị từ chối, 16h30 ngày 18/8/1883 thực dân Pháp bắt đầu nã pháo vào đồn binh ta. Quân triều đình cũng bắn trả lại. Hai bên giao tranh đến 20h mới ngừng.

Ngày 19/8/1883, thời tiết xấu và biển động gây bất lợi cho quân Pháp. Nhân cơ hội đó các khẩu đội pháo của quân triều đình đã tấn công trước, tạo thế áp đảo quân Pháp, tàu chiến Pháp chỉ bắn trả chứ không chủ động tấn công. Quân triều đình có thêm thời gian củng cố các công sự chiến đấu và bổ sung pháo thủ.

Nhưng do sức mạnh áp đảo về quân sự, nên sáng ngày 20/3/1883 quân Pháp đã tổ chức lại quân đội và bắn pháo cho tới chiều, rồi cho hơn 1.000 quân đổ bộ. Các đồn binh lần lượt thất thủ, đến tối quân Pháp chiếm được Thuận An.

Các quan đồn trú Thuận An là Lê Sỹ, Lê Chuẩn đều tử trận, Lâm Hoàng và Nguyễn Trung đã tự vẫn.

Trong trận đánh bảo vệ cửa ngõ Kinh đô Huế ở cửa Thuận An, lực lượng quân Triều đình hy sinh đến hàng trăm người, tập trung chủ yếu ở trận phòng thủ Trấn Hải. Những chiến sĩ phòng vệ Thuận An đã nằm xuống trong giờ phút cuối cùng của nền độc lập dân tộc dưới thời nhà Nguyễn, trong tư thế của những người anh hùng quyết tâm chống Pháp, đem thân mình đền nợ nước.

Nghe tin Thuận An thất thủ, vua Hiệp Hòa vô cùng lo sợ đã vội vã cử người đến xin đình chiến và buộc những người chủ chiến rút khỏi các đồn binh và nhổ vật cản trên sông Hương. Quyết định nghị hòa của vua Hiệp Hòa tạo ra sự bất mãn trong hàng ngũ quan quân chủ chiến, nhưng họ đành bất lực. Tôn Thất Thuyết phản ứng bằng cách đem cờ và Ngự bài binh sự trả lại cho nhà vua, còn Ông ích Khiêm thì hậm hực triệt quân bản bộ (chừng 700 người).

Thuận An thất thủ, triều đình Huế phải ký vào hòa ước Harmand ngày 25/8/1883, gồm 27 điều khoản công nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam, và người Pháp có quyền kiểm soát về mặt ngoại giao của triều đình. Việt Nam chính thức chia làm ba kỳ với ba chế độ lệ thuộc khác nhau.

Với bản hiệp định này, thực dân Pháp những mong nhân dân ta hạ khí giới đầu hàng chúng. Nhưng, nhân dân cả nước vẫn không buông vũ khí, ngay trong triều đình Tôn Thất Thuyết và phái chủ chiến vẫn nung nấu ý chí đánh Pháp.

Chấp nhận ký hiệp ước Harmand, vua Hiệp Hòa đã đi chệnh đường lối giữ nước của những người chủ chiến và nguyện vọng của nhân dân, nên đã bị phế truất sau 4 tháng trên ngai vàng. Chủ trương hòa nghị và đầu hàng của vua Hiệp Hòa đã suýt biến triều đình Huế thành guồng máy cai trị thân Pháp, nhưng nỗ lực của Tôn Thất Thuyết và phái chủ chiến đã kịp thời chặn đứng nguy cơ đó.

Trên đây Luật Minh Khuê đã phân tích mục đích mà Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào năm 1958. Nếu bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào liên quan về vấn đề trên. Vui lòng liên hệ ngay tổng đài tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ và giải đáp sớm nhất.