Phương pháp đánh giá cán bộ, công chức

Căn cứ pháp lý:

– Luật Cán bộ, công chức năm 2010;

– Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019;

– Nghị định 56/2015/NĐ-CP;

– Hướng dẫn 1326/HD-UBDT năm 2015;

– Nghị định 88/2017/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn: 

1. Khái niệm cán bộ, công chức

– Cán bộ được quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2010 là một công dân Việt Nam, được phê chuẩn, bầu cử hoặc bổ nhiệm để giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp từ trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện và nằm trong biên chế, hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước.

Công chức được quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019 là một công dân Việt Nam, nằm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được bổ nhiệm, tuyển dụng vào các chức vụ, chức danh, ngạch tương ứng với vị trí việc làm của mình trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tnh, cấp huyện; các cơ quan, đơn vị thuộc khối Công an nhân dân nhưng không phải là sĩ quan, công nhân công an, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp; các cơ quan, đơn vị thuộc khối Quân đội nhân dân nhưng không phải là sĩ quan, công nhân quốc phòng, quân nhân chuyên nghiệp.

2. Nguyên tắc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức

Việc đánh giá và phân loại cán bộ công chức được tuân thủ theo những nguyên tắc dựa theo quy định tại Điều 3 Nghị định 56/2015/NĐ-CP và Hướng dẫn 1326/HD-UBDT năm 2015 cụ thể như sau:

Xem thêm: Quy định chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi của viên chức

– Nguyên tắc bảo đảm đúng thẩm quyền:

+ Đối với cán bộ sẽ do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đánh giá;

+ Đối với công chức, viên chức sẽ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của họ thực hiện việc đánh giá. Đồng thời cấp nào, người nào thực hiện việc đánh giá thì sẽ đồng thời thực hiện việc phân loại và người đó, cấp đó phải chịu trách nhiệm về quyết định phân loại, đánh giá của mình.

– Bảo đảm tính khách quan, công bằng, chính xác và không để tình trạng trù dập, thiên vị, nể nang, hình thức xảy ra.

– Cơ sở của việc đánh giá, phân loại:

+ Dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý; + Dựa vào kết quả hoạt động của đơn vị được giao phụ trách, quản lý đối với viên chức quản lý. 

Lưu ý là khi xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan, đơn vị sẽ không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cả cơ quan, đơn vị, tổ chức đó.

– Căn cứ vào nhiệm vụ, chức trách được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc đánh giá. Trong quá trình đánh giá cần phải là rõ các nội dung sau: tồn tại, hạn chế, khuyết điểm và ưu điểm về phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức.

Xem thêm: Viên chức là gì? Phân tích khái niệm và đặc điểm của viên chức?

– Nếu các cán bộ, công chức, viên chức bị đánh giá, xếp loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ nhưng do những yếu tố khách quan,  sự kiện bất khả kháng thì vẫn sẽ được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.

3. Căn cứ đánh giá cán bộ, công chức, viên chức

  • Một là, đối với cán bộ sẽ dựa vào các căn cứ sau đây để đánh giá:

– Dựa vào các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của chức vụ, chức danh mà cán bộ đó đang đảm nhiệm;

– Căn cứ vào việc thực hiện các nghĩa vụ, những việc mà cán bộ không được làm và các đánh giá về mặt đạo đức, văn hóa giao tiếp tại cơ quan, đơn vị;

– Căn cứ các kế hoạch, chương trình công tác năm của cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của cán bộ hoặc được cấp, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, giao hoặc được phân công.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

– Việc thực hiện các nghĩa vụ của công chức với Đảng, Nhà nước và nhân dân, nghĩa vụ trong thi hành công vụ và các nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, đơn vị;

– Việc hoàn thành các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm đã được lãnh đạo phân công hoặc các nhiệm vụ đột xuất mà công chức được giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện;

Xem thêm: Viên chức có thể xin nghỉ việc vì hoàn cảnh khó khăn không?

– Căn cứ đạo đức của công chức và văn hóa giao tiếp với nhân dân, văn hóa giao tiếp ở công sở, nơi làm việc;

– Việc thực hiện các quy định về những việc công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ, bí mật nhà nước và những việc khác theo quy định của luật;

– Tiêu chuẩn ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý. 

– Căn cứ các quy định về quy tắc ứng xử của viên chức với nhân dân và ứng xử tại cơ quan, đơn vị, nơi làm việc;

– Việc đảm bảo tư cách đạo đức nghề nghiệp của viên chức.

– Căn cứ các cam kết viên chức thống nhất với đơn vị sự nghiệp công lập trong hợp đồng làm việc đã ký kết. 

4. Thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức

Được quy định tại Điều 5 Nghị định 56/2015/NĐ-CP và khoản 1 Điều 1 Nghị định 88/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện vào từng năm công tác, mỗi năm một lần. Nếu cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác lúc này trách nhiệm đánh giá, phân loại thuộc về cơ quan, tổ chức, đơn vị mới dựa trên sự kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ khi cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ trên 06 tháng.

Xem thêm: Mẫu quyết định phân công nhiệm vụ cho nhân viên năm 2022

– Trong tháng 12 hàng năm cơ quan, đơn vị sẽ tiến hành đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và được tiến hành trước khi cơ quan thực hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.

Riêng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập mà hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác theo quy định mà có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì thời điểm thực hiện việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức sẽ do người đứng đầu đơn vị quyết định.

5. Ý nghĩa của việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức

Kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức sẽ được sử dụng vào các mục đích sau:

– Là căn cứ quan trọng để thực hiện các công việc: sử dụng, đào tạo, quy hoạch, bố trí vị trí việc làm, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ, chức danh, luân chuyển, điều động, khen thưởng, kỷ luật và để thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

– Là cơ sở để đơn vị, cơ quan cho thôi việc, miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ nếu cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

– Là cơ sở để xử lý công chức khi không hoàn thành nhiệm vụ, cụ thể như sau:

+ Cho thôi việc nếu công chức nào mà có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;

+ Đối với công chức hiện đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà có 02 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ được cơ quan, đơn vị bố trí sang công tác tại vị trí khác hoặc xem xét không bổ nhiệm lại;

Xem thêm: Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ, lãnh đạo mới nhất năm 2022

+ Đối với những công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì trong thời gian 03 năm mà có 02 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ tại vị trí việc làm đang đảm nhiệm thì sẽ được bố trí vào vị trí việc làm mới có yêu cầu thấp hơn.

–  Kết quả đánh giá, phân loại viên chức được sử dụng với mục đích để đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức nếu có 02 năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ. 

6. Trình tự, thủ tục đánh giá cán bộ, công chức, viên chức

Việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành như sau:

– Bước 1, làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao: đối với cán bộ làm theo theo Mục I mẫu số 01; công chức làm theo Mục I mẫu số 02; viên chức làm theo Mục I mẫu số 03. 

– Bước 2, cán bộ, công chức, viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

Thành phần tham dự cuộc họp: 

+ Đối với cán bộ: nếu là người phụ trách tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị thì thành phần tham dự cuộc họp đánh giá là đại diện các cấp ủy đảng, đoàn thanh niên, công đoàn và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; những người là người đứng đầu một cơ quan, tổ chức, đơn vị mà có các đơn vị cấu thành thì đại diện các cấp ủy đảng công đoàn, đoàn thanh niên và người đứng đầu các đơn vị cấu thành sẽ tham dự cuộc họp.

+ Đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập: nếu các cơ quan, tổ chức, đơn vị gồm có các đơn vị cấu thành thì sẽ có mặt của đại diện các công đoàn, cấp ủy đảng, đoàn thanh niên và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; còn trường hợp các cơ quan, tổ chức, đơn vị mà không có các đơn vị cấu thành thì thành phần tham dự là toàn thể các công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. 

– Bước 3, cấp ủy đảng cùng cấp nơi cán bộ; công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập công tác cho ý kiến về cán bộ được đánh giá, phân loại [ý kiến được thể hiện bằng văn bản]. Nếu là công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì không cần lấy ý kiến của cấp ủy đảng cùng cấp. 

– Bước 4, quyết định đánh giá, phân loại cán bộ và thông báo kết quả đánh giá phân loại: 

+ Đối với cán bộ:

Cấp có thẩm quyền sau khi tiến hành tham khảo các ý kiến nếu trên sẽ tiến hành ra quyết định đánh giá, phân loại cán bộ và thông báo kết quả đánh giá phân loại cho cán bộ đó.

+ Đối với công chức:

Việc đánh giá, phân loại đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, đơn vị và công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập sẽ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp quyết định sau khi tham khảo ý kiến và tiến hành thông báo kết quả.

Công chức giữ chức vụ cấp phó và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: thẩm quyền quyết định và thông báo kết quả đánh giá, phân loại cho công chức thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. 

+ Đối với viên chức:

Việc đánh giá được thực hiện bởi người có thẩm quyền tương tự như đối với công chức.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Ban Biên tập – Công ty Luật Dương Gia về nguyên tắc và căn cứ đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, nếu có vướng mắc vui lòng liên hệ để được hỗ trợ.

Xin chân thành cảm ơn!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề