Sự khác biệt về nguyên nhân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và lần thứ hai là gì

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

So sánh sự giống và khác nhau trong việc thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất và lần thứ hai?
Nhận xét thái độ chống Pháp của nhà Nguyễn?

Nếu là vua Tự Đức,e sẽ quyết định thế nào?

Các câu hỏi tương tự

Câu hỏi: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào?

Lời giải:

Âm mưu của Pháp là sau 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì, biến nước ta thành thuộc địa. Do đó, lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần hai vào năm 1882.

Diễn biến:

- Ngày 3/4/1882: quân Pháp do đại tá Ri - vi - e đổ bộ lên Hà Nội

- Ngày 25/4/1882 Ri-vi-e gửi tối hậu thư buộc tổng đốc Hoàng Diệu giao thành Hà Nội. Không đợi trả lời Pháp nổ súng tấn công.

- Quân ta chống trả quyết liệt, đến trưa thành Hà Nội thất thủ Hoàng Diệu tự tử. Sau đó Pháp chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định...

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về cuộc chiến tranh này nhé!

1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883)

a. Nguyên nhân:

- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra cấp thiết => Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.

b. Thủ đoạn:

- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.

- Vu cáo triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để lấy cớ kéo quân ra Bắc.

c. Diễn biến

- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1874 ngày 3/4/1882 quân Pháp do Ri-vi- e chỉ huy đã đổ bộ lên Hà Nội.

- 25/4/1882 Ri-vi- e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện. Không đợi trả lời quân Pháp nổ súng tấn công .

- Quân ta anh dũng chống trả nhưng chỉ cầm cự được một buổi sáng.Đến trưa thành mất. Hoàng Diệu tự vẫn.

- Triều đình Huế cầu cứu quân Thanh và cử người thương thuyết với Pháp đồng thời ra lệnh cho quân ta rút lên mạn ngược

d. Kết quả:

Quân Pháp thắng, nhanh chóng tỏa đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.

2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến

- Khi quân Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến đấu ở Ô Thanh Hà (Ô Quan Chưởng).

- Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định...

- Ngày 21 - 12 - 1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy do sự phối hợp của Hoàng Tá Viêm với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, Gác-ni-ê bị giết.

=> Thực dân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi, hăng hái đánh giặc

- Song triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874). Pháp rút quân khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

=> Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.

3. Kết quả :

- Kết quả cuộc kháng chiến chống Pháp của nhà Nguyễn: thất bại.

+ Việc Thiếu tướng Dupré sai đại úy Francis Garnier ra Bắc Kỳ không phải là chủ trương của chính phủ Pháp, bởi vậy khi được tin đại úy Garnier đã đánh chiếm Hà Nội, thiếu tướng liền sai hải quân đại úy, khiêm chức thống soái việc hình luật ở Nam Kỳ, là Philastre (phiên âm là Hoắc- đạo- sinh) cùng với phó sứ An Nam làNguyễn Văn Tườngra điều đình mọi việc ở Bắc Kỳ. Tuy nhiên mới đến cửa Cấm thì Philastre và Nguyễn Văn Tường mới biết rằng đại úy Francis Garnier đã bị quân cờ đen giết.

+ Trước tình hình ấy, Philastre lên Hải Dương truyền trả thành lại cho phía Việt Nam, rồi lên Hà Nội làm giao ước trả lại cả bốn thành cho quan triều đình coi giữ. Còn những tàu bè và quân lính của Pháp ở các tỉnh thì thu cả về Hà Nội, rồi định ngày rút quân ra đóng ở Hải Phòng, đợi đến ngày ký Hòa ước xong thì rút về.

+ Giám mục Puginier phản đối việc đại úy Philastre cho rút quân tức tốc và vô điều kiện vì sợ giáo dân và những người được coi là thân Pháp, bất kể lương hay giáo, đã nhận phục vụ Pháp do tin vào lời hứa của Garnier, sẽ bị trả thù. Tuy nhiên, đại úy Philastre không nghe theo. Ngay sau khi người Pháp ra đi, các cuộc sát hại bắt đầu diễn ra trong khắp châu thổ Bắc kỳ kéo dài suốt mấy tháng, gọi là "loạn Văn thân", cho đến khi triều đình Huế phải cử quân chính quy tới dẹp tan.

- Nguyên nhân thất bại:

+ Chênh lệch về lực lượng, vũ khí với địch.

+ Triều đình hèn nhát, không có đường lối đúng đắn, không những không đoàn kết mà còn đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

+ Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù. Triều đình nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp.

+ Nhân dân yêu nước, chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, dễ bị thực dân Pháp từng bước đàn áp.

+ Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

Câu 1: Hãy sắp xếp các sự kiện sau đây theo đúng trình tự thời gian:

1. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội làn thứ nhất

2. Phong trào phản đối triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Giáp Tuất dâng cao khắp cả nước

3. Thực dân Pháp phái đại úy Gácniê đưa quân ra Bắc

  • A. 1,2,3       
  • B. 2,1,3
  • C. 3,2,1       

Câu 2: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình nhà Nguyễn để kí kết bản hiệp ước mới vào năm 1874?

  • A. Pháp thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội
  • B. Pháp bị chặn đánh ở Thanh Hóa
  • D. Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai

Câu 3: Triều đình nhà Nguyễn đã làm gì sau chiến thắng của quân dân ta tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873)?

  • B. Lãnh đạo nhân dân kháng chiến
  • C. Cử Tổng đốc Hoàng Diệu tiếp tục chỉ huy cuộc kháng chiến
  • D. Tiến hành cải cách duy tân đất nước

Câu 4: Phong trào kháng chiến của nhân dân ta diễn ra như thế nào sau khi Pháp chiếm được thành Hà Nội (1873)?

  • A. Hợp tác với Pháp.
  • B. Hoạt động cầm chừng
  • C. Tạm thời dùng hoạt động.

Câu 5: Hiệp ước nào mà triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?

  • A. Nhâm Tuất.
  • C. Hacmang.
  • D. Patonot.

Câu 6: Nhân vật lịch sử nào gắn với chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất và lần thứ hai?

  • A. Nguyễn Tri Phương và Lưu Vĩnh Phúc.
  • C. Hoàng Tá Viêm và Nguyễn Tri Phương.
  • D. Hoàng Diệu và Hoàng Tá Viêm.

Câu 7: Vì sao thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873?

  • A. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.
  • B. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước Nhâm Tuất.
  • D. Do nhà Nguyễn không đồng ý cho Pháp buôn bán ở sông Hồng.

Câu 8: Nội dung nào không phản ánh đúng những hành động của Đuy-puy ở Bắc Kì?

  • A. Đóng quân trên bờ sông Hồng.
  • B. Cướp thuyền gạo của triều đình bắt lính đem xuống tàu.
  • C. Tự tiện cho tàu theo sông Hồng lên Vân Nam buôn bán.

Câu 9: Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)?

  • A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”
  • B. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân
  • C. Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc

Câu 10: Người lãnh đạo quan quân triều đình chống lại cuộc tấn công thành Hà Nội lần thứ hai (1882) của quân Pháp là

  • A. Nguyễn Tri Phương       
  • B. Lưu Vĩnh Phúc
  • D. Hoàng Tá Viêm

Câu 11: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai chứng tỏ điều gì về tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?

  • A. Lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta
  • C. Lối đánh giặc tài tình của nhân dân ta
  • D. Sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của quân và dân ta trong việc phá thế bao vây của địch

Câu 12: Ảnh hưởng của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đối với cục điện chiến tranh chống thực dân Pháp của quân dân ta là: 

  • B. làm cho thực dân Pháp hoang mang. 
  • C. Pháp phải tìm cách thương lượng với ta. 
  • D. Triều đình Huế phải kí hiệp ước. 

Câu 13: So sánh sự khác biệt về nguyên nhân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và lần thứ hai? 

  • A. Mở rộng thị trường. 
  • B. Khai thác nguyên nhiên liệu. 
  • C. Cô lập triều đình nhà Nguyễn. 

Câu 14: Hành động nào thể hiện rõ mục đích chính của Pháp trong quá trình xâm lược Bắc Kì lần thứ hai?

  • A. Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội.
  • B. Gửi tối hậu thư yêu cầu hạ vũ khí và giao thành Hà Nội.
  • C. Cho quân nổ súng chiếm thành Hà Nội.

Câu 15: Sự khác nhau về tình hình nước ta và Pháp sau trận Câu Giấy lần thứ hai với lần thứ nhất là:

  • A. nhân dân cả nước vui mừng phấn khởi sẵn sàng nổi dậy.
  • B. triều đình Huế vẫn ảo tưởng vào con đường thương thuyết.
  • D. quân Pháp ở Hà Nội vả Bắc Kì vô cùng hoang mang

Câu 16: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883) đều là chiến công của lực lượng nào?

  • A. Dân binh Hà Nội
  • B. Quan quân binh sĩ triều đình
  • C. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc

Câu 17: Sự kiện nào đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp?

  • A. Quân Pháp tấn công và chiếm được Thuận An
  • C. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ nhất (1873)
  • D. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai (1882)

Câu 18: Hiệp ước nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam?

  • A. Hiệp ước Nhâm Tuất       
  • B. Hiệp ước Giáp Tuất
  • D. Hiệp ước Patơnốt

Câu 19: Em nhận xét thế nào về chiến thuật đánh của quân ta trong chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất?

  • A. Bao vậy quân địch.
  • B. Khiêu chiến.
  • C. Phục kích.

Câu 20: Hiệp ước Hácmăng (25 - 8 - 1883) và Hiệp ước Patơnốt (6 - 6 -1884), mà triều đình Huế đã kí với Pháp, thể hiện:

  • A. sự bán nước của triều đình Huế.
  • C. sự chấp nhận cho Pháp cai quản từ Khánh Hoà đến Đèo Ngang.
  • D. sự nhu nhược của triều đình giữa lúc đất nước bị ngoại xâm.

Câu 21: Yếu tố cơ bản nào đã làm cho cuộc xâm lược của Pháp đôi với Việt Nam diễn ra gần 30 năm? 

  • A. Pháp quá thận trọng trong quá trình xâm lược.
  • C. Những khó khăn nhất định của Pháp.
  • D. Pháp chưa tận dụng tốt những cơ hội.

Câu 22: Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam hông qua hiệp ước nào?

  • A. Hiệp ước Hácmăng
  • B. Hiệp ước Giáp Tuất
  • C. Hiệp ước Patơnốt

Câu 23: Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?

  • A. Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai
  • C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế
  • D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng

Câu 24: Tên tướng Pháp nào đã chỉ huy cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ hai?

  • A. Gácniê       
  • C. Cuốcbê       
  • D. Đuypuy

Câu 25: Dựa trên cơ sở nào để Pháp quyết định tấn công Bắc Kì trong những năm 70 của thế kỉ XX?

  • B. Pháp giành chiến thắng trong Chiến tranh Pháp - Phổ.
  • C. tình hình kinh tế, chính trị nước Pháp ổn đinh.
  • D. sự nhất trí trong giới cầm quyền Pháp.