Sự khác nhau giữa nhiễm trùng và nhiễm khuẩn

  • Theo dõi huyết áp, nhịp tim, và oxy

  • Công thức máu, điện giải và creatinine, lactate

  • Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP), PaO2, và bão hòa oxy tĩnh mạch trung tâm (ScvO2)

  • Cấy máu, nước tiểu, và các vị trí tiềm ẩn nhiễm trùng khác, bao gồm cả vết thương ở bệnh nhân phẫu thuật

Nhiễm khuẩn huyết được nghi ngờ khi một bệnh nhân bị nhiễm trùng đã biết xuất hiện các dấu hiệu toàn thân về viêm hoặc rối loạn chức năng của cơ quan. Tương tự như vậy, một bệnh nhân có dấu hiệu viêm hệ thống cần được đánh giá về nhiễm trùng bằng bệnh sử, khám thực thể và xét nghiệm, bao gồm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu (đặc biệt ở bệnh nhân có đặt ống thông), cấy máu, và cấy các chất dịch cơ thể nghi ngờ khác. Ở những bệnh nhân có nghi ngờ phải phẫu thuật hoặc tnguyên nhân không rõ ràng, có thể cần siêu âm, CT hoặc MRI, tùy thuộc vào nguồn nghi ngờ. Nồng độ protein phản ứng C và procalcitonin thường tăng ở nhiễm khuẩn huyết nặng và có thể giúp cho chẩn đoán nhưng chúng không đặc hiệu. Cuối cùng, chẩn đoán là lâm sàng.

Các nguyên nhân gây sốc khác (ví dụ như giảm thể tích, nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim cấp tính (MI)

Sự khác nhau giữa nhiễm trùng và nhiễm khuẩn
[MI]) nên được loại trừ thông qua tiền sử, khám lâm sàng, điện tim và các chỉ số về tim mạch. Ngay cả khi không có nhồi máu cơ tim, giảm tưới máu mô do nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn đến trên điện tim có hình ảnh thiếu máu, bao gồm những bất thường không đặc hiệu về sóng ST-T, sự đảo ngược sóng T, rối loạn nhịp thất và trên thất.

Bệnh nhân có ≥ 2 trong số các tiêu chí sau đây đáp ứng các tiêu chí cho SIRS và cần phải làm thêm xét nghiệm lâm sàng và xét nghiệm:

  • Nhiệt độ> 38 ° C (100,4 ° F) hoặc <36>

  • Nhịp thở> 20 lần/phút hoặc PaCO2 <32>

  • Số lượng bạch cầu > 12.000/mcL (12 X 109/L), < 4.000/mcL (4 X 109/L hoặc > 10% dạng chưa trưởng thành

Bệnh nhân có ≥ 2 trường hợp sau tiêu chuẩn qSOFA nên có thêm các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm:

  • Huyết áp tâm thu ≤ 100 mm Hg

Sự khác nhau giữa nhiễm trùng và nhiễm khuẩn

Công thức máu, khí máu động mạch, X-quang ngực, điển giải, Ure máu và creatinine, PaCO2, và chức năng gan được theo dõi. Nồng độ lactate huyết thanh, độ bão hòa oxy tĩnh mạch trung tâm (ScvO2), hoặc cả hai có thể được thực hiện để giúp hướng dẫn điều trị. Số lượng bạch cầu có thể bị giảm xuống (< 4.000/mcL [< 4 x 109/L]), hoặc tăng (> 15.000/mcL [> 15 x 109/L]), và bạch cầu đa nhân có thể thấp đến 20%. Trong giai đoạn nhiễm trùng, số lượng bạch cầu có thể tăng hoặc giảm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng hoặc sốc, tình trạng miễn dịch của bệnh nhân, và nguyên nhân của nhiễm trùng. Việc sử dụng corticosteroid đồng thời có thể làm tăng lượng bạch cầu và do đó làm thay đổi số lượng bạch cầu thực tế do xu hướng bệnh tật.

Nhiều bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng phát triển tương đối tình trạng suy thượng thận Suy thượng thận thứ phát (ví dụ, nồng độ cortisol bình thường hoặc tăng nhẹ so với mức cơ bản, không tăng đáng kể khi đáp ứng với stress tiếp theo hoặc ACTH ngoại sinh). Chức năng của tuyến thượng thận có thể được kiểm tra bằng cách đo cortisol huyết thanh lúc 8 sáng; nồng độ < 5 mg/dL (< 138 nmol/L) là không thích hợp. Ngoài ra, cortisol có thể được đo trước và sau khi tiêm 250 mcg ACTH tổng hợp; sự gia tăng < 9 mcg/dL (< 248 nmol/L) được coi là không đủ. Tuy nhiên, trong sốc nhiễm khuẩn dai dẳng, không xét nghiệm cortisol trước khi bắt đầu điều trị bằng corticosteroid.

Cả CVP và áp lực động mạch phổi bít (PAOP) cũng có thể không bình thường khi sốc nhiễm khuẩn, không giống như sốc giảm thể tích, sốc tắc nghẽn, hoặc sốc tim.

  • 1. Seymour CW, Liu VX, Iwashyna TJ, et al: Assessment of clinical criteria for sepsis: For the Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA 215(8):762–774, 2016.

  • 15:07 23/05/2022
  • Xếp hạng 4.96/5 với 20454 phiếu bầu

Nhiễm trùng do vi khuẩn là do vi khuẩn và nhiễm virus là do virus gây ra. Có lẽ sự khác nhau giữa nhiễm vi khuẩn và virus là thuốc kháng sinh thường tiêu diệt vi khuẩn, nhưng chúng không có hiệu quả chống lại virus.

Mặc dù vi khuẩn và virus đều quá nhỏ để có thể nhìn thấy mà không cần kính hiển vi nhưng chúng khác nhau như hươu cao cổ và cá vàng.

Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào, tương đối phức tạp, nhiều loại có thành cứng và màng mỏng, có màng cao su bao quanh chất lỏng bên trong tế bào. Chúng có khả năng tự sinh sản. Các hồ sơ hóa thạch cho thấy vi khuẩn đã tồn tại khoảng 3,5 tỷ năm và vi khuẩn có thể tồn tại trong các môi trường khác nhau, bao gồm nhiệt độ cực cao và lạnh, chất thải phóng xạ và cơ thể con người.

Hầu hết các vi khuẩn là vô hại và một số thực sự hữu ích bằng cách tiêu hóa thức ăn, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, chống lại các tế bào ung thư và cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu. Ít hơn 1% vi khuẩn gây bệnh ở người.


Vi khuẩn là các sinh vật đơn bào

Virus nhỏ hơn vi khuẩn: virus lớn nhất cũng nhỏ hơn vi khuẩn nhỏ nhất. Virus bao gồm một lớp vỏ protein và lõi của vật liệu di truyền, là RNA hoặc DNA. Không giống như vi khuẩn, virus không thể tồn tại mà không có vật chủ. Chúng chỉ có thể sinh sản bằng cách tự gắn vào các tế bào. Trong hầu hết các trường hợp, chúng lập trình lại các tế bào để tạo ra virus mới cho đến khi các tế bào vỡ ra và chết. Trong các trường hợp khác, chúng biến các tế bào bình thường thành tế bào ác tính hoặc ung thư.

Không giống như vi khuẩn, hầu hết các loại virus đều gây bệnh và chúng khá cụ thể về các tế bào chúng tấn công. Ví dụ, một số loại virus tấn công các tế bào trong gan, hệ hô hấp hoặc máu. Trong một số trường hợp khác, virus nhắm mục tiêu vào vi khuẩn.

Nhiễm vi khuẩnnhiễm virus có nhiều điểm tương đồng. Cả hai loại nhiễm trùng đều do vi sinh vật - vi khuẩn và virus, thêm vào đó chúng đều lây lan qua các con đường sau:

  • Ho và hắt hơi;
  • Tiếp xúc với người nhiễm bệnh, đặc biệt là qua hôn và quan hệ tình dục;
  • Tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm, thực phẩm và nước;
  • Tiếp xúc với các sinh vật bị nhiễm bệnh, bao gồm vật nuôi, gia súc và côn trùng như bọ chét và ve.

Nhiễm vi khuẩn và nhiễm virus đều có thể lây khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh

Nhiễm vi khuẩn cũng có thể gây ra:

  • Nhiễm trùng cấp tính chỉ xảy ra trong thời gian ngắn;
  • Nhiễm trùng mãn tính, có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc suốt đời;
  • Nhiễm trùng tiềm ẩn, có thể không gây ra triệu chứng lúc đầu nhưng có thể hoạt động lại trong một vài tháng hoặc vài năm.

Quan trọng nhất, nhiễm trùng do vi khuẩn và virus đều có thể gây ra các bệnh từ nhẹ, trung bình đến nặng.

Trong suốt lịch sử, hàng triệu người đã chết vì các bệnh do nhiễm vi khuẩn và nhiễm virus như bệnh dịch hạch hay Cái chết đen do vi khuẩn Yersinia pestis và bệnh đậu mùa gây ra bởi virus variola. Trong thời gian gần đây, nhiễm virus đã gây ra hai đại dịch lớn: đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918-1919 đã giết chết 20 - 40 triệu người và đại dịch HIV/AIDS đang diễn ra đã giết chết khoảng 1,5 triệu người trên toàn thế giới trong năm 2013.

Nhiễm vi khuẩnnhiễm virus có thể gây ra các triệu chứng tương tự như ho, hắt hơi, sốt, viêm, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi và chuột rút - tất cả đều là cách mà hệ thống miễn dịch cố gắng loại bỏ các sinh vật truyền nhiễm. Nhưng nhiễm trùng do vi khuẩn và virus không giống nhau ở nhiều khía cạnh quan trọng khác, hầu hết là do sự khác biệt về cấu trúc của sinh vật và cách chúng phản ứng với thuốc.

Xét nghiệm vi sinh có thể xác định nhiễm vi khuẩn hay virus

Bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn bị nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm virus. Có một số ngoại lệ như cảm lạnh thông thường, thường không đe dọa đến tính mạng.

Trong một số trường hợp, thật khó để xác định liệu bệnh là do nhiễm virus hay nhiễm vi khuẩn vì nhiều bệnh - bao gồm viêm phổi, viêm màng nãotiêu chảy - có thể do một trong hai nguyên nhân gây ra. Nhưng bác sĩ có thể xác định nguyên nhân bằng cách kiểm tra bệnh án của bạn và làm một số bài kiểm tra thể chất.

Nếu cần thiết, bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để giúp xác nhận chẩn đoán hoặc dùng "xét nghiệm vi sinh" để xác định là nhiễm vi khuẩn hay nhiễm virus. Đôi khi, sinh thiết các mô bị ảnh hưởng có thể được yêu cầu

Việc phát hiện ra kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn được coi là một trong những bước đột phá quan trọng nhất trong lịch sử y tế. Thật không may, vi khuẩn rất dễ thích nghi và việc lạm dụng kháng sinh đã khiến nhiều người trong số họ kháng kháng sinh. Điều này đã tạo ra các vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là trong các bệnh viện.


Thuốc kháng sinh không có hiệu quả chống lại virus và nhiều tổ chức hàng đầu hiện nay khuyên không nên sử dụng kháng sinh trừ khi có bằng chứng rõ ràng về việc nhiễm vi khuẩn.

Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng do nhiễm vi khuẩn

Từ đầu thế kỷ 20, vắc-xin đã được phát triển. Vắc-xin đã làm giảm đáng kể số ca mắc bệnh siêu vi mới như: bại liệt, sởithủy đậu. Ngoài ra, vắc-xin có thể ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng như: cúm, viêm gan A, viêm gan B, papillomavirus ở người (HPV) và các loại khác.

Nhưng việc điều trị nhiễm virus khó khăn hơn, chủ yếu là do virus tương đối nhỏ và sinh sản bên trong tế bào. Đối với một số bệnh do virus, chẳng hạn như nhiễm virus herpes simplex, HIV / AIDS và cúm, thuốc kháng virus đã có sẵn. Nhưng việc sử dụng thuốc kháng virus có liên quan đến sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc.

Để ngăn ngừa các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra, bạn nên tiêm phòng vắc-xin đầy đủ, điều này sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ bạn bị nhiễm bệnh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang triển khai dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% bệnh nhân được tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, mayoclinic.org, webmd.com

Video đề xuất:

Sự khác nhau giữa vi khuẩn và virus