Sự khác nhau giữa On premises và Cloud computing

Trong những năm gần đây, On-premise hay Cloud chắc hẳn không còn là khái niệm xa lạ với nhiều người. Không có gì ngạc nhiên khi nền tảng Cloud đã và đang trở nên phổ biến bởi sự linh hoạt, tiết kiệm cả về thời gian và tiền bạc và khả năng mở rộng quy mô một cách nhanh chóng. Trong khi đó, nền tảng On-premise - được cài đặt và hoạt động từ chính máy chủ và hệ thống máy tính, giúp doanh nghiệp tận dụng chính nguồn tài nguyên máy tính của mình

On-premise

Với nền tảng On-premise, từ bước triển khai cho đến sử dụng giải pháp, tất cả đều được thực hiện trong nội bộ công ty; theo đó việc bảo trì, bảo mật và cập nhật cũng sẽ được đội ngũ IT của doanh nghiệp thực hiện. Phần mềm sẽ được cài đặt trên máy chủ của của doanh nghiệp; bổ sung thêm máy chủ, phần mềm cơ sở dữ liệu và hệ điều hành. Không có sự tham gia của bên thứ ba, doanh nghiệp có quyền sở hữu tất cả các yếu tố liên quan.

Cloud

Điện toán đám mây (hay còn được nhắc đến với tên Saas) là việc cung cấp tài nguyên hệ thống máy tính theo yêu cầu. Với mô hình này, doanh nghiệp không cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng mà thay vào đó là một khoản phí hàng năm. Bạn có thể truy cập các thông tin của doanh nghiệp thông qua trình duyệt web. Cloud là một lựa chọn kinh tế với chi phí ban đầu tương đối thấp.

Sự khác nhau giữa On premises và Cloud computing

Sự so sánh ngắn gọn giữa On-premise và Cloud (nguồn ảnh: Westmonroepartners)

On-premise vs Cloud: Đâu mới là nền tảng dành cho doanh nghiệp?

05 yếu tố dưới đây sẽ giúp cho doanh nghiệp xem xét và cân nhắc việc nên sử dụng Cloud hay On-premise

#1. Triển khai

On-premise: Trong môi trường On-premise, các nguồn lực được triển khai trong nội tại doanh nghiệp và tùy thuộc vào cơ sở hạ tầng CNTT của doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, triển khai giải pháp và tất cả các quy trình liên quan.

Cloud: Nhà cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm duy trì và bảo trì các hệ thống trên máy chủ của mình và doanh nghiệp chỉ cần truy cập vào bất kỳ thời điểm nào để thực hiện các nghiệp vụ liên quan.

#2. Chi phí

On-premise: Tốn rất nhiều loại chi phí, không chỉ là chi phí ban đầu như: đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng quy trình mà còn có các chi phí liên quan đến bảo trì và vận hành.

Cloud: Một cách tương đối, một dịch vụ đám mây sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. Thời gian triển khai và đi vào vận hành sẽ rẻ và nhanh hơn nhiều so với On-premise.

#3. Kiểm soát dữ liệu

On-premise: Doanh nghiệp được toàn quyền kiểm soát hoàn toàn hệ thống dữ liệu – đây được coi là lợi ích lớn nhất của On-premise và cũng là nguyên nhân tại sao các tập đoàn và công lớn hay chọn sử dụng phương thức này.

Cloud: Dữ liệu sẽ được bảo mật bởi bên thứ ba - bên cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Sự phát triển của công nghệ cũng như những phương thức bảo mật có thể giúp hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp được an toàn hơn.

#4. Tính bảo mật

On-premise: Bảo mật là một yêu cầu thiết yếu của bất kỳ tổ chức nào khi nói đến tài khoản tài chính, khách hàng và nhân viên. Mặc dù On-premise có vẻ chiếm được lòng tin của nhiều công ty nhưng nó vẫn cần nhiều biện pháp giúp duy trì tính bảo mật của dữ liệu.

Cloud: Rất ít khả năng xảy ra các sự cố liên quan đến phần cứng, phần mềm. Nhà cung cấp dịch vụ Cloud có nhiều phương án khác nhau để bảo mật dữ liệu. Đặc biệt, giao thức kết nối mạng đáng tin cậy đóng một vai trò rất quan trọng.

#5. Nâng cấp hệ thống

On-premise: Phần mềm chạy On-premise có thể nâng cấp/ tùy chỉnh, tuy nhiên, việc này sẽ liên quan chặt chẽ đến việc triển khai phần mềm trước đó của doanh nghiệp. Khi nhà cung cấp cho ra mắt các phiên bản mới, doanh nghiệp sẽ phải xây dựng và điều chỉnh các chi tiết từ nhỏ đến lớn.

Cloud: Phần mềm chạy trên Cloud sẽ được tự động nâng cấp, tạo cơ hội để doanh nghiệp sử dụng phiên bản phần mềm mới nhất và tốt nhất mà không mất thêm chi phí.

Bất kể bạn đang tìm kiếm loại nền tảng nào, 1C Vietnam có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng mọi yêu cầu của bạn, với sự linh hoạt giữa việc sử dụng phần mềm theo hình thức On-premise hay Online cùng tính bảo mật cao.

Hệ thống các giải pháp phần mềm không chỉ đa dạng về tính năng, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của mọi loại hình doanh nghiệp mà còn được xây dựng trên nền tảng công nghệ tiên tiến 1C:Enterprise

1C:Company Management - Giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp

1C:Document Management - Giải pháp điều hành công việc và quản lý thông tin

1C:Finance & Accounting - Giải pháp Tài chính và Kế toán toàn diện cho các doanh nghiệp lớn.

1C:HRM & Payroll- Phần mềm chuyên sâu về quản trị Nhân sự và Tiền lương

1C:Retail - Giải pháp toàn diện cho lĩnh vực Bán lẻ

1C:Trade Management - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp thương mại

1C:AccountingSuite - Giải pháp kế toán đơn giản, tiện ích; phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bất cứ công ty nào đang tìm kiếm một nền tảng công nghệ phù hợp chắc hẳn cũng đã nghe đến Phần mềm lưu trữ dữ liệu tại chỗ (On-premises) và Phần mềm điện toán đám mây (Cloud-based solution). Tuy nhiên, việc lựa chọn một nền tảng phần mềm phù hợp chưa bao giờ là dễ dàng.

Nếu công ty của bạn cũng đang gặp nhiều vấn đề trong việc lựa chọn nền tảng phần mềm hữu ích, hãy đọc bài viết dưới đây để có sự lựa chọn phù hợp giữa On-premises và Cloud!

Giới thiệu

Bạn có bao giờ thắc mắc vậy chính xác On-premises và Cloud-based solution là gì? Đầu tiên, hãy cùng nhau xem lại định nghĩa về hai nền tảng phần mềm này trước!

Phần mềm lưu trữ dữ liệu tại chỗ (On-premises) là một dạng mô hình phần mềm được cài đặt và hoạt động từ chính máy chủ và hệ thống máy tính của doanh nghiệp. Quan trọng hơn, nền tảng này có thể tận dụng chính những nguồn tài nguyên máy tính của công ty. Song, nó yêu cầu phải có bản sao phần mềm được cấp phép bởi một nhà cung cấp phần mềm độc lập.

Điện toán đám mây (Cloud-based solution): Nền tảng này cũng hay được nhắc tới với cái tên Cloud hoặc SaaS (Phần mềm dạng dịch vụ). Đây là mô hình cấp phép và phân phối phần mềm trong đó phần mềm được cấp phép trên cơ sở đăng ký và được lưu trữ tập trung tại bên cung cấp thứ ba. Họ làm chủ phần lắp đặt và giúp khách hàng truy cập được phần mềm thông qua Internet.

On-Premises - Lợi về lực, thiệt về đường đi

Hãy hình dung On-Premises như một tảng băng trôi, bạn sẽ nhìn thấy phần nổi (phần mềm trọn gói, toàn quyền sở hữu...) nhưng không nhìn thấy các vấn đề lâu dài, đó là các chi phí chìm bên dưới. Tương tự như chiếc ròng rọc của Archimedes, được thiết kế sao cho chịu ít lực nhất (vận hành ít nhất, automatic tối đa) nhưng sẽ thiệt về đường đi (đạt được mục tiêu lớn là rất lâu dài).

Sự khác nhau giữa On premises và Cloud computing

Các doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm On-Premises sẽ phải tự xây dựng kho dữ liệu của mình, không thể tương tác với kho dữ liệu chung của cộng đồng. Thí dụ khi bạn sẽ dụng phần mềm POS cho kinh doanh quán cafe từ dịch vụ Cloud, nhà cung cấp sẽ chia sẻ cho bạn dữ liệu thống kê của họ, đổi lại bạn sẽ phải đặt dữ liệu trên máy chủ Cloud của họ. Hai bên cùng khai thác dữ liệu tổng hợp, một dạng mối quan hệ "cho đi để được nhận lại".

Cloud - Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất

Đúng vậy. Phần lớn doanh nghiệp đều nghĩ rằng phần mềm phải được đặt trên máy chủ của doanh nghiệp, ngay tại văn phòng của doanh nghiệp. 

Có một câu chuyện vui như sau: Những năm tháng thời bao cấp khi chưa có tài khoản ngân hàng, 2 vợ chồng một gia đình mỗi người ngủ 1 giường trong 1 căn hộ nhỏ, người vợ luôn nghi ngờ người chồng có quỹ đen, còn người chồng luôn sợ người vợ kiểm soát tiền lương của mình. Người chồng nghĩ cách tìm nơi an toàn để cất giấu. Thoạt nhìn thì giấu ở giường của mình hoặc luôn ôm khư khư bọc tiền khi ngủ tưởng an toàn, nhưng lại có nguy cơ bị lộ. Thế là anh ta nghĩ ra cách cất tiền dưới gầm giường của vợ. Nơi tưởng nguy hiểm hóa ra lại là nơi an toàn!

Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải "tự chủ" về hạ tầng và "bảo dưỡng". Nếu có hỏa hoạn hay nhẹ hơn là hỏng máy tính, mọi dữ liệu của doanh nghiệp sẽ khó có cơ hội khôi phục.

Phần mềm cũng cần phải được bảo dưỡng, thí dụ như quản trị hệ thống phải thường xuyên "cắt Database Log - tương tự như kho chất thải của máy móc", phải thường xuyên kiểm tra dung lượng ổ cứng, tốc độ đường truyền, bộ nhớ máy tính...

Trong khi đó nếu đưa phần mềm lên Cloud, bạn sẽ giảm bớt chi phí chìm do rủi ro bất khả kháng, nhà cung cấp dịch vụ Cloud sẽ quản lý và vận hành ở cấp độ hệ thống, giờ đây bạn chỉ cần tập trung vào vận hành nghiệp vụ, tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp thay vì phải đau đầu với các vấn đề khấu hao, hỏng hóc... Nói cách khác là bạn đang mua sự chuyên nghiệp cao với chi phí rẻ nhất. Chi phí cho phần mềm cũng sẽ linh hoạt hơn vì bạn chỉ phải trả tiền thuê bao hàng tháng, tương tự như tiền điện hoặc mua trả góp, thanh toán thẻ tín dụng mức tối thiểu hàng tháng.

On-premises và Cloud: Đâu là nền tảng phần mềm dành cho doanh nghiệp của bạn?

Việc tranh luận nên dùng giải pháp nào phù hợp tương tự như trong một gia đình tranh luận về việc mua bất động sản: Nên mua chung cư để an cư lạc nghiệp, hay mua nhà mặt đất để đầu tư sinh lợi lâu dài.

Sự khác nhau giữa On premises và Cloud computing

a. On-premises

Đầu tiên, hãy cùng xét đến cả lợi ích của On-premises cùng những bất lợi của nó để xem liệu On-premises có xứng đáng để được lựa chọn hay không!

Sự khác nhau giữa On premises và Cloud computing

Phần mềm lưu trữ dữ liệu tại chỗ

Lợi ích của On-premises

  • Toàn quyền kiểm soát: Đây được coi là một trong những lợi ích lớn nhất của On-premises đến công ty và cũng là lý do chính giải thích cho việc tại sao On-premises được nhiều công ty lớn và những tổ chức chính phủ đón nhận. Khi xã hội càng hiện đại thì những thông tin cá nhân càng dễ bị xâm hại và lợi dụng, do đó, các doanh nghiệp bắt đầu tìm những giải pháp phần mềm có thể bảo vệ dữ liệu và thông tin của họ để bảo mật cho danh tiếng của công ty.

  • Bảo vệ hệ thống tốt hơn: Mặc dù Cloud cũng có thể phù hợp với những quy định bảo mật nghiêm ngặt và quyền kiểm soát dữ liệu, tuy nhiên khả năng kiểm soát và tính linh hoạt của On-premises vẫn có thể giúp cho các doanh nghiệp và tổ chức chính phủ trong việc cài đặt những phương thức bảo mật để bảo vệ dịch vụ của họ khỏi sự tấn công từ bên ngoài.

Bất lợi của On-premises

  • Tốc độ và khả năng mở rộng: Bạn cần một kế hoạch thật tốt trước mọi thay đổi vì sẽ rất tốn thời gian để nghiên cứu, đánh giá, đặt hàng và triển khai phần cứng với nền tảng On-premises.

  • Sự hỗ trợ công nghệ: Khi sử dụng On-premises, các công ty thường ít khi nhận được sự trợ giúp về công nghệ, đặc biệt là khi các ứng dụng được thiết kế để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của riêng họ.

  • Chi phí nâng cấp: On-premises sẽ đòi hỏi nhiều chi phí để nâng cấp phần cứng, điều đó có nghĩa là bất kỳ sai lầm nào cũng có thể dẫn đến sự mất mát lớn về chi phí.

2. Cloud

Mặt khác, Cloud được coi là nền tảng phần mềm cạnh tranh nhất hiện nay bởi những tính năng nổi trội của nó. Hãy cùng nghiên cứu kỹ hơn về những lợi thế cùng bất lợi của Cloud để đưa ra quyết định khách quan nhất.

Sự khác nhau giữa On premises và Cloud computing

Phần mềm điện toán đám mây

Lợi ích của Cloud

  • Giảm vi phạm bản quyền phần mềm: Lợi ích lớn nhất của SaaS là nó sẽ giảm hoặc ngăn chặn hẳn sự xâm phạm trái phép về bản quyền. Điều này không những giúp tăng lợi nhuận cho nhà cung cấp mà còn tăng lợi nhuận cho chính khách hàng cuối cùng. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng một phần mềm có bản quyền trong công ty của mình trong khi công ty đối thủ cũng đang sử dụng bản lậu của phần mềm đó, điều đó có nghĩa họ đang có chi phí sản xuất thấp hơn và có thể bán sản phẩm ở mức giá thấp hơn so với bạn. Với SaaS, không ai có thể xâm phạm bản quyền phần mềm vì những phiên bản lậu sẽ không còn khả dụng trên mạng.

  • Giảm chi phí hoạt động: Ở rất nhiều trường hợp, chi phí thuê bao chiếm phần lớn tổng chi phí sử dụng của SaaS. Trong khi đó những chi phí khác liên quan đến nâng cấp sẽ được nhà cung cấp SaaS chịu. Nhờ SaaS, công ty có thể tiết kiệm nhiều chi phí nhân sự để cài đặt phần mềm, nhờ đó giảm chi phí hoạt động.

  • Với SaaS, bạn có thể biết rất ít hoặc không cần một chút kiến thức IT nào: những công ty IT cung cấp SaaS trên chính nền tảng của họ và phục vụ người dùng. Điều đó có nghĩa bạn không cần có máy chủ để lưu trữ và quản lý dữ liệu bởi vì mọi thứ được cài đặt ở máy chủ của bên thứ ba. Điều này giúp giảm thời gian, chi phí và đem lại sự linh hoạt cho người dùng. Ngoài ra, SaaS cũng có thể cung cấp một số tiện ích khác như: lưu trữ dữ liệu, điện toán cá nhân, chia sẻ, hợp tác và mở rộng theo yêu cầu.

  • Khả năng mở rộng: Một phần mềm tốt cần có khả năng mở rộng linh hoạt. Một lợi thế cực lớn của SaaS là khả năng mở rộng của ứng dụng được thực hiện bởi nhà cung cấp. Nhờ đó, các chủ doanh nghiệp chỉ cần nâng cấp kế hoạch trong khi máy chủ và những tính năng cải tiến sẽ được đảm bảo bởi nhà cung cấp.

Bất lợi của Cloud

  • Thiếu sự kiểm soát: Phần mềm quản lý ngay tại công ty (in-house software) đem lại mức độ kiểm soát cao hơn bởi SaaS hay Cloud thì đều được quản lý bởi một bên thứ ba.

  • Hạn chế trong số lượng các ứng dụng: Không may là trong khi SaaS ngày một trở nên phổ biến hơn, vẫn còn những loại ứng dụng mà nhà cung cấp chưa thể đáp ứng được cho người dùng.

  • Cần mạng để kết nối: Mô hình SaaS được xây dựng trên nền tảng web vì vậy bạn cần chắc chắn rằng bạn có kết nối mạng ổn định. Nếu như kết nối bị mất, bạn sẽ không thể truy cập vào phần mềm hay dữ liệu.

3. Dự đoán: Nền tảng phần mềm nào sẽ chiếm ưu thế hơn trong tương lai?

Sự khác nhau giữa On premises và Cloud computing

Phần mềm điện toán đám mây sẽ chiếm ưu thế hơn trong tương lai

Như bao nền công nghiệp khác, nền công nghiệp phần mềm cũng đã chứng kiến rất nhiều sự đổi thay trong những năm gần đây, khiến cho việc dự đoán tương lai càng khó hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, ta rất dễ dàng nhận thấy nền tảng Cloud đang bùng nổ rất mạnh mẽ, thể hiện vị trí quan trọng của nó. Đây là lí do vì sao:

  • Điện toán đám mây được nhận định rằng có lợi hơn cho kinh doanh, có khả năng vận hành, ứng dụng sản xuất tốt hơn hẳn những phần mềm khác. Theo nhiều chuyên gia phần mềm, trong tương lai gần, sự phát triển của SaaS sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới quyết định của khách hàng. Trong khi đó, những nhà kinh doanh ngày nay lại chú ý đến từng hành động của khách hàng để ra quyết định lựa chọn phần mềm.

  • Một bằng chứng khác cho việc điện toán đám mây trở nên phổ biến là lợi nhuận thực tế của những nhà cung cấp phần mềm này tăng tới 10,3% mỗi năm (theo drip.com) và con số này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Những báo cáo cũng cho thấy SaaS đang được sử dụng bởi 64% những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

  • Ngày nay, điện toán đám mây đã và đang dần dần trở thành xu hướng mới được tin dùng bởi hàng nghìn công ty trên toàn cầu.

GiẢI PHÁP LAI Hybrid Cloud

Nếu chỉ nghĩ rằng các giải pháp cloud đã rất linh hoạt và tiện lợi, hãy đợi cho đến khi thực sự khám phá những lợi thế của hybrid multi-cloud. Hybrid multi-cloud, hoặc đơn giản chỉ là hybrid cloud, kết hợp các tài nguyên cloud computing với cơ sở hạ tầng on-premise. Có rất nhiều lý do tại sao hybrid cloud có lợi ích lớn.

Ví dụ, khi có nhiều dữ liệu để xử lý, việc dựa vào môi trường hybrid cloud cung cấp sự cân bằng tốt nhất giữa hiệu suất và tính linh hoạt. Trong các ứng dụng cụ thể như AI vision, hybrid cloud cho phép người dùng được hưởng lợi từ thời gian thực, xử lý on-premise trong khi vẫn giữ cho hệ thống mở và đủ linh hoạt khi sử dụng cloud.

Sự khác nhau giữa On premises và Cloud computing

Ngày nay, các hệ thống phần mềm lớn sẽ không chọn cách lưu trữ toàn bộ hình ảnh, video trên ổ cứng máy chủ của họ. Với hàng triệu tập tin số hóa lưu trữ trên máy chủ sẽ làm chậm quá trình vận hành máy chủ, ảnh hưởng đến các dịch vụ Web và Databse. Thay vào đó, sẽ lưu các tập tin số hóa này trên Storage Cloud (Google, Cloudinary, Akamai...).

Sự khác nhau giữa On premises và Cloud computing

Các kho lữu trữ này được lưu thông toàn cầu theo mô hình mạng lưới phân phối nội dung toàn cầu CDN (Content Delivery Network). Tuy vậy sẽ có những file tài liệu nhạy cảm mà doanh nghiệp muốn lưu giữ riêng trên máy chủ của họ, khi đó mô hình Hybrid Cloud sẽ phù hợp với cách tiếp cận này.

Sự khác nhau giữa On premises và Cloud computing

Cloudinary hay Akamai là các cloud thích hợp để lưu trữ kho ảnh, video khổng lồ của bạn với chi phí rẻ, chát lượng.

TIGO Solutions