Tại sao phải đăng ký bản quyền đối với sáng chế

Quyền tác giả được phát sinh trên cơ chế tự động mà không cần thông qua bất kỳ thủ tục pháp lý nào. Vậy tại sao phải đăng ký bản quyền? Trên thực tế, việc đăng ký bản quyền giúp pháp luật ghi nhận lại quyền tác giả của chủ sở hữu tác phẩm, từ đó có căn cứ vững chắc để áp dụng các nguyên tắc bảo hộ quyền, tránh khỏi các hành vi xâm phạm bản quyền trái phép. 

Tìm hiểu lý do phải đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm?

Đăng ký bản quyền là gì?

Trước khi tìm hiểu lý do tại sao phải đăng ký bản quyền, bạn cần hiểu được đăng ký bản quyền hay đăng ký quyền tác giả là gì. Đăng ký bản quyền là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục Bản quyền nhằm khẳng định và yêu cầu pháp luật công nhận, bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm thuộc sở hữu của mình. Kết quả của việc đăng ký bản quyền là cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả tác phẩm cho tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Các lý do tại sao phải đăng ký bản quyền

Pháp luật khuyến khích tác giả, chủ sở hữu tác phẩm thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền chứ không bắt buộc phải tiến hành thủ tục này. Vậy tại sao phải đăng ký bản quyền? Có rất nhiều lý do để bạn cân nhắc hoàn thành thủ tục này trong thời gian sớm nhất như:

  • Với cơ chế phát sinh tự động, quyền tác giả đã hình thành ngay tại thời điểm bạn hoàn thành tác phẩm của mình. Tuy nhiên, thủ tục đăng ký bản quyền giúp bạn tuyên bố quyền tác giả đối với chính tác phẩm của mình, đây là tiền đề cơ bản để thực hiện các hoạt động khai thác, bảo hộ tác phẩm về sau. 
  • Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ quyền tác giả là tài liệu pháp lý quan trọng làm căn cứ xác định quyền sở hữu đối với tác phẩm. Trong trường hợp thực hiện các giao dịch dân sự, hoặc tranh chấp về quyền tác giả; đây chính là bằng chứng hữu hiệu và mang tính pháp lý tuyệt đối. 
  • Đăng ký bản quyền thành công giúp tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được pháp luật công nhận và bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn có thể áp dụng rất nhiều các biện pháp tự bảo vệ khác nhau đối với những hành vi xâm phạm trái phép đến tác phẩm của mình; cũng như có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự phù hợp để xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả

Thủ tục đăng ký bản quyền có khó không?

Khi đã xác định được lý do tại sao phải đăng ký bản quyền, bạn nên tiến hành nó nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể. Thủ tục đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm thực tế khá đơn giản và không yêu cầu quá nhiều công đoạn. 

Hồ sơ bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả được quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, tùy thuộc vào từng loại hình tác phẩm cụ thể để có thể chuẩn bị được bộ hồ sơ chính xác nhất; tuy nhiên về cơ bản yêu cầu các tài liệu sau:

“a] Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

b] Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

c] Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;

d] Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

đ] Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

e] Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.”

Hướng dẫn cách đăng ký bản quyền.

Trình tự nộp và xử lý hồ sơ đăng ký bản quyền

Cục Bản quyền và hai văn phòng đại diện của Cục là đơn vị tiếp nhận đơn đăng ký quyền tác giả hợp pháp trên toàn quốc. Bạn có thể nộp hồ sơ của mình đến một trong ba địa chỉ dưới đây:

  • Trụ sở chính: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội. 

Điện thoại: 024.38 234 304 ; Fax: 024.38 432 630; Email: [email protected] 

  • Tại TP Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, 

Điện thoại: 028. 39 308 086; Fax: 028. 39 308 087; Email: [email protected] 

  • Tại TP Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. 

Điện thoại: 023.63 606 967; Email: [email protected]

Theo hướng dẫn tại Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, thời hạn xử lý và cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả như sau: “Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.”.

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Các giải pháp này có tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. Hiện tại, chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa sáng chế và giải pháp hữu ích! Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản rằng sáng chế yêu cầu trình độ sáng tạo kỹ thuật cao hơn nhiều so với giải pháp hữu ích. Vậy tại sao phải đăng ký bảo hộ sáng chế? Bảo hộ sáng chế mang lại những quyền lợi gi? Hãy cùng Phan Law tìm hiểu vấn đề này nhé!

>> Tham khảo bài viết về đăng ký nhãn hiệu: Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm như thế nào?

Chủ sở hữu sáng chế được phép độc quyền sử dụng và định đoạt tất cả các sản phẩm có sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ. Cụ thể bao gồm các quyền:

  • Quyền sản xuất sản phẩm được bảo hộ: Nói đơn giản, đây là quyền được áp dụng giải pháp kỹ thuật của sáng chế để tạo ra sản phẩm cụ thể.
  • Quyền khai thác sản phẩm, áp dụng quy trình được bảo hộ. Phạm vi bảo hộ quy trình thường rộng hơn so với phạm vi bảo hộ sản phẩm, bao gồm các phương án khác nhau của cùng một quy trình. Việc áp dụng quy trình nếu trực tiếp tạo ra sản phẩm, thì sản phẩm đó cũng được bảo hộ.
  • Quyền đưa sáng chế vào lưu thông để bán, nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ. Nói đơn giản có nghĩa là bạn có quyền không cho người khác nhập khẩu sản phẩm sử dụng sáng chế được bảo hộ của bạn tại Việt Nam vào Việt Nam
  • Quyền định đọa của chủ sở hữu sáng chế bao gồm quyền chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp thông qua hợp đồng li-xăng. Trong hợp đồng này, bạn ó thể thỏa thuận về việc sử dụng độc quyền hay không độc quyền, có giới hạn về mục đích, thời gian, lãnh thổ và khối lượng sử dụng.

Tất nhiên, khi sau khi đăng ký thành công bảo hồ sáng chế, ngoài những lợi ích thực tế được nêu ở trên, sáng chế của bạn sẽ được pháp luật bảo hộ chặt chẽ. Tránh các trường hợp người khác xâm phạm, sử dụng trái phép sáng chế và thậm chí cướp trắng sáng chế của bạn!

Trước khi tiến hành đăng ký bảo hộ sáng chế, bạn cần phải xác định sơ bộ xem sáng chế của mình của đạt những yêu cầu cơ bản của luật sở hữu trí tuệ quy định chưa. Những yêu cầu đó là:

  • Phải là giải pháp kỹ thuật
  • Phải có tính mới
  • Phải có khả năng áp dụng công nghiệp
  • Đáp ứng được trình độ sáng tạo và tính không hiển nhiên
  • Bảo đảm các yêu cầu về sáng chế!

Sau khi xác định sáng chế của mình đã đáp ứng đucợ các yêu cầu trên, bạn tiến hành chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp về sáng chế
  • Bản mô tả và bản tóm tắt về sáng chế cần đăng ký bảo hộ
  • Giấy tờ pháp lý chứng minh chủ sở hữu sáng chế

Tiếp theo, bạn tiến hành nộp hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ. Cục sẽ thẩm định hồ sơ và trả kết quả sau từng vòng thẩm định.

Sáng chế mang lại lợi nhuận cao, cụ thể và nhanh chóng cho chủ sở hữu. Đồng thời, quá trình đăng ký bảo hộ sáng chế cũng gặp nhiều khó khăn tương tự với giá trị mà nó mang lại. Nếu có bất cứ vấn đề nào về đăng ký bảo hộ sáng chế, hãy liên hệ ngay với Phan Law, chúng tôi tự tin sẽ đưa ra những giải pháp tối ưu và hợp lý nhất cho vấn đề của bạn. Liên hệ ngay với Phan Law để tiếp nhận tư vấn miễn phí và dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp. Vậy, bạn đã hiểu tại sao phải đăng ký bảo hộ sáng chế rồi chứ?

PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email:


Video liên quan

Chủ Đề