Tại sao răng lại bị ố vàng

Vàng răng là vấn đề răng miệng rất thường gặp đối với nhiều người. Đây là một trong những dấu hiệu vệ sinh răng miệng kém. Cách trị răng ố vàng là từ khóa mà nhiều người đang tìm kiếm cho mình một giải pháp cải thiện vàng răng. Ngay sau bài viết này, bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc sẽ giới thiệu cho bạn một số phương pháp giúp cải thiện vấn đề trên.

Răng ố vàng là gì?

Răng ố vàng hay xỉn màu là sự ngã màu răng theo thời gian, nguyên nhân có thể là do các mảng bám vôi răng, chế độ ăn uống, dùng thuốc, mòn răng sinh lý,… hoặc cũng có thể vốn màu răng của người bệnh đã tối màu bẩm sinh hay theo cơ địa…

Vậy, tại sao răng bị ố vàng và cách trị răng ố vàng như thế nào?

Răng bị ố và ngã vàng theo thời gian

Những nguyên nhân khiến răng bị ố vàng

Vàng răng dù không phải là một bệnh lý răng miệng nặng nề; song điều này làm bạn mất đi sự tự tin khi giao tiếp, cười nói. Hiểu được những nguyên nhân làm răng bị vàng sẽ giúp bạn phòng tránh chúng và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Mảng bám vôi răng

Vôi răng hay còn được gọi là cao răng bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ có trong nước bọt [có thể là những vụn thức ăn hoặc các chất khoáng trong miệng]. Vôi răng lâu ngày sẽ tích tụ và cứng dần bám chặt vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của cao răng là lớp có màu vàng hoặc nâu trên răng hoặc nướu, gây mất thẩm mỹ.

Xem thêm: Làm thế nào để ngăn ngừa mảng bám và vôi răng?

Thức ăn và đồ uống

Một số thức ăn lại gây vàng răng như nước sốt cà chua, cà ri, salad trộn giấm. Chúng sẽ để lài các chất màu bám trên men răng làm chúng chuyển màu vàng.

Nước ngọt có hương liệu nhân tạo, rượu vang, trà, cà phê đều là những đồ uống có thể làm răng ố vàng.

Hút thuốc lá

Nicotine – thành phần có trong thuốc lá sẽ để lại những vết ố trên răng của bạn. Vì vậy, một trong những cách trị răng ố vàng đầu tiên là không hút thuốc.

Xem thêm: Phụ thuộc Nicotine: làm sao để cai thuốc lá thành công?

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây vàng răng thường gặp

Nhiễm fluor

Mặc dù fluor là chất cần thiết cho răng phát triển khỏe mạnh bình thường. Dư thừa fluor cũng là nguyên nhân gây vàng răng khi sử dụng các sản phẩm chứa fluor. Hãy hỏi nha sĩ nếu bạn nghi ngờ răng vàng vì lý do này.

Xem thêm: Fluor và vai trò đối với sức khỏe răng miệng

Nghiến răng

Thói quen nghiến răng sẽ làm cho lớp men răng bị yếu và dễ nứt, dần dần mất đi. Lớp men răng mất là cơ hội cho các mảng bám tích tụ.

Vàng răng di truyền hay bẩm sinh

Đôi khi bạn không biết nguyên nhân rõ ràng, nhưng trong gia đình có nhiều người cùng mắc triệu chứng tương tự như bạn. Răng ố vàng khi này có thể liên quan đến gene di truyền và không thể xử lý được.

Hậu quả của răng ố vàng

Tại sao bạn cần tìm cách trị răng ố vàng? Hầu hết các bệnh nhân tìm đến phương pháp tẩy trắng răng là để khắc phục tình trạng răng bị xỉn màu, giúp họ trở nên xinh đẹp và tự tin hơn trong cuộc sống. Tuy vậy, bạn cũng cần phải lưu ý đến tình trạng răng bị ố vàng vì chúng có thể là dấu hiệu đầu tiên của nhiều vấn đề sức khỏe khác. Răng ố vàng là nguy cơ của những vấn đề sau:

Xem thêm: Mách bạn cách điều trị hơi thở có mùi hiệu quả và đơn giản

Sâu răng – nguy cơ tiềm ẩn của răng ố vàng

Ngoài ra, răng ố vàng cũng là biểu hiện của những bệnh lý tiềm ẩn khác như bệnh celiac, trào ngược dạ dày thực quản,… Phát hiện sớm và xử trí rất quan trọng để cải thiện triệu chứng cho người bệnh.

Những cách xử trí khi răng bị ố

Răng ố vàng sẽ không phải là một vấn đề nan giải nếu bạn biết chăm sóc và vận dụng các cách trị răng ố vàng hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp dành cho bạn, nên áp dụng thường xuyên và đa dạng cách thực hiện để giảm vàng răng tốt nhất.

Lấy vôi răng định kỳ

Thực hiện lấy vôi răng định kỳ và thường xuyên sẽ giảm tình trạng răng bị ố vàng.

Xem thêm: Cạo vôi răng: giải pháp cho nụ cười xinh

Chải răng đúng cách và thường xuyên

Chải răng đúng kỹ thuật, quy trình và đều đặn là khuyến cáo hàng đầu cho mọi người. Chải răng sau khi ăn khoảng 30 phút là phù hợp, ít nhất hai lần mỗi ngày, mỗi lần tối thiểu hai phút. Nên chải răng đúng khuyến cáo của chuyên gia, sử dụng chỉ nha khoa để đảm bảo bạn không bỏ sót bất kỳ vị trí nào. Lựa chọn loại bàn chải phù hợp và kem đánh răng chứa fluor cũng rất quan trọng.

Các bước chải răng đúng cách giúp ngăn ngừa răng ố vàng

Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp

Thực hiện ăn uống lành mạnh và khoa học bằng cách lựa chọn những thực phẩm tươi sạch. Hạn chế hóa chất, phẩm màu sẽ giúp làm giảm nguy cơ răng ố vàng. Ngoài ra, bạn nên hạn chế hút thuốc lá.

Tẩy trắng/Trám thẩm mỹ/Bọc răng sứ

Đối với răng ố vàng do bẩm sinh, nhiễm flour, thuốc lá hay sâu răng,… bạn nên đến các phòng khám nha khoa để được các nha sĩ xem xét tình trạng, đưa ra tư vấn cũng như những phương phù hợp như tẩy trắng, trám thẩm mỹ, hay bọc răng sứ,…

Xem thêm: Trám răng và những điều cần biết

Một số mẹo nhỏ giúp giảm tình trạng răng ố vàng

Baking soda và hydrogen peroxide

Trộn một muỗng baking soda và hai muỗng hydrogen peroxide rồi súc miệng sau khi đánh răng bằng hỗn hợp này. Sử dụng hàng ngày giúp bạn loại bỏ vết ố hiệu quả và làm trắng răng.

Than hoạt tính

Dùng kem đánh răng có than hoạt tính là cách trị răng ố vàng hiệu quả vì nó có tính khử khuẩn và hấp thu vết ố mạnh. Ngoài ra, bạn có thể dùng kem có than hoạt tính thoa lên răng trong hai phút sau đó súc miệng lại với nước.

Dầu dừa

Ngậm 1-2 muỗng cà phê dầu dừa trong 10-30 phút sau đó nhổ ra. Lưu ý, bạn không được nuốt. Sau đó, bạn súc miệng lại bằng nước rồi đánh răng.

Giấm táo

Giấm táo cũng có hiệu quả làm trắng răng nhưng không khuyến khích sử dụng lâu dài. Pha hai muỗng cà phê giấm táo với nước và súc miệng trong 30 giây. Sau đó nhổ ra và súc miệng lại.

Vỏ chanh, cam, chuối

Phương pháp này không nên thực hiện với những bạn có hàm răng quá nhạy cảm và không làm thường xuyên. Sử dụng vỏ chanh, cam hay chuối chà sát lên răng bạn trong khoảng hai phút rồi súc miệng lại bằng nước.

Trái cây và rau xanh nhiều nước

Nhai trái cây và rau xanh có nhiều nước giúp đẩy các vi khuẩn bám dính trên răng của bạn đi. Qua đó, giúp răng và nướu của bạn sạch khuẩn và mảng bám, tránh vàng răng.

Trên đây một vài thông tin nổi bật về cách trị răng ố vàng. Tuy là vấn đề rất thường gặp nhưng không hề nguy hiểm. Giảm vàng răng giúp bạn tự tin hơn trong công việc và giao tiếp hàng ngày và cũng hạn chế những nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi nha sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

Mặc dù không quá khẩn cấp như các bệnh lý răng miệng khác, nhưng vàng ố răng có thể khiến bạn thiếu tự tin và không muốn mỉm cười mỗi ngày. May thay, cải thiện màu răng của bạn có thể là một việc đơn giản như thay đổi chế độ ăn uống trong khi thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng hàng ngày. Bạn thậm chí có thể hưởng lợi từ việc điều trị làm trắng răng từ nha sĩ của bạn. Dưới đây là 10 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thay đổi màu răng không mong muốn:

Đôi khi màu răng được di truyền trong gia đình. Nếu răng của bố hoặc mẹ bạn có màu vàng, có khả năng răng bạn cũng có tông màu tương tự. Màu nâu đỏ, đỏ vàng, xám hoặc xám đỏ là 4 sắc thái tự nhiên của răng ngoài răng màu trắng, và sắc tố này thay đổi theo quang phổ từ nhạt tới đậm.

Răng trông có màu vàng khi lớp men răng mỏng và phần ngà răng bên dưới lộ ra. Ngà răng là một chất có màu vàng đậm đến hơi nâu trong răng và nằm bên dưới lớp men răng, đây cũng chính là lý do tại sao khi soi gương bạn thấy răng có màu vàng. Men răng dày che phủ ngà răng, nhưng nên nhớ rằng nó không phải lúc nào cũng ngăn chặn được các vết ố hình thành trên bề mặt răng — một nguyên nhân khác giải thích cho tình trạng vàng răng.

Răng cuối cùng cũng sẽ chuyển vàng khi bạn già đi, khi đó men răng bị mài mòn do nhai và tiếp xúc với các loại axit từ thức ăn và đồ uống. Hầu hết răng chuyển vàng khi lớp men răng mỏng dần theo tuổi tác, nhưng có một số răng có màu hơi xám do bị lẫn với các vệt ố lâu ngày từ thức ăn.

Nicotine từ việc hút thuốc không chỉ tạo nên một chứng nghiện không lành mạnh, mà nó còn lưu lại các vết ố bề mặt hơi vàng hoặc nâu trên răng bạn [thêm một lý do nữa để bỏ thói quen này].

Có nhiều loại thực phẩm làm ố răng. Cà chua trong sốt mỳ Ý, gia vị trong cà ri và các loại quả mọng đều chứa các sắc tố màu bám vào men răng và làm ố bề mặt răng. Kể cả salad lành mạnh với sốt giấm balsamic cũng có thể để lại các vệt màu khó coi trên răng bạn.

Cà phê và trà là hai trong số các nguyên nhân phổ biến nhất gây vàng răng, nhưng rượu vang đỏ và rượu vang trắng cũng không ngoại lệ. Các nguyên nhân khác còn bao gồm nước ngọt đậm hoặc nhạt màu và các thức uống thể thao khác có hương liệu nhân tạo.

Thuốc kháng sinh tetracycline gây ố răng khi chúng phát triển trong nướu. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nếu mẹ bạn sử dụng thuốc kháng sinh trong nửa sau của thai kỳ, hoặc bạn sử dụng thuốc kháng sinh trước 8 tuổi, bạn có thể có răng vĩnh viễn bị ố màu và cần sử dụng phương pháp tẩy trắng răng từ phòng khám nha khoa để giải quyết tình trạng này.

Fluoride tốt cho răng, nhưng dư thừa Fluoride có thể dẫn tới các đốm vàng hoặc nâu vàng trên răng được gọi là nhiễm độc Fluoride. Nước chứa Fluoride, kem đánh răng chứa Fluoride, thuốc viên và các phương pháp điều trị có chứa Fluoride là các nguồn cung cấp Fluoride lớn nhất của bạn. Hãy đến hỏi nha sĩ nếu bạn lo lắng về việc bạn hoặc con bạn đang sử dụng quá nhiều Fluoride thông qua các nguồn cung cấp kể trên.

Tác động của một tai nạn hoặc chấn thương vật lý có thể làm nứt men răng và gây hư hại bên trong răng, dẫn tới sự đổi màu răng có thể có biểu hiện chảy máu răng và cần sự chăm sóc y tế kịp thời.

Nghiến răng là một thói quen trong vô thức mà một số người thường có khi căng thẳng, đặc biệt là khi ngủ. Cắn chặt răng hàm quá mức hay còn được gọi là chứng nghiến răng, là một thói quen gây tổn hại cho men răng, khiến men răng yếu đi, dẫn tới nứt răng và vàng răng.

Video liên quan

Chủ Đề