Thỉnh tượng Quan Công ở đâu

Quan Công hay còn gọi là Quan Vân Trường  [Quan Vũ] là một vị tướng tài dưới thời Tam Quốc [Trung Hoa]. Ông được biết đến là nhân vật có tầm ảnh hưởng trong lịch sử, với trí dũng song toàn, tài cầm quân tài ba. Có lẽ vì vậy, mà ngày nay nhiều gia chủ lựa chọn đặt tượng Quan Công bằng đồng trong nhà, phòng làm việc,... với tác dụng phong thủy, trấn trạch trấn đai thể hiện uy quyền và thuận lợi hơn trong cuộc việc. Vậy, tượng Quan Công hợp với tuổi nào? và cách đặt tượng thế nào cho đúng? Mời gia chủ cùng tìm hiểu qua bài viết của Đồ Đồng Dung Quang Hà nhé !

Ý nghĩa của tượng Quan Công bằng đồng

Trước khi biết tượng Quan Công hợp với tuổi nào, gia chủ hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của tượng Quan Công, để càng thêm niềm tin và sự kính trọng. 

Tượng Quan Công bằng đồng khắc họa tinh xảo 

Tượng Quan Công bằng đồng khắc họa hình ảnh vị tướng tài văn võ song toàn, thông minh mưu lược, khảng khái, cương trực và cực kỳ trung thành. Đối với nhân dân, Quan Công luôn ra tay trượng nghĩa giúp đỡ người gặp khó khăn, không phân biệt kẻ yếu người hèn nên được người đời nể phục, suy tôn là Quan Thánh. 

Người ta tin rằng tất cả năng lượng âm đều không thể vào nhà nếu có sự hiện hữu của tượng Quan Công bằng đồng. Đồng thời, còn tăng thêm nguồn năng lượng tích cực, nhắc nhở con cháu luôn sống có đạo đức, nỗ lực phấn đấu trong cuộc sống. 

Tượng đồng Quan Vân Trường khảm tam khí - Hàng phôi cực đẹp

>> Xem ngay: 5 điều gia chủ cần lưu ý khi thờ Quan Công

Tượng Quan Công hợp với tuổi nào và tại sao tượng bằng đồng lại được nhiều gia chủ ưa chuộng. Bởi đồng là kim loại có tính dương cao, được hình thành và tồn tại hàng ngàn năm trong lòng đất, nên phát huy công dụng phong thủy tốt nhất. Tượng đồng Quan Công được chế tác ở tư thế nào [đứng, ngồi, chống đao, cưỡi ngựa] đều mang đến năng lượng rất mạnh, trấn trạch bảo hộ gia chủ. 

Đặt tượng Quan Công trong nhà còn mang đến bình an, sự hòa thuận cho những thành viên trong gia đình, giải quyết những xung đột bất hòa để mọi người gắn bó với nhau hơn. 

Tượng Quan Công có tác dụng phong thủy trấn trạch, an gia

Đồng thời, Quan Công được xem là vị thánh chuyên trấn áp hung khí, chống lại những thế lực tà ma ngoại đạo. Chính vì vậy, tượng của ông chuyên dùng để xua đuổi hung khí, giúp gia chủ được bình an, gia đạo yên ấm. Những gia chủ có hướng nhà xấu, hướng nhà mà bị sao xấu chiếu đến thì nên đặt tượng đồng Quan Công ở giữa cửa để trấn trạch. 

Quan Công chính là vật phẩm phong thủy lý tưởng cho những cửa hàng, công ty, cơ sở thương mại. Gia chủ có thể lựa chọn những pho tượng Quan Công nhỏ để trấn áp hung khí có mang lại sự thịnh vượng, trí tuệ và cả tiền bạc trong kinh doanh.

Tượng Quan Công hợp với tuổi nào? 

Theo nguyên lý âm dương ngũ hành thì tượng Quan Công thuộc Mộc mà Mộc sinh Hỏa nên người mệnh Hỏa rất hợp với tượng Quan Công bằng đồng.

Tượng Quan Công đứng bệ rồng ngũ kỳ bằng đồng vàng cao 36cm

Tượng Quan Công hợp với tuổi nào? Theo bảng 12 con giáp thì tuổi Tuất, tuổi Ngọ, tuổi Thìn là những tuổi rất tốt để rước tượng Quan Công về nhà nhằm bảo hộ bản mệnh cho gia chủ. 

Những gia chủ tuổi thân lại không hợp để chơi tượng Quan Công, Vì vậy, bạn có thể lựa chọn những vật phẩm phong thủy phòng khách khác để mang lại may mắn cho gia đình. 

Biết được tượng Quan Công hợp với tuổi nào là rất quan trọng, nhưng khi mua tượng về gia chủ phải tỏ lòng tôn kính và đặt tại vị trí trang trọng, sạch sẽ.  Đặc biệt, cần xác định rõ có cần hay không, chơi tượng Quan Công vì mục đích gì? Nếu để trấn trạch trừ tà, đẩy lùi vận đen, khí xấu, kính trọng nể phục ngài thì nên rước tượng Ngài về. Và luôn nhớ là phải làm lễ khai quang và thờ cúng đầy đủ.

Tượng Quan Công bằng đồng màu sắc tuyệt đẹp 

Tượng Quan Công hợp với tuổi nào đã được làm sáng tỏ, nhưng gia chủ cần lưu ý là chỉ có nam giới từ 25 tuổi trở lên thì mới được rước tượng ngài về thờ. Vì mang dương khí và trưởng thành, chín chắn trong mọi quyết định thì mới việc thờ Quan Công hiệu nghiệm, linh thiêng.

Tượng Quan Công bằng đồng nên đặt trên bàn làm việc hoặc thư phòng để có những kế sách hay, ý chí quyết tâm sắt đá và giúp con cháu sau này học hành thành đạt, giỏi giang văn võ toàn tài. Gia chủ nên tìm hiểu cách đặt tượng Quan Công trên bàn làm việc để tránh đặt sai vị trí, phạm điều tối kị.

Gia chủ nên mua tượng Quan Công bằng đồng tại cơ sở uy tín để phát huy được tác dụng phong thủy tốt nhất. Trong đó có thể nhắc đến Đồ Đồng Dung Quang Hà - cơ sở sinh ra từ làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định, nơi hội tụ những người nghệ nhân lành nghề và dày dặn kinh nghiệm. Đồ Đồng Quang Hà chuyên sản xuất và phân phối tượng đồng, tượng danh nhân, tượng Phật,... uy tín, chất lượng. 

Có nên thờ Quan Công chung với Phật?

Sau khi biết tượng Quan Công hợp với tuổi nào, thì gia chủ phải tìm hiểu cách thờ và vị trí đặt tượng. Có nên thờ Quan Công chung với tượng Phật không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. 

Tượng Quan Công bằng đồng ngồi đọc sách chiều cao 25cm

Theo ý kiến của các chuyên gia tâm linh: “ Không nên” thờ chung tượng Quan Công với tượng Phật. Bởi điều này không đúng với kinh điển Phật dạy làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng.

Như bạn đã biết, Quan Công là vị tướng giỏi có nhiều mưu lược. Tượng của ngài thường gắn liền với gương mặt dữ dằn, phong thái bệ vệ và luôn cương quyết bảo vệ gia đình, đẩy lùi các thế lực tà ma, ác quỷ và mang tác dụng phong thủy là chính. 

Còn Đức Phật là bậc Đại từ bi, đại trí tuệ, đại hỷ xả là bậc Thần Linh tối cao, phổ độ chúng sinh, đem đến những điều thiện lương, tốt đẹp cho con người. 

Tượng Quan Công cưỡi ngựa mạ vàng trang trọng

Vì vậy, gia chủ không nên thờ tượng Quan Công chung với bàn thờ Phật. Thay vào đó, tượng đồng Quan Công có thể đặt ở phòng khách, kệ tủ hay bàn làm việc để phát huy tác dụng phong thủy tốt nhất. 

Có thể gia chủ cũng quan tâm: 

>> 15+ Mẫu tượng Quan Công bằng đồng đẹp, chất lượng và độc đáo nhất 

Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:

      • Số 9 B1 đường Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

      • Số 661 - 663 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

    • Hotline/Zalo: 0967.23.7777        Telephone: 02466.747.666

    • Website: //dongmynghe.com.vn

    • Email:

    • Chúc Quý Khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hài lòng về chất lượng!

Tags:

  • tượng quan công hợp với tuổi nào
  • đồ đồng dung quang hà
  • đồ đồng quang hà

Thờ Tượng Quan Công là một truyền thống có từ lâu trong dân gian. Cho đến ngày nay, các Đền Thờ Miếu Thờ Quan Công được xem là một trong những hình ảnh được tôn thờ phổ biến nhất tại khu vực Đông Á. Chính bởi thờ Quan Công mang những ý nghĩa to lớn.

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO

I, Giới thiệu về Quan Công:

1, Quan Công là ai?

Quan Công còn được gọi là quan Trường Sinh, có tự là Vũ [Quan Vũ]. Sau này, ông đổi tên thành Vân Trường.

Ông là vị tướng nổi tiếng sống ở thời kỳ Tam Quốc và cuối nhà Đông Hán.

Ông là tướng tài, là một người có công lao to lớn trong việc thành lập nên nhà Thục Hán.

Hiện nay, các bằng chứng lịch sử về Quan Công không có nhiều và cũng có nhiều tranh cãi.

Quan Vũ là người văn võ toàn tài, tuy nhiên, do phạm tội, ông phải bỏ quê hương để tới quận Trác [nhiều giai thoại dân gian kể lại rằng ông đã giết một gã côn đồ chuyên đòi tiền bảo kê trong chợ nên đã bị truy bắt].

Tại đây, Quan Vũ đã cùng với Lưu Bị và Trương Phi kết nghĩa làm huynh đệ, sự tích này được lưu truyền gọi là Kết nghĩa vường đào.

Quan Vũ còn được coi là người đứng đầu trong số Ngũ Hổ Tướng lừng danh của nhà Thục Hán gồm Quan Vũ, Triệu Vân, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung.

2, Hình ảnh Quan Công được lưu truyền trong dân gian:

Quan Công là người thế nào?

Quan Công hay Quan Vũ chính là nhân vật lịch sử Trung Quốc được biết đến rông rãi ở các nước Đông Á.

Hình tượng của ông cũng được hình tượng, thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian.

Trong đó, Ông được đề cao là người có nhiều chiến tích nổi bật và có một phẩm chất đạo đức gương mẫu

Tuy nhiên, theo một số nhà sử học, Quan Công là người kiêu căng ngạo mạn.

Mặt khác, ông lại rất dũng mãnh, trượng nghĩa, sống hào hiệp, giản dị cùng với lòng trung thành tuyệt đối, không có gì ngạc nhiên khi ông được nhiều người tôn thờ đến vậy.

Mọi người đều không quá xa lạ với những truyền thuyết Quan Công chém Hoa Hùng, Quan Công qua 5 ải chém 6 tướng,

Có rất nhiều triều đại lịch sử đã trôi qua, Quan Vũ cũng được các hoàng đế nhà Minh, Thanh phong thánh, phong đế.

Hiện tại, Quan Vũ được thờ cúng ở nhiều nơi, mọi người đã quá quen với hình ảnh Quan Công mặt đỏ, râu tài, tay cầm thanh long yển nguyệt và cưỡi ngựa xích thố.

Vậy Quan Công cao bao nhiêu?

Trong truyền thuyết về hình tượng dũng mãnh của Quan Công được miêu tả là người cao lớn [khoảng 2 mét]

II, Tục thờ tượng Quan Công:

1, Thờ tượng Quan Công có ý nghĩa gì?

Theo truyền thuyết, Quan Công từng hiển thánh ở Ngọc Tuyền Sơn và quy y nhà Phật, Phật giáo cũng nêu cao gương trung nghĩa của Ông và Ông được xem như là Hộ Pháp Già Lam nhà Phật.

Một số tên gọi khác của Quan Công được biết đến “Đế Quân Gia”, “Quan Đế Gia”, “Cái Thiên Cổ Phật”, “Tam giới Phục Ma Đại Đế”, “Vũ Thánh Đế Quân”, “Hiệp Thiên Đại Đế”, “Quan Công Võ Thanh”, “ Quan Công Hiển Thánh”…

Thờ Quan Công là một truyền thống có từ lâu trong dân gian. Cho đến ngày nay, các Đền Thờ Miếu Thờ Quan Công được xem là một trong những hình ảnh được tôn thờ phổ biến nhất tại khu vực Đông Á. Chính bởi thờ Quan Công mang những ý nghĩa to lớn sau:

Thủ hộ thần của thương giới: Do lúc sinh tiền, Quan Vũ giỏi việc kế toán sổ sách, quản lý, đã phát minh ra pháp “Nhật thanh bộ” mà chúng ta gọi là “Nhật ký chi thu”. Trong việc làm ăn buôn bán, mọi người rất đề cao tinh thần trọng nghĩa khí và đặc biệt là chữ tín, Quan Vũ được coi là tiêu biểu cho tính khí này. Do đó, Ngài được giới thương gia tôn thờ làm thần thủ hộ và còn xem Ngài như là “Thần Tài” phù hộ mọi người phát tài.

Thần y dược: Theo dân gian, sở dĩ con người gặp xui xẻo, bệnh tật nguyên nhân là do ma quỷ quái phá. Quan Công được dân gian tôn xưng là “Phục Ma Đại Đế”, Ông có khả năng phục trừ ma quỷ. Do đó, Quan Công còn được xem là “Thần Y Dược”, trong Miếu của Quan Công có đặt thùng thuốc để dân chúng cầu chữa bệnh.

Thần chiến đấu: Quan Công là vị tướng nổi danh trong lịch sử, những người học tập võ nghệ thường thờ Ngài, xem Quan Công là thần hộ mệnh. Ngoài ra, những người trước khi bước vào quân ngũ cũng thường đến Miếu thờ của Ngài để xin Ngài bảo hộ do tin vào tin thần thượng võ, cứu khốn phò nguy của Ngài.

Đối với đời sống của người Việt, tượng Quan Công không chỉ được thờ trong nhà mà còn được đặt ở cửa hàng và công ty.

Tuỳ vào yêu cầu, tính chất công việc và mong muốn của bản thân mà mỗi người sẽ chọn hình tượng Quan Công với ý nghĩa thờ phụng riêng biệt. Có thể kể đến như:

Với văn sĩ, trí thức, học giả: Quan Công là Văn Hành Đế Quân, tượng Quan Công được đặt trên bàn học hay bàn làm việc sẽ giúp đầu óc minh mẫn, sáng suốt, suy nghĩ được nhiều kế sách hay, có ý chí kiên cường và tinh thần thép. Không chỉ vậy, thờ Tượng Quan Côn còn thể hiện mong muốn con cháu sau này cũng sẽ học hành giỏi giang, tài giỏi, trí tuệ.

Đối với người bình thường: Quan Công là thần hộ mệnh bảo vệ bản thân và gia đình bình an, hình tượng Quan Vũ Thánh Đế là khắc tinh của những kẻ bạc tín bội nghĩa, tiểu nhân bỉ ổi.

Đối với nhà lãnh đạo, người có chức quyền cao: họ xem Quan Công là vị thần giúp họ được cấp dưới kính nể, tránh tiểu nhân hãm hại.

Đối với người trong lĩnh vực quân sự: Là vị thần bảo vệ giúp cứu khốn phò nguy khi làm nhiệm vụ hoặc bảo vệ bản mệnh của họ trong cuộc sống.

2, Ý nghĩa Thờ tượng Quan Công trong phong thủy

Trong phong thủy, tượng Quan Công là vật phẩm phong thủy có tác dụng trấn trạch, giúp xua đuổi tà khí rất tốt được nhiều người trưng bày trong nhà, cửa hàng với mong mua xua đuổi những điều xấu, điều kém may mắn và những kẻ tiểu nhân.

Ngoài ra, mỗi hình tượng Quan Công lại mang đến những ý nghĩa rất độc đáo. Điêu Khắc Trần gia xin giới thiệu một số hình tượng Quan Công được nhiều người lựa chọn thờ cúng nhất:

Tượng Quan Công cưỡi ngựa xích thố

Hình ảnh ngựa xích thố đã gắn liền với quan Công trong mọi giai thoại.

Tượng quan Công cưỡi ngựa xích thố, tay cầm thanh long đao mang vẻ uy dũng, oai phong, ý chí chiễn đấu mãnh liệt, không ngại khó khăn.

Trưng bày tượng Quan Công cưỡi ngựa trong nhà ngoài khả năng giúp trấn trạch, trừ tà còn có ý nghĩa nhắc nhở các thành viên trong gia đình luôn phải biết cố gắng, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

Tượng Quan Công đứng chống đao hay Tượng Quan Công trấn ải

Nhìn vào bức tượng quan Công chống đao, chúng ta thấy được khí chất hào hùng, uy dũng.

Đó là hình ảnh một con người không chịu khuất phục dù gặp phải khó khăn lớn thế nào hay phải đối diện với việc đầu rơi máu chảy.

Đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người làm lãnh đạo hay kinh doanh. Là một trong những hình tượng ý nghĩa, được yêu thích nhất của Quan Công.

Tượng Quan Công ngồi đọc sách

Khi Quan Vũ đang ở Tào doanh đã được Tào Tháo sắp xếp ở cùng 2 người vợ của Lưu Bị.

Khi đó, Tào Tháo hy vọng quan Vũ sẽ có hành động sai lầm, có lỗi với lưu bị. Tuy nhiên, trong suốt thời gian đó quan Vũ chỉ ngồi đọc sách Xuân Thu dưới ngọn đuốc sáng rực.

Việc đó đã thể hiện được ý chí, lòng trung thành và sự kiên định của Quan Vũ.

Trưng bày tượng trong nhà sẽ hiện được ý nghĩa lòng trung thành, ý chí sắt đá không lay chuyển của gia chủ.

Tượng Quan Công Hàng Long

Hình ảnh quan công thu phục rồng giữ là một trong những hình tượng độc đáo, ý nghĩa.

Thể hiện sức mạnh, ý chí, khả năng phi thường, sự vượt lên mọi gian nguy.

Đây là một trong những tác phẩm vô cùng ý nghiã trong phong thủy.

3, Cách thờ Tượng ông Quan Công như thế nào?

Để phát huy hết công dụng trong phong thủy, cách đặt tượng Quan Công đúng cách là yếu tố rất quan trọng.

Vị trí đặt tượng Quan Công

Tượng Quan Công nên đặt ở ở gần cửa ra vào. Khi đó, tượng sẽ giúp xua đuổi, ngăn chạn những điều may mắn, tà khí vào nhà.

Nên đặt tượng ở vị trí cao ngang tầm mắt. Khi đó, sự uy dũng, oai phong và tầm ảnh hưởng của bức tượng đến không gian sẽ lớn hơn.

Ngoài ra, chúng ta có thể đặt tượng ở vị trí trung tâm của ngôi nhà và hướng mặt về phía cửa ra vào.

Nếu lựa chọn tượng Quan Công để bàn làm việc, gia chủ có thể lựa chọn tượng Quan Công nhỏ, tượng Quan Công mini để đặt

Tượng Quan Công nên đặt hướng nào?

Với những nhà có hướng xấu không hợp với tuổi của gia chủ, nên đặt tượng Quan Công ở ngay cửa ra vào và quay mặt về các hướng xấu của gia chủ. Như vậy sẽ giúp cho gia chủ tránh được những điều không may, điều xấu trong cuộc sống. Các hướng xấu trong phong thủy: họa hại, lục sát, ngũ quỹ, tuyệt mệnh.

Dù ở vị trí nào, hình tượng nào, tượng Quan Công cũng mang một nguồn năng lượng mạnh mẽ. Nên đặt tượng trên cao, gần mắt người để bày tỏ lòng tôn kính.

Trong trường hợp là tượng điêu khắc rời, hãy đặt thanh đao bên thân mình Quan Vũ. Vì đây chính là những vật bất ly thân, giúp quan Vũ đánh đuổi kẻ xấu.

Đối với những người làm lãnh đạo hay chính trị, tượng Quan Công nên đặt trên bàn hoặc sau lưng. Khi đó, ngài sẽ mang tới sức mạnh bảo vệ tuyệt vời nhất.

Không nhất thiết phải tiến hành nhang khói khi thờ tượng quan Công. Mọi người chỉ cần thực sự thành tâm thờ cúng là đủ.

4, Những cấm kỵ khi đặt tượng Quan Công trong nhà

Cũng như các vật phẩm phong thủy khác, chúng ta phải lưu ý những điều cấm kỵ khi đặt tượng Quan Công:

Tuyệt đối không tùy tiện chọn chỗ đặt nhà mà không xem xét thật kỹ.

Không đặt tượng trực tiếp xuống đất hay ở những khu vực ẩm thấp, lân cận nơi tăm tối. Điều đó thể hiện sự bất kính của gia chủ đối với quan Công.

Tuyệt đối không được đặt tượng Quan Công vào những nơi không trang nghiêm như nhà bếp, phòng tắm, phòng ngủ, nhà vệ sinh… Những bức tường tiếp giáp với các khu vực này cũng không nên lựa chọn. Bởi chúng sẽ khiến các tác dụng tốt trong phong thủy, nguồn năng lượng tích cực bị triệt tiêu.

Không đặt tượng Quan Công vào các tủ kín, hộp kín hay két sắt. Đó chính là việc làm mang ý nghĩa triệt tiêu, loại bỏ các vận may, vận khí tốt đẹp.

5, Nên lựa chọn tượng Quan Công như thế nào?

Hiện nay, rất nhiều người lựa chọn tượng Quan Công bằng gỗ để thỉnh về thờ trong nhà.

Vì sao nên thờ tượng Quan Công bằng gỗ?

Theo phong thuỷ, gỗ thuộc hành Mộc nên sẽ giảm bớt tác động của hành Thổ và hành Kim trong ngôi nhà.

Gỗ tự nhiên mang hương thơm thoang thoảng tạo nên không khí thư thái và thoải mái cho gia đình.

Tượng Quan Công được điêu khắc bằng gỗ tự nhiên đẹp, bền chắc và tăng thêm sự sang trọng cho ngôi nhà.

Thờ cúng tượng gỗ Quan Công bằng các loại gỗ quý như Tượng Quan Công bằng gỗ sưa, gỗ ngọc am, gỗ trắc gỗ hương đỏ…..còn mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt đối với người Việt.

Cùng có thể lựa chọn nhưng tượng bằng gỗ thông dụng hơn như: tượng Quan Công bằng gỗ mít….

Ngoài chất liệu gỗ, quý độc giả cũng có thể lựa chọn tượng quan công bằng các chất liệu khác như Tượng Quan Công bằng đồng, bằng sứ, bằng đá, tượng Quan Công bằng nhựa composite ….

III, Mua thỉnh tượng Quan Công ở đâu? Giá tượng Quan Công là bao nhiêu?

Việc tục thờ Ông Quan Công rất bổ biến trong dân gian, do đó có rất nhiều cơ sở chuyên mua bán tượng Quan Công trên thị trường TPHCM, Hà Nội ….Gia chủ cần cẩn thận lựa chọn cho mình cở sở Uy Tín để thỉnh tượng Quan Công.

Giá tượng Quan Công phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như chất liệu, kích thước, độ tinh xảo của tượng…

Tuỳ vào nhu cầu và ngân sách mà mỗi gia đình sẽ lựa chọn cho mình tượng Quan Công đẹp nhất và phù hợp nhất với gia đình mình.

Cơ sở điêu khắc Trần Gia với đội ngũ nhân sự tài năng, đã tôn tạo và phát hành rất nhiều mẫu tượng Phật đẹp đi khắp mọi tỉnh thành cả nước và xuất khẩu đi nước ngoài, được quý Sư, Thầy, Cô, quý Phật tử nhận xét là một trong những xưởng điêu khắc tượng Phật đẹp nhất Việt Nam.

IV, Một số hình ảnh tượng Quan Công đẹp được ưa chuộng nhất:

Mời quý khách hoan hỷ chiêm ngưỡng những hình ảnh tượng Quan Công ngồi đọc sách bằng composite rất đẹp do cơ sở điêu khắc Trần Gia tôn tạo:

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO

Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.

Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:

Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:

* Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

* Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát

* Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát.

* Tượng Phật Văn Thù Sư Lợi – Phổ Hiền Bồ Tát .

* Tượng Phật A Di Đà.

* Tượng Đạt Ma Sư Tổ.

* Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát.

* Tượng Tiêu Diện Đại Sĩ – Vi Đà Hộ Pháp.

CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.

Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật

Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .

Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng

Website : dieukhactrangia.com

Hotline : 0931.47.07.26

​Email :

Video liên quan

Chủ Đề