Tiểu đường thai kỳ ăn bánh mì được không

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Tiểu đường ăn được bánh mì không? Đầu tiên, có thể khẳng định rằng người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được ăn bánh mì. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc người bệnh có thể ăn được tất cả các loại bánh mì mà nên chọn loại bánh phù hợp để không làm tăng đường huyết của cơ thể. Loại bánh mì mà người tiểu đường cần kiêng là bánh mì trắng, nó thường chứa nhiều carbohydrate và chỉ số đường huyết cao (GI=71). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho rằng bánh mì trắng làm tăng nguy cơ kháng insulin. Ngoài bánh mì trắng thì người mắc bệnh tiểu đường có thể lựa chọn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen, bánh mì hạt lanh, hạt chia, bánh mì yến mạch và bánh mì Ezekiel. Đây là những loại bánh này ít tinh bột, nhiều chất xơ, không gây tăng đường huyết và hỗ trợ tiêu hóa cho người tiểu đường.

Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt được làm từ các loại hạt ngũ cốc chưa trải qua quá trình tinh chế nên vẫn giữ được hàm lượng lớn chất xơ và chứa ít tinh bột. Vì vậy, sau khi ăn bánh mì ngũ cốc đường huyết không bị tăng đột ngột và luôn ở mức cho phép. Chỉ số đường huyết của bánh mì nguyên hạt ở khoảng 50.

Thành phần dinh dưỡng có trong 1 lát mỏng bánh mì ngũ cốc 32g trong bảng sau (1)

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Năng lượng 81 calo
Chất béo 1,1 g
Chất xơ 1,9 g
Natri 146 mg
Kali 81 mg
Cholesterol 0 mg

Tiểu đường ăn được bánh mì không thì từ bảng trên có thể thấy, bánh mì nguyên hạt cung cấp nhiều chất xơ (chiếm 8% lượng khuyến nghị hằng ngày), ít chất béo và không có cholesterol, nên rất phù hợp với người tiểu đường. Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc nguyên hạt còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, vitamin B, vitamin E, Magie, Kali… Một số loại ngũ cốc nguyên hạt có trong nguyên liệu làm là yến mạch, kiều mạch, kê, quinoa, lúa mạch đen…

Liều lượng:  80g bánh mì ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày

Thời gian: vào bữa sáng và các bữa phụ trong ngày hoặc bất kỳ khi nào thấy đói.

Tiểu đường thai kỳ ăn bánh mì được không
Người mắc tiểu đường nên ăn bánh mì ngũ cốc thay vì bánh mì trắng

Thành phần dinh dưỡng có trong một lát 32g bánh mì đen như sau:

Thành phần  Định lượng
Năng lượng 83 calo
Chất xơ 1,9 g
Chất đạm 2,7 g
Chất béo 1,1 g
Thiamine 11,6% DV
Selenium 18% DV
Mangan 11,5% DV
Vitamin B6 7,5% DV

Bánh mì đen là cái tên tiếp theo trong danh sách bánh mì tốt cho người tiểu đường. Khác với bánh mì trắng, bánh mỳ đen được làm hoàn toàn từ lúa mạch đen nên giàu chất xơ, ít tinh bột và hàm lượng calo thấp hơn 20%.

Bánh mì đen chứa hoạt chất acid ferulic, acid caffeic giúp làm chậm quá trình phân giải đường, nhờ đó lượng đường trong máu được kiểm soát tốt hơn. Bên cạnh đó, bánh mì đen còn chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan nên làm giảm chậm tốc độ tiêu hóa và hạn chế tối đa nguy cơ tăng đường huyết sau ăn. Chất xơ hòa tan cũng tạo cảm giác no lâu, giảm thèm ăn và hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa ở người bệnh tiểu đường.

Thêm bánh mì đen vào chế độ ăn hàng ngày được chứng minh là tốt cho sức khỏe tim mạch và giảm lượng cholesterol máu. Đặc biệt, bánh mì đen không chứa Gluten nên phù hợp với người bệnh tiểu đường không dung nạp Gluten.

Liều lượng: Bạn nên ăn 80 – 100g mỗi ngày, tương đương với 3 – 4 lát bánh mì đen.

Thời gian: Ăn vào bữa sáng hoặc các bữa phụ trong ngày.

Bệnh tiểu đường có ăn được bánh mì đen không? Lưu ý gì khi ăn

Tiểu đường thai kỳ ăn bánh mì được không
Bánh mì đen giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch ở người mắc tiểu đường

Bệnh tiểu đường có ăn được bánh mì không? Hạt lanh và hạt chia giàu chất xơ nên tạo cảm giác no lâu, giảm thèm ăn và cải thiện tiêu hóa. Chính vì thế, những loại hạt này hạn chế tối đa nguy cơ bị béo phì và kiểm soát tốt đường huyết ở người bị tiểu đường. Bên cạnh đó, 2 loại hạt này đều chứa hàm lượng lớn acid béo omega-3 giúp tăng độ nhạy với insulin và ngăn ngừa các biến chứng trên tim mạch. Vì thế, người tiểu đường có thể ăn được bánh mì hạt lanh, hạt chia.

Ngoài ra, hạt lanh còn có nhiều hợp chất tăng cường sức khỏe, làm giảm lượng đường trong máu và trì hoãn sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Mỗi ngày, người bị tiểu đường nên ăn 80 – 100 g bánh mì hạt lanh, hạt chia và ăn vào bữa sáng, bữa phụ trong ngày.

Tiểu đường thai kỳ ăn bánh mì được không
Bánh mì hạt lanh, hạt chia cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết cho cơ thể như Kali, Mangan, Selen

Bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không trước hết cùng xem thành phần dinh dưỡng trong 48g bánh mì yến mạch

Thành phần  Định lượng
Năng lượng 130 calo
Chất đạm 6g
Chất béo 1,5g
Chất xơ 4g

Sở dĩ bánh mì yến mạch tốt cho người mắc bệnh tiểu đường là do nó chứa hàm lượng lớn chất xơ hòa tan beta-glucan. Nhờ đó, làm chậm quá trình hấp thu Carbohydrat và tăng cường tác dụng giảm đường huyết của insulin. Hơn nữa, nó còn giảm cảm giác thèm ăn ở người bệnh tiểu đường.

Bánh mì yến mạch còn có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch và hạn chế xảy ra các biến chứng.

Liều lượng: Người bị tiểu đường nên ăn từ 80 – 100g tương đương với 3 – 4 lát bánh mì

Thời gian: ăn vào bữa sáng và bữa phụ trong ngày.

Tiểu đường thai kỳ ăn bánh mì được không
Bánh mì yến mạch giàu chất xơ, tốt cho người bệnh tiểu đường

Một lát (34 gram) Bánh mì hạt lanh nguyên hạt Ezekiel chứa

Thành phần Định lượng
Năng lượng 80 calo
Chất đạm 5g
Chất béo 1g
Chất xơ 4g

Bệnh tiểu đường có ăn bánh mì được không? Bánh mì nảy mầm được làm từ ngũ cốc nguyên hạt đang nảy mầm, chưa qua tinh chế thay vì làm từ bột mì. Trong một nghiên cứu thực hiện vào năm 2012 được đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng và chuyển hóa cho biết bánh mì nảy mầm làm giảm phản ứng đường huyết nên rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, bánh mì Ezekiel có độ ngọt tự nhiên nên không chứa chất phụ gia tạo ngọt, nhờ đó không làm tăng lượng đường trong máu. Đặc biệt, bánh có lượng calo chỉ số GI ở mức thấp bằng 36, đồng thời cung cấp 9 acid amin thiết yếu, protein và chất xơ nên phù hợp với người bị tiểu đường.

Liều lượng:  ăn khoảng 80g bánh mì Ezekiel (2 – 3 lát) mỗi ngày

Thời gian: vào bữa sáng hoặc bữa phụ trong ngày.

Tiểu đường thai kỳ ăn bánh mì được không
Bánh mì Ezekiel được khuyến khích dùng cho người mắc bệnh tiểu đường
Trên đây là toàn bộ phần giải đáp cho câu hỏi tiểu đường ăn được bánh mì không. Mong rằng thông qua bài viết sẽ giúp bạn và người thân có thêm thông tin về cách chọn bánh mì cho người tiểu đường cũng như các loại bánh mì phù hợp với người bệnh tiểu đường. Từ đó, xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể và sớm đạt được mục tiêu điều trị.

Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ ăn gì để đảm bảo dinh dưỡng và tránh tăng đường huyết?

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ ( tiểu đường thai kỳ) là tình trạng tăng đường huyết trong thời gian mang thai.

Đái tháo đường thai kỳ xảy ra trên khoảng 7% phụ nữ mang thai.

Tăng đường huyết thường xảy ra vào thời điểm tuần thứ 24 – 28 thai kỳ và biến mất sau khi em bé được sinh ra.

Tuy nhiên, nếu bệnh đái tháo đường thai kỳ không được điều trị, sản phụ và em bé có thể gặp các biến chứng.

Như vậy, tiểu đường thai kỳ ăn gì để tránh tăng đường

Bước đầu tiên trong việc điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ là thay đổi chế độ ăn để giúp giữ đường trong máu ở mức bình thường, trong khi vẫn ăn một chế độ ăn uống lành mạnh.

Hầu hết phụ nữ kiểm soát đường trong máu tốt sẽ sinh em bé khỏe mạnh mà không có bất kỳ biến chứng.

Một cách để giữ mức đường trong máu của bạn trong phạm vi bình thường là tính lượng carbohydrate trong chế độ ăn.

Các loại thực phẩm chứa carbohydrate được tiêu hóa và chuyển hóa thành glucose trong máu (một loại đường).

Glucose trong máu rất cần thiết vì nó là nhiên liệu để cơ thể tạo ra năng lượng cho sản phụ và nuôi dưỡng em bé . Tuy nhiên, điều quan trọng là giữ mức độ glucose ở trong giới hạn cho phép.

Carbohydrates được tìm thấy trong các loại thực phẩm sau đây:

  • Sữa và sữa chua
  • Trái cây và nước trái cây
  • Gạo, ngũ cốc và mì
  • Bánh mì, bánh ngô, bánh quy giòn, bánh ngọt
  • Đậu khô, đậu Hà Lan
  • Khoai tây, ngô, khoai lang, khoai mì..
  • Kẹo và món tráng miệng, chẳng hạn như đường, mật ong, xirô, bánh ngọt, bánh quy, soda… thường chứa lượng lớn carbohydrate.

Carbohydrates trong thực phẩm được đo bằng đơn vị gram. Bạn có thể đếm có bao nhiêu carbohydrate trong thực phẩm bằng cách đọc nhãn thực phẩm.

Trong nhãn thực phẩm bạn cần quan tâm tới lượng carbohydrate trong mỗi khẩu phần

Khuyến cáo chế độ ăn uống khi bị đái tháo đường thai kỳ

Sau đây là chế độ sẽ giúp bạn duy trì lượng đường trong máu an toàn:

  • Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ nên chia làm ba bữa chính và hai hoặc ba bữa ăn nhẹ mỗi ngày

Ăn quá nhiều cùng một lúc có thể làm tăng đường huyết sau khi ăn. Đa số trường hợp đái tháo đường thai kỳ là làm tăng đường huyết sau ăn.

  • Một điều quan trong nữa là bạn không nên bỏ bữa ăn. Trong thời gian mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của sản phụ và thai nhi đều tăng cao do đó đòi hỏi phải cần chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Ăn khẩu phần tinh bột hợp lý dành cho người đái tháo đường thai kỳ

Các loại thực phẩm giàu tinh bột cuối cùng biến thành glucose do vậy không được ăn quá nhiều tinh bột.

Tuy nhiên, tinh bột là thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Vấn đề là ăn bao nhiêu thì đủ.

Lượng tinh bột được tính cho mỗi bữa ăn khoảng 2 phần, mỗi phần tương đương với hơn nữa chén cơm, hay 1,5 chén bún hay 1 lát bánh mì sandwich hay 1 chén mì…

Uống sữa

Tiểu đường thai kỳ ăn bánh mì được không
Uống sữa không đúng cách sẽ làm tăng đường huyết. Sữa tiểu đường cũng không ngoại lệ.

Sữa là một loại thực phẩm lành mạnh và là một nguồn quan trọng cung cấp canxi.

Tuy nhiên, sữa là một dạng chất lỏng của carbohydrate và uống quá nhiều cùng một lúc có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn.

Bạn nên uống sữa vào giữa 2 bữa ăn chính, không nên uống sữa sau khi ăn vì sẽ làm tăng đường huyết sau khi ăn

Nên nhớ:

Sữa dành cho sản phụ tăng đường nhiều hơn sữa dành cho người tiểu đường.
Sữa dành cho người tiểu đường làm tăng đường nhiều hơn sữa tươi không đường.

Giới hạn trái cây

Trái cây là một loại thực phẩm lành mạnh, nhưng nó chứa nhiều loại đường tự nhiên.

Bạn có thể ăn 1-3 phần trái cây mỗi ngày, nhưng mỗi lần chỉ nên ăn một phần trái cây.

Một phần trái cây chỉ khoảng nằm trong lòng bàn tay của bạn.

Ví dụ: 1 trái quýt, hay nữa trái cam, hay 1 trái chuối nhỏ, ½ trái chuối lớn, hay 1 múi bưởi hay nữa trái táo…, hoặc khoảng một nửa chén trái cây hỗn hợp. Không ăn trái cây đã được đóng hộp trong xi-rô.

Tiểu đường thai kỳ ăn gì vào buổi sáng?

Do tác động của các hormone, thường phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có xu hướng tăng đường vào buổi sáng, do đó không nên ăn nhiều tinh bột vào bữa ăn sáng.

Các loại ngũ cốc tinh chế, các loại trái cây và thậm chí cả sữa có thể không được dung nạp tốt trong bữa ăn sáng của bạn.

Nếu lượng đường trong máu sau bữa ăn sáng của bạn tăng quá nhiều sau khi ăn những thực phẩm này, bạn không nên ăn những thực phẩm đó nữa.

Bữa ăn sáng nên ăn nhiều thực phẩm chứa protein: thịt, cá, trứng…

Tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì?

Tránh nước ép trái cây

Nước ép trái cây chứa rất nhiều carbohydrate. Bởi vì nó là chất lỏng, nước trái cây có thể làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng.

Hạn chế tối đa đồ ngọt và món tráng miệng

Bánh ngọt, bánh quy, kẹo và bánh ngọt thường có quá nhiều carbohydrate.

Những thực phẩm này thường chứa một lượng lớn chất béo và cung cấp rất ít về dinh dưỡng. Ngoài ra, tránh tất cả các loại nước ngọt và đồ uống có chất tạo ngọt.

Đái tháo đường thai kỳ: Nên tránh xa đường

  • Không thêm đường, mật ong hoặc xi-rô vào thức ăn của bạn.
  • Có thể sử dụng đường dành cho người tiểu đường
  • Các chất ngọt sau đây đã được chấp thuận như là an toàn để ăn trong khi mang thai:

Aspartame, ví dụ Equal, NutraSweetAcesulfame K, ví dụ Sunett

Sucralose, ví dụ Splenda