Triết lý sống quân bình là gì năm 2024

Trong triết học, trạng thái quân bình từ suy tưởng là tình trạng cân bằng hoặc tình trạng gắn kết giữa một tập hợp những niềm tin. Trạng thái này đạt được từ một quá trình tự điều chỉnh trong suy nghĩ. Điều chỉnh này là điều chỉnh các nguyên tắc chung và các quan điểm riêng của cá nhân. Tuy không sử dụng thuật ngữ trên, nhưng triết gia Nelson Goodman là người đầu tiên giới thiệu phương pháp quân bình từ suy tưởng như một phương pháp chứng minh các nguyên tắc của logic quy nạp. Thuật ngữ "quân bình từ suy tưởng" do John Rawls đặt ra sau khi nghiên cứu phép biện chứng elenchus của Sokrates và được nhắc đến nhiều lần trong tác phẩm nổi tiếng "Luận thuyết về công lý" của ông như một phương pháp dẫn tới các nguyên tắc của công lý.

John Rawls lập luận rằng con người có một "ý thức về công lý". Ý thức này là một nguồn gốc cho động cơ và cách đánh giá/phán xét đạo đức. Theo Rawls, chúng ta bắt đầu với "những đánh giá được cân nhắc" bắt nguồn từ ý thức về công lý. Đó có thể là những đánh giá về các nguyên tắc đạo đức chung/tổng quát (ở bất kỳ cấp độ nào của tính tổng quát) hoặc những trường hợp đạo đức cụ thể. Nếu đánh giá của chúng ta còn có điểm mâu thuẫn, chúng ta sẽ điều chỉnh niềm tin của mình cho đến khi chúng đạt được "sự quân bình", tức là khi những niềm tin đó đạt được độ bền vững, không xung đột với nhau, và đưa ra được những hướng dẫn có tính khả thi và nhất quán cho hành vi. Rawls cho rằng một tập hợp các niềm tin đạo đức trong trạng thái "quân bình từ suy tưởng" lý tưởng mô tả và là đại diện cho những nguyên tắc cơ bản của ý thức về công lý của con người.

Ví dụ cụ thể về phương pháp quân bình từ suy tưởng sẽ giúp bạn đọc dễ hiểu hơn. Giả sử Zachary tin vào nguyên tắc chung/tổng quát là luôn làm theo những điều răn trong Kinh thánh. Giả sử, đồng thời, Zachary cũng có suy nghĩ của riêng mình là ném đá một ai đó đến chết chỉ vì người đó hành nghề mê tín dị đoan là một hành vi vô đạo đức. Hai quan điểm trên có thể xung đột với nhau. Trong trường hợp này, Zachary sẽ có một số hướng lựa chọn: bỏ qua nguyên tắc chung/tổng quát để tìm một nguyên tắc khác phù hợp hơn (ví dụ, thay vì luôn tuân theo các điều răn trong Kinh thánh, giờ sẽ chỉ tuân theo Mười Điều răn), thay đổi nguyên tắc chung (ví dụ, chọn một bản dịch Kinh thánh khác, hoặc quyết định hiểu các lời răn theo nghĩa khác), hoặc thay đổi quan điểm cá nhân về vấn đề trên sao cho phù hợp với nguyên tắc chung (bằng cách nghĩ rằng phù thủy đáng bị xử tử). Dù với quyết định nào, Zachary cũng tiến gần đến trạng thái quân bình từ suy tưởng.

Một số triết gia cho rằng, "sự quân bình từ suy tưởng" là một khái niệm không tiến bộ vì nó thể hiện sự thỏa hiệp trong suy nghĩ.

Hãy phân tích ưu điểm và hạn chế của văn hóa làng xã trong sự nghiệp công nghiệp hóa ở Việt Nam hiện nay

  • Nguyễn Hoàng Yến - 56 - đại cương quá tuyệt vời. mong qua được môn này
  • 56- nguyễn hoàng yến - đại cương quá tuyệt vời. mong qua được môn này
  • Tiểu luận van hoa đai cuong
  • đặc trưng trong giao tiếp của người Việt
  • ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA VĂN HOÁ LÀNG XÃ Trong SỰ NghiệP CÔNG NghiệP HOÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
  • Chu nghia XHKH 2TC
  • British Fes - Grade: 10
  • MA-267-GV - Grade: 8hello mng mình là thu thuỷ mình cảm ơn mng đã xem cái nnayf hihihihi cam on moi n g rat nhiều nhé
  • Vai trò của lễ hội đối với đời sống xã hội

Preview text

####### BỘ TƯ PHÁP

####### TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN:

ĐẠI CƯƠNG VĂN HOÁ

VIỆT NAM

ĐỀ BÀI SỐ 4:

“Nội dung và những biểu hiện của triết lý

Âm – Dương trong đời sống người Việt Nam”

####### LỚP : 4625

####### NHÓM : 06

Hà Nội, 2021

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................
PHẦN NỘI DUNG........................................................................
  1. Nội dung của triết lý Âm – Dương...........................................

####### 1. Nguồn gốc của triết lý Âm – Dương........................................

####### 2. Nội dung của triết lý Âm – Dương...........................................

II. Biểu hiện của triết lí Âm Dương trong đời sống người ViệtNam............................................................................................. 5

####### 1. Biểu hiện triết lý Âm – Dương trong tính cách người

####### Việt...........................................................................................

####### 2. Biểu hiện triết lý Âm – Dương trong giao tiếp của người

####### Việt...........................................................................................

####### 3. Biểu hiện triết lý Âm – Dương các lĩnh vực nghệ thuật..........

####### 4. Biểu hiện triết lý Âm – Dương ở nhu cầu ăn, mặc, ở.............

TỔNG KẾT...................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................
NỘI DUNG
  1. Nội dung triết lý Âm – Dương: 1. Nguồn gốc của triết lý Âm Dương: Để hiểu rõ hơn nguồn gốc của triết lý Âm Dương là gì, chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc tìm hiểu khái niệm Âm – Dương và quan hệ của chúng. “Âm” và “Dương” vốn là hai từ thường xuyên được sử dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân Đông Nam Á nói chung và người dân Việt Nam nói riêng. Theo ý nghĩa ban đầu, “Âm – Dương” có một khái niệm hẹp hơn chính là “mẹ – cha”, “đất – trời”, nhưng từ sự đối lập này mà người xưa suy ra được những cặp đối lập phổ biến như “nóng – lạnh”, “đực – cái”, hay “cao – thấp”,...à hình thành nên một hệ thống học thuyết gọi là “triết lý Âm – Dương”. Triết lý Âm – Dương bắt nguồn từ vùng nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á thời cổ đại, sau đó lại được tổ tiên người Hán kế thừa và phát triển, trở thành một quan niệm, một tư tưởng học thuật. Nhiều tài liệu cho rằng triết lý Âm – Dương ra đời vào thời kỳ Ân – Thương của Trung Quốc và đến giờ vẫn chưa rõ ai là tác giả học thuyết này (có huyền thoại cho rằng, đó là vua Phục Hy và Vũ Vương). Sau khi du nhập vào nước ta, dưới sự ảnh hưởng của tiến trình lịch sử, triết lý ấy đã ăn sâu vào máu thịt, hình thành nên tính cách và lối sống của người Việt Nam. 2. Nội dung của triết lý Âm Dương:  Quy luật về thành tố:  Quy luật về bản chất của các thành tố trong triết lý Âm – Dương là: Không có gì hoàn toàn dương, cũng không có gì hoàn toàn âm, trong dương tồn tại âm và trong âm cũng tồn tại dương.  Quy luật này cho thấy việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương đối. Ví dụ về âm và dương: đất lạnh nên âm, nhưng càng xuống sâu dưới lòng đất, nhiệt độ càng cao nên dương. Do đó, ta dễ dàng xác định được tính Âm – Dương của các cặp đối cực. Nhưng đối với những đồ vật đơn lẻ thì khó hơn, để xác định Âm – Dương của một vật thì cần xác định đối tượng so sánh và cơ sở so sánh. Chẳng hạn như màu trắng so với màu đỏ là âm, nhưng so với màu đen là dương. Hoặc như đất và nước, xét về độ

cứng thì nước là âm còn đất là dương, nhưng về độ linh động thì đất là âm còn nước lại là dương.  Quy luật về quan hệ:  Quy luật về quan hệ của các thành tố: Âm – Dương gắn bó mật thiết, vận động và chuyển hoá cho nhau; âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương và dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm.  Ví dụ: Từ nước lạnh (âm), nếu nóng lên đến cực độ sẽ bốc hơi lên trời (mặt trời). Ngược lại, nếu lạnh đến cùng cực thì nước sẽ thành băng (âm). Tất cả các quy luật trên đều được ẩn ý trong biểu tượng Âm – Dương. Biểu tượng Âm – Dương với hai nửa đối xứng ôm trọn lấy nhau, và trong mỗi phần đối xứng lại có một chấm tròn màu đối lập. Hai nửa đen trắng đối xứng ôm nhau là chỉ âm và dương, hai chấm tròn màu đối lập bên trong mỗi phần là chỉ trong âm có dương, trong dương có âm.

II. Biểu hiện của triết lí Âm – Dương trong đời sống người Việt Nam: 1. Biểu hiện triết lý Âm – Dương trong tính cách người Việt: “Triết lý Âm – Dương là sản phẩm trừu tượng hoá từ ý niệm và ước mơ của cư dân nông nghiệp về sự sinh sản của hoa màu và con người”(1). Triết lý này biểu hiện trong tính cách người Việt chủ yếu qua tư duy lưỡng phân lưỡng hợp và triết lý sống quân bình.

  1. Tư duy lưỡng phân lưỡng hợp: 1.1. Nguồn gốc của tư duy lưỡng phân lưỡng hợp: Đối với cư dân gốc nông nghiệp, nhất là nông nghiệp trồng lúa nước, theo thời gian họ nhận ra các yếu tố tự nhiên thường xuyên tác động đến đời sống, sản xuất như mặt trời, mặt đất, nắng, mưa, ngày, đêm,..ân cặp một cách tự nhiên, thay nhau hoặc đồng thời tác động qua lại. Từ mơ hồ hình dung từng yếu tố vừa hoà hợp vừa xung khắc với nhau, dần dần họ nhìn sự vật, hiện tượng đều có hai mặt, có tính chất hai chiều, hai đặc tính, và hình thành tư duy lưỡng phân lưỡng hợp, sau này khái quát thành những biểu tượng. 1.1. Thế nào là tư duy lưỡng phân lưỡng hợp? Tư duy lưỡng phân lưỡng hợp là loại tư duy khi xem xét một sự vật, hiện tượng nào đó phải xem xét cả hai mặt của sự vật hiện tượng – mặt trái, mặt phải; mặt trước, mặt sau... Tư duy lưỡng hợp biểu hiện trong hầu hết các lĩnh 1 Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Văn hoá Việt Nam , Nxb Giáo dục, tr.

ông Tơ – bà Nguyệt đã thay cho ông Tơ Hồng, thần mai mối của Trung Hoa, hay Phật Ông – Phật Bà (Bụt đực – Bụt cái) thay vì chỉ là Phật Ông như ở Ấn Độ,... Từ những khái niệm vay mượn đơn độc, người dân xưa đã ghép đôi ghép cặp cho chúng, biến những khái niệm ấy thành của ta, làm nên bản sắc văn hoá dân tộc ta. e) Biểu tượng Âm – Dương với hai nửa đối xứng ôm trọn lấy nhau, và trong mỗi phần đối xứng lại có một chấm tròn màu đối lập dùng phổ biến hiện nay mới được đặt ra từ đầu Công nguyên. Tuy nhiên, theo PGS Trần Ngọc Thêm, từ trước đó người Việt đã có một biểu tượng Âm – Dương, đó chính là biểu tượng vuông – tròn. Biểu tượng của dương là tròn, biểu tượng của âm là vuông. Có vuông có tròn tức là có âm có dương; nói “vuông – tròn” là nói đến sự hoàn thiện. Quan niệm này thể hiện rõ nét qua hàng loạt câu thành ngữ, ca dao, trên mặt trống đồng Yên Bồng (Hoà Bình), trống Thôn Mống (Ninh Bình), trên tiền đồng cổ Việt Nam và trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.  Mẹ tròn con vuông.  Ba vuông xứng với bảy tròn Đời cha vinh hiển, đời con sang giàu. g) Người Việt Nam còn nhận thức rõ về HAI QUY LUẬT của triết lý Âm

  • Dương. Những quan niệm dân gian như: “Trong rủi có may, trong dở có hay” là sự diễn đạt cụ thể của quy luật “trong dương có âm” và “trong âm có dương”. Và “Sướng lắm khổ nhiều”, “Trèo cao ngã đau” là sự diễn đạt cụ thể của quy luật “Âm – Dương chuyển hóa”.
  • Triết lý sống quân bình: 1.2. Thế nào là triết lý sống quân bình? Triết lý sống quân bình là coi trọng, đề cao sự hài hoà Âm – Dương trong cơ thể và sự hài hoà trong giới tự nhiên. Trong phần này, chúng em sẽ tập trung vào biểu hiện triết lý sống quân bình trong tính cách người Việt. 1.2. Triết lý Âm – Dương biểu hiện ở triết lý sống quân bình: Bằng cách nắm vững các quy luật đồng thời thấm nhuần tư tưởng của triết lý Âm – Dương, người Việt Nam ta đã đúc kết ra rằng quân bình Âm – Dương vừa cho thấy sự hoàn thiện, viên mãn, tròn đầy (mà “vuông – tròn” là một biểu tượng):  Vái trời cho đặng vuông tròn.  Mẹ tròn con vuông. vừa được xem như là chuẩn mực nguyên tắc ứng xử:  Đừng ăn quá miệng, đừng diện quá sang.

 Năng ăn hay đói, năng nói hay lầm. Trong cuộc sống, chúng ta sẽ luôn cố gắng để không làm mất lòng nhau. Còn trong việc ở thì luôn tìm cách tạo nên sự hài hòa với môi trường thiên nhiên xung quanh. Cũng chính từ triết lý quân bình Âm – Dương này mà người Việt đã xây dựng được lối sống lạc quan, tích cực, luôn hướng về phía trước: Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. kết hợp với cách ứng xử linh hoạt và khả năng thích nghi cao trước mọi biến cố, hoàn cảnh của dân tộc Việt: Ăn theo thuở, ở theo thì. Bên cạnh đó, sự cân bằng Âm – Dương không chỉ được áp dụng cho người sống mà còn cho cả người đã khuất. Như trong những ngôi mộ cổ ở Lạch Trường (Thanh Hóa), các đồ vật bằng gỗ (dương) sẽ được đặt ở phía bắc (âm) còn đồ gốm (âm) thì sẽ đặt ở hướng nam (dương). Đây chính là cách sắp xếp có dụng ý nhằm tạo ra sự cân bằng Âm – Dương. Chung quy lại, sự vận dụng đúng đắn và sâu sắc các quy luật của triết lý Âm

  • Dương đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc với những chất riêng chỉ người Việt Nam mới có. 2. Biểu hiện triết lý Âm – Dương trong giao tiếp của Việt:
  • Về ngôn từ:
  • Người Việt có thói quen nói đối xứng, trong giao tiếp, điều này thể hiện rõ nhất qua ngữ vựng, thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Ví dụ: + “Đứng ngồi không yên”: cảm giác bồn chồn lo lắng, hay gọi khác là một cụm miêu tả về tâm lý lo lắng quá mức, khiến trạng thái điềm tĩnh Âm
  • Dương mất cân bằng.
  • “Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”: Ý nói kẻ nói đi thì nhẹ như hòn đất, kẻ nói lại thì nặng như chì, tình trạng ấy dễ gây nên chuyện cãi lộn, bất hòa. Không có sự giao tiếp hoàn hảo, lúc nào có một bên sẽ áp đảo và một bên lắng nghe, tùy thuộc vào tính cách và ngôn từ mà họ chọn. Có thể nhẹ nhàng, hiền từ, nhưng cũng có chỗ cho sự gắt gỏng, nghĩ logic thay vì theo trái tim.
  • Việt ngữ cấu trúc theo lối song trùng:
  • Song trùng: sự kết nối song hành giữa 2 sự vật hiên tượng không thể tách rời nhau, mang theo đối cực kép, tốt lành và gây hại, lưỡng diện.

Đối với một quốc gia phương Đông với loại hình văn hóa gốc nông nghiệp, nước là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Vì lẽ đó, các công trình kiến trúc của nước ta luôn gắn liền với cảnh quan sông nước. Đây chính là sản phẩm của triết lý Âm – Dương, với sự hài hoà giữa độ cao của công trình (dương) và độ sâu của hồ, ao (âm). Ngoài ra sự phản chiếu hình ảnh của công trình trên mặt nước chính là sự đối đãi âm dương, cho thấy sự phát triển của vạn vật. Kiến trúc thể hiện sâu sắc và rõ nét nguyên tắc này là kiến trúc đình làng – nơi gắn kết của cộng đồng làng xã, nơi quyết định vận mệnh của cả cộng đồng theo tâm linh. Không chỉ có trong việc tổ chức không gian cảnh quan, triết lý Âm – Dương còn thể hiện ở sự giao hòa giữa hai mặt đối lập nhau: các không gian cao – thấp, trên – dưới, trước – sau,..ải được thiết kế, phối hợp sao cho thật hài hòa để tạo nên tính nhịp điệu trong không gian của công trình. b) Kết hợp giữa phong thuỷ và quy thức kiến trúc: b. Quy thức kiến trúc là gì? Quy thức kiến trúc là một trật tự hoặc những quy cách thống nhất về kích thước, tương quan tỉ lệ giữa các chi tiết, thành phần kiến trúc trong một công trình kiến trúc. b. Sự kết hợp giữa phong thuỷ và quy thức kiến trúc: Sự kết hợp giữa phong thuỷ và quy thức kiến trúc là một trong những biểu hiện chính của triết lý Âm – Dương trong nghệ thuật kiến trúc. Một ngôi nhà có dương khí hoặc âm khí quá vượng đều không tốt, vì nó có cả mặt lợi và mặt hại. Tốt nhất ngôi nhà cần có sự cân bằng yếu tố Âm – Dương, thiếu chỗ nào phải bù vào chỗ đó. Trong kiến trúc Việt có sản phẩm sáng tạo mang đặc trưng của vùng văn hóa nông nghiệp là kết cấu khung nhà gỗ. Trong đó, ngôi nhà được chia thành các gian chứ không phải là phòng, điều này cũng thể hiện tính cộng đồng của người Việt. Ngôi nhà sẽ có 4 tới 6 hàng cột, trên cột là xà ngang để liên kết các cột, tạo nên sự vững chãi. Bên cạnh đó kẻ, bẩy, hoành,..úng đều có điểm chung là được nối với nhau bởi mộng hoặc chốt. Đây chính là yếu tố Âm – Dương được ứng dụng bởi mộng. Mộng được chia làm 2 loại là: mộng âm và mộng dương. Mộng âm là một thanh gỗ lõm, còn mộng dương là một thanh gỗ lồi. Ghép mộng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của người thợ vì ghép

mộng là phải ghép khít đến từng mm, như thế mới tạo ra sự vững chắc, có khả năng chịu lực tốt lại bền hơn bất kỳ loại keo dính nào. Như vậy, triết lý Âm – Dương đã góp phần không nhỏ vào kiến trúc Việt, đặc biệt là trong kiến trúc cổ. Triết lý Âm – Dương đã được ông cha ta tiếp thu và phát huy, cùng với tính đặc trưng của vùng nông nghiệp đã tạo nên bản sắc kiến trúc rất phương Đông và cũng rất Việt Nam, góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung. 3. Trong âm nhạc: 3.2. Biểu hiện của triết lý Âm – Dương ở loại hình âm nhạc và nhạc cụ (Ca trù): Ca trù là loại hình âm nhạc truyền thống của dân tộc, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Có nhiều yếu tố mang tính Âm – Dương hội tụ ở ca trù, trong đó tiêu biểu là phách và âm thanh do gõ phách. Phách là nhạc cụ được sử dụng trong ca trù, gồm hai cái dùi. Hai dùi này có tên gọi chuyên ngành là phách cái và phách con. Trong đó, quan điểm cái với con thể hiện rằng nam và nữ là hai giới khác nhau nhưng bổ sung cho nhau. Còn âm thanh do gõ phách cũng theo cặp: tiếng cao

  • tiếng thấp, tiếng trong – tiếng đục, tiếng mạnh – tiếng nhẹ; cũng chính là tiếng dương – tiếng âm. Một điều mà không một loại dùi nào trên thế giới có thể làm được là dùi tuy là một đôi nhưng lại khác biệt thậm chí là trái ngược nhau trong cả hình thức lẫn cách gõ. 3.2. Biểu hiện của triết lý Âm – Dương ở cách biểu diễn âm nhạc: Quay lại với ca trù, xét về hình thức biểu diễn, theo truyền thống, người ca là đào nương, ả đào còn người đàn phải là nam hay gọi là kép. Hầu như không có trường hợp nào người đàn là nữ cho đào nương ca. Hay trong hát quan họ, ta thường thấy hát đối ca nam nữ. Khi hát, nam nữ chia làm hai bên và hát đối qua đối lại. Hình ảnh cây dù trong tay các liền anh và nón quai thao của các liền chị (một vật nhọn – một vật tròn) cũng chính là biểu tượng cho Âm – Dương. 4. Biểu hiện triết lý Âm – Dương ở nhu cầu ăn, mặc, ở:
  • Biểu hiện trong nhu cầu ăn uống: Trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt Nam, tính linh hoạt và tính biện chứng là hai đặc tính tiêu biểu, trong đó tính biện chứng trong mối quan

Với mục tiêu tìm hiểu về nội dung và biểu hiện của triết lý Âm – Dương trong đời sống của người Việt Nam, nhóm chúng em rút ra một vài nhận xét như sau:  Triết lý Âm – Dương du nhập và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt đời sống của người dân Việt Nam. Nó tác động đến tính cách, lối sống người Việt, cách người Việt giao tiếp và đến cả một số lĩnh vực nghệ thuật.  Triết lý Âm – Dương mặc dù là yếu tố ngoại sinh, song người dân nước ta đã vận dụng sáng tạo nó trong nhiều mặt đời sống, khiến nó dung nhập và góp phần làm nên bản sắc văn hoá dân tộc mình.  Triết lý Âm – Dương đã góp phần làm nên văn hoá dân tộc suốt hàng thiên niên kỉ. Tuy nhiên trong thời đại mới – thời đại của toàn cầu hoá, nó vừa giữ được những giá trị cốt lõi, vừa tồn tại nhiều hạn chế. Hạn chế đầu tiên là những nhận thức phiến diện, tiếp thu lệch lạc thuyết Âm - Dương dẫn đến hệ luỵ khôn lường. Bên cạnh đó, triết lý sống quân bình nhiều khi dẫn đến tư tưởng bình quân chủ nghĩa, sự tuỳ tiện, ứng phó, sự tự mãn, thiếu đột phá,...

Chính vì thế, nhóm chúng em đề xuất những giải pháp để khắc phục một phần hạn chế và tiếp tục duy trì, phát huy những giá trị tốt đẹp mà triết lý Âm