Trong fb ads: ngân sách cấp nhóm là

Một chiến dịch quảng cáo muốn được kích hoạt phải có đủ 3 phần sau: chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo, những phần này còn được gọi là cấu trúc của quảng cáo trên Facebook. Hãy cùng MOA tìm hiểu phân biệt chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo trên Facebook nào!

Nếu bạn biết cách để phối hợp những phần trên lại với nhau sẽ giúp cho bạn chạy quảng cáo facebook hiệu quả nhất, quảng cáo của bạn sẽ hướng đến đúng đối tượng khách hàng của mình.

Khái quát về cấu trúc chiến dịch quảng cáo

Tại cấp độ “Chiến dịch” bạn có thể thiết lập mục tiêu cho quảng cáo của mình, bạn muốn chạy loại quảng cáo nào: quảng cáo bài viết, quảng cáo tăng like trang, chuyển về web….

Tại cấp “Nhóm quảng cáo” bạn có thể xác định chiến lược nhắm mục tiêu đến đúng đối tượng khách hàng thông qua những mục: nhân khẩu học, sở thích, hành vi của khách hàng, ngân sách, lịch chạy của quảng cáo…

Và cuối cùng, là “Quảng cáo” là phần mà bạn có thể chọn cho chiến dịch quảng cáo của mình một thông điệp hình ảnh, video hoặc một canvas… giúp thu hút khách hàng xem những nội dung mà bạn quảng cáo.

Để bán hàng trên facebook hiệu quả không có cách nào khác có thể mang lại tác dụng cao nhất ngoài việc bạn tiến hành chạy quảng cáo chính vì thế bạn cần hiểu rõ về quảng cáo Facebook trước khi áp dụng loại hình marketing trên một kênh mới và hiệu quả cao này.

1. Chiến dịch là gì?

Khi quyết định chạy một quảng cáo mới, bạn sẽ luôn phải bắt đầu bằng mục “Chiến dịch”. Tại đây, bạn sẽ được chọn mục tiêu cho quảng cáo của mình, ví dụ như quảng cáo tương tác với bài viết.

Với mục tiêu này bạn sẽ muốn thu hút lượt xem của khách hàng cho một bài viết đã được tạo sẵn trên trang nhằm mục đích bán hàng, quảng cáo sẽ được tối ưu hóa để phân phối đến nhiều người nhất có thể để mang lại hiệu quả kinh doanh cho bạn.

Danh mục của chiến dịch:

a. Chọn mục tiêu quảng cáo phù hợp (theo thông điệp, đối tượng hướng đến

b. Tiến hành tạo nhóm quảng cáo.

2. Nhóm quảng cáo là gì?

Tiếp tục phân biệt chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo trên Facebook là danh mục nhóm quảng cáo. Ở cấp độ của nhóm quảng cáo, bạn sẽ được tạo đối tượng cho quảng cáo bằng cách nhắm mục tiêu theo những tùy chọn mà Facebook cung cấp.

Bạn sẽ xác định được đối tượng quảng cáo hướng đến bằng cách chọn các tiêu chí như: vị trí, giới tính, độ tuổi, ngôn ngữ, sở thích, hành vi… Bạn cũng có thể chọn vị trí quảng cáo, thiết lập ngân sách theo ngày hay trọn đời và đặt lịch biểu cho quảng cáo.

Ví dụ: Bạn bán áo thun teen, đối tượng 16-19 tuổi, là nữ, cửa hàng của bạn tại Thành phố Hồ Chí Minh,… bạn có thể dựa trên những tiêu chí này và thiết lập nhóm quảng cáo cho chiến dịch của mình.

Một chiến dịch có thể được tạo nhiều nhóm quảng cáo cùng lúc, với mỗi nhóm quảng cáo bạn có thể tùy chọn nhắm mục tiêu, đặt lịch và thiết lập ngân sách khác nhau.

Danh mục của nhóm quảng cáo:

a. Nhắm mục tiêu quảng cáo Facebook : vị trí, tuổi, giới tính, ngôn ngữ, nhắm mục tiêu… b. Chọn vị trí quảng cáo, thiết lập ngân sách và lịch chạy

c. Đặt giá thầu

Ngân sách chính là số tiền mà bạn muốn chi ra để hiển thị quảng cáo tới nhóm khách hàng mục tiêu của bạn.

Ngân sách quảng cáo áp dụng chung cho toàn bộ nhóm quảng cáo và tổng số tiền chi tiêu cho chiến dịch sẽ tùy thuộc vào số tiền bạn phân bổ cho mỗi nhóm quảng cáo. Bạn có thể thiết lập ngân sách ở cấp độ nhóm quảng cáo hoặc chiến dịch.

Có hai loại ngân sách quảng cáo, đó là ngân sách hàng ngày và ngân sách trọn đời. Cho dù bạn sử dụng ngân sách hàng ngày hoặc trọn đời, bạn đều có thể bị lỗi ngân sách chi tiêu vượt lên so với ngân sách đã thiết lập ban đầu. Vậy, thì lí do là gì?

Đối với ngân sách hàng ngày:

Ngân sách hàng ngày là số tiền trung bình mà bạn sẵn sàng chi tiêu mỗi ngày cho một chiến dịch hoặc một nhóm quảng cáo.

Khi thiết lập ngân sách hàng ngày, bạn sẽ đặt mức ngân sách trung bình. Điều này có nghĩa là Facebook sẽ cố gắng hỗ trợ để bạn đạt được kết quả (mà bạn tối ưu hóa cho mỗi ngày) có giá trị xấp xỉ với ngân sách hàng ngày. Tuy nhiên, ngân sách sẽ không phân bổ đều xuyên suốt thời gian chạy chiến dịch, vì có những thời điểm việc kết nối với đối tượng sẽ thuận lợi hơn so với thời điểm khác. Những lúc như vậy, chúng tôi có thể chi tiêu vượt ngân sách hàng ngày tới 25%. Ví dụ: nếu ngân sách hàng ngày của bạn là $10 thì Facebook có thể chi tiêu tối đa $12,5 vào một ngày cụ thể.

Đối với ngân sách trọn đời:

Ngân sách trọn đời là số tiền bạn sẵn sàng chi tiêu trong toàn bộ thời gian chạy nhóm quảng cáo hoặc chiến dịch.

Bạn sẽ không bị tính phí nhiều hơn ngân sách trọn đời cho các kết quả mà nhóm quảng cáo nhận được. Nếu bạn đang sử dụng loại phân phối tiêu chuẩn (hầu hết các nhà quảng cáo nên dùng loại này), Facebook sẽ cố gắng chi tiêu ngân sách của bạn một cách đồng đều trong suốt thời gian chạy nhóm quảng cáo. Tuy nhiên, Facebook không đảm bảo sẽ chi tiêu cùng một số tiền mỗi ngày vì có những ngày mà chúng tôi có thể mang đến cho bạn các kết quả tốt hơn.

Ví dụ: nếu nhóm quảng cáo của bạn chạy trong 5 ngày với ngân sách trọn đời là $250, chúng tôi có thể chi $50 mỗi ngày trong hai ngày đầu. Vào ngày thứ ba, nếu nhận thấy có thể thu được nhiều kết quả, Facebook có thể chi $75. Vào ngày thứ tư, nếu không có nhiều cơ hội tốt thì chúng tôi chỉ chi $25. Vào ngày thứ năm, chúng tôi lại chi $50.

Nhờ sự linh hoạt này mà Facebook có thể phân phối quảng cáo và chi tiêu ngân sách của bạn một cách hiệu quả nhất có thể.

Không lo ngân sách hết, không lo quảng cáo Facebook Ads không hiệu quả. Gọi ngay cho chúng tôi hotline 1800 6169, đội ngũ quảng cáo Facebook Ads của chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện quảng cáo hiệu quả nhất.

CBO (Campaign Budget Optimization) hay còn được gọi là tối ưu hóa ngân sách chiến dịch là 1 thuật ngữ trong Facebook Ads.

CBO giúp tối ưu ngân sách của tổng thể chiến dịch để mang về kết quả tốt nhất nhưng vẫn đảm bảo được chi phí để có được kết quả đó phù hợp với chiến lược giá thầu mà bạn đã thiết lập.

Sự khác nhau giữa CBO và ABO?

  • CBO (Campaign Budget Optimization): tối ưu hóa ngân sách chiến dịch quảng cáo
  • ABO (Ad set Budget Optimization): tối ưu hóa ngân sách nhóm quảng cáo

Ví dụ:

  • ABO: Bạn có thể phân bổ $20 chung cho 5 nhóm quảng cáo
  • CBO: Cũng với $20 và 5 nhóm quảng cáo trên nhưng bạn cần phải có $100 (vì $20 cho 1 nhóm quảng cáo)

Khoảng giữa tháng 9/2019, Facebook đã thay thế cơ chế tối ưu quảng cáo theo ngân sách cấp nhóm (ABO) thành tối ưu theo cấp chiến dịch. Đây là một sự thay đổi lớn hứa hẹn phù hợp hơn với những “Ads thủ” (Facebook Ads).

Sự thay đổi lớn này đã khiến không ít bạn thắc mắc rằng liệu tối ưu hóa ngân sách chiến dịch (CBO) có gì tốt hơn so với tối ưu theo nhóm trước đây và làm sao để tối ưu đúng cách để mỗi chiến dịch đều có được hiệu quả.

Ngay trong bài viết này mình sẽ giải đáp cho bạn rõ về cơ chế hoạt động của việc tối ưu ngân sách cấp chiến dịch.

Trong fb ads: ngân sách cấp nhóm là

Cơ chế hoạt động của việc tối ưu ngân sách theo chiến dịch

Tối ưu ngân sách ở cấp độ chiến dịch sẽ sử dụng ngân sách và chiến lược giá thầu để liên tục tối ưu tìm ra các nhóm quảng cáo mang lại kết quả với chi phí thấp nhất.

Trước đây các nhà quảng cáo thường setup chiến dịch chứa nhiều nhóm quảng cáo trong đó và mỗi nhóm sẽ có 1 mức ngân sách nhất định.

Trong fb ads: ngân sách cấp nhóm là

Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình

Trong fb ads: ngân sách cấp nhóm là

Lúc này, dù cho nhóm quảng cáo có tốt hay không thì chúng đều phải tiêu hết số tiền mà nhà quảng cáo đã setup.

Trong fb ads: ngân sách cấp nhóm là
Setup quảng cáo theo nhóm sẽ tiêu hết tiền đã setup dù có hiệu quả hay không

Nhưng với tối ưu ngân sách theo chiến dịch thì khi bạn setup ngân sách cho chiến dịch sẽ có nhóm được tiêu nhiều, sẽ có nhóm tiêu ít.

Lý do là vì các nhóm quảng cáo được tiêu nhiều là do nó mang lại hiệu quả đạt mục tiêu chiến dịch tốt hơn nên Facebook sẽ tự chủ động dồn tiền vào để chạy, còn các nhóm không hiệu quả sẽ ít được chi tiền.

Trong fb ads: ngân sách cấp nhóm là
Khi tối ưu ngân sách theo chiến dịch thì các nhóm quảng cáo hiệu quả sẽ được dồn tiền vào để chi tiêu

Ví dụ: 

Bạn có một chiến dịch với 5 nhóm quảng cáo khác nhau và 2 mẫu content ads, Facebook sẽ tự động phân phối đến người dùng nếu mẫu quảng cáo của bất kỳ nhóm nào có khả năng đạt mục tiêu chiến dịch cao nhất thì Facebook sẽ dồn tiền chi tiêu nhiều hơn cho nhóm đó, những nhóm có hiệu quả tương tác kém sẽ không được chi tiêu nhiều từ đó giúp tránh lãng phí ngân sách.

Một lưu ý quan trọng khi chạy tối ưu ngân sách chiến dịch đó là bạn nên để cho chiến dịch tự động tiêu hết tiền, tránh trường hợp tắt ngang hoặc chỉnh sửa vì điều đó sẽ làm gián đoạn quá trình tối ưu quảng cáo.

Nếu so sánh với chạy quảng cáo tối ưu theo ngân sách nhóm trước đây thì tối ưu theo cấp chiến dịch sẽ có nhiều điểm vượt trội hơn.

Mục đích của Facebook khi đưa ra cơ chế tối ưu ngân sách theo chiến dịch là góp phần làm đơn giản hóa các công việc của nhà quảng cáo trên Facebook.

Ngoài ra lý do mà Facebook đưa ra cách tối ưu theo chiến dịch là để giảm bớt việc đấu giá chồng chéo lẫn nhau giữa các nhóm quảng cáo.

Nếu bạn nào đã từng chạy ngân sách lớn với nhiều nhóm trong cùng 1 chiến dịch rồi thì sẽ thấy giá quảng cáo càng ngày càng đắt và khả năng trùng lặp tệp người dùng mỗi nhóm sẽ rất cao dẫn đến quảng cáo kém hiệu quả.

Scale là thuật ngữ mà bạn sẽ gặp nhiều khi chạy Facebook Ads. Nghĩa là khi bạn tìm ra mẫu ads win rồi thì cần bỏ tiền nhiều vào nó để tạo ra lợi nhuận.

Việc scale luôn là vấn đề khá đau đầu với các “ads thủ”. Thông thường sẽ có 2 cách scale sau đây:

Nhưng khi nào tăng ngân sách và khi nào nhân bản hay kết hợp cả 2 như thế nào để việc scale được an toàn và content ads win tốn bao nhiêu công sức không phải đi “bán muối”?

Theo mình thì hiện tại scale với CBO vẫn có tỷ lệ thành công cao hơn, ít rủi ro hơn, nhanh hơn và mang về nhiều cơ hội hơn so với ABO nếu bạn có chiến lược làm hợp lý, trong đó vẫn duy trì được ROAS (lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo).

Bạn có thể tham khảo qua 2 cách dưới đây để scale hiệu quả hơn với CBO.

Lưu ý: 2 cách dưới đây chỉ mang yếu tố tham khảo, tất cả những con số chỉ mang yếu tố ví dụ tượng trưng.

Thay vì đau đầu nên tối ưu ngân sách theo CBO hay ABO thì bạn nên có chiến lược kết hợp cả 2 thì việc scale sẽ hiệu quả hơn.

Bạn bắt đầu chạy thử nghiệm với những nhóm quảng cáo ở bên ngoài để tìm ra được nhóm win, sau đó đẩy vào CBO. Chiến lược này được phổ biến bởi Depesh Mandalia (người có kinh nghiệm cao với Facebook Ads).

Để bạn dễ hiểu hơn thì mình sẽ checklist theo quy trình như sau:

  • Bạn bắt đầu lên một vài nhóm quảng cáo nhỏ. Vì là giai đoạn testing nên bạn chỉ nên chạy tầm 100k-200k 1 ngày cho mỗi nhóm quảng cáo.
  • Mỗi nhóm bạn target các đối tượng khác nhau.
  • Theo dõi liên tục để tìm được ra được nhóm nào đang hoạt động hiệu quả và cho ra kết quả tốt.
  • Khi đã tìm ra nhóm ads win, bạn có thể nhân bản lên và chuyển qua CBO để cho chúng cạnh tranh lẫn nhau.

Lúc này, đúng với tính chất của CBO. Thuật toán của Facebook sẽ giúp bạn tối ưu ngân sách bằng cách tập trung hết ngân sách vào nhóm ads cho ra chuyển đổi tốt nhất.

Vì vậy, nếu bạn thấy 1 vài nhóm quảng cáo ngừng hoạt động sau khi chuyển qua CBO thì có thể thẳng tay tắt luôn.

Sau đó, bạn có thể tự tin tăng ngân sách cho cả chiến dịch CBO (10% -30%).

Bạn bắt đầu khởi chạy chiến dịch CBO với ngân sách $100 mỗi ngày với 5 nhóm quảng cáo khác nhau. Dĩ nhiên là 5 nhóm này nên có target insight khác nhau.

Khởi chạy xong bạn hãy để cho camp chạy được ít nhất 3-5 ngày, để tìm được content ads win. Khâu này tốn khá nhiều tiền, công sức và cả sự kiên nhẫn.

Sau khi có được ads win, bạn bắt đầu nhân bản nó lên thành 5 ads win trong 1 CBO mới. Mặc dù giống về đối tượng target, content ads nhưng cách hoạt động lại khác nhau.

Vì với lượng user khổng lồ nên thuật toán của Facebook sẽ nhóm lại user thành 1 cụm và phân phối theo từng thời điểm khác nhau chứ không cùng 1 lúc, nên bạn có thể yên tâm nếu sợ content ads sẽ target lại đối tượng cũ.

Tiếp đó, bạn hãy duy trì cả CBO cũ và cả CBO mới chạy song song trong vòng 2-3 ngày tiếp theo. Lúc này, bạn đã có đủ số liệu để loại bỏ được những nhóm ads nào không hiệu quả đi trong cả 2 CBO.

Sau đó bạn mới nên tăng ngân sách CBO lên tầm 30% hay thậm chí là 50% để phân bổ ngân sách hợp lý cho những ads win.

Ở thời điểm hiện tại đa phần các nhà quảng cáo đều chọn tối ưu ngân sách theo chiến dịch để mang lại hiệu quả tốt hơn và không còn phải mệt mỏi về việc A/B testing các nhóm quảng cáo nữa.

Ngay cả bản thân mình cũng từng thử chạy một vài campaign để so sách việc tối ưu ngân sách theo nhóm và ngân sách theo cấp chiến dịch để hiểu rõ, thì đa phần các chiến dịch tối ưu ngân sách theo chiến dịch cho kết quả tốt hơn và dễ dàng tối ưu chi phí mà không tốn nhiều công sức.

Vậy còn bạn thì sao? Nếu là bạn thì bạn lựa chọn loại tối ưu ngân sách nào cho các chiến dịch quảng cáo của mình. Cùng mình thảo luận dưới phần comment bài viết nhé.