Ứng dụng cụ thể sơ chế một sơ thực phẩm đúng phổ biến trong chế biến món ăn

Hầu hết các loại nguyên liệu sau khi mua về và trước khi nấu chín đều phải trải qua giai đoạn sơ chế. Sơ chế nguyên liệu là một giai đoạn quan trọng giúp món ăn ngon hơn và đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm hơn.

Một món ăn được đánh giá có chất lượng hay không còn dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có vị ngon và độ an tòan về vệ sinh thực phẩm. Để đạt được các yếu tố này, khâu sơ chế nguyên liệu có vai trò rất quan trọng. Tất cả các nguyên liệu từ đơn giản như rau, củ, quả đến phức tạp hơn như thịt, cá, các loại thủy hải sản… đều cần phải được sơ chế kỹ lưỡng theo nguyên tắc khác nhau nhằm loại bỏ hết những bụi bẩn, chất độc hại và giúp quá trình nấu trở nên đơn giản hơn, món ăn ngon và đậm đà hơn. Dù là người nội trợ nấu những bữa ăn gia đình hay đầu bếp phục vụ hàng trăm, hàng nghìn suất ăn cho thực khách mỗi ngày, bạn đều cần phải nắm được những kỹ thuật sơ chế nguyên liệu để đảm bảo chất lượng cho món ăn và sức khỏe cho người thưởng thức.

Ứng dụng cụ thể sơ chế một sơ thực phẩm đúng phổ biến trong chế biến món ăn

Bất cứ nguyên liệu tươi sống nào cũng cần được sơ chế trước khi làm chín

Sơ chế nguyên liệu là gì?

Sơ chế nguyên liệu có thể hiểu là một giai đoạn trong chế biến món ăn, biến nguyên liệu ban đầu thành dạng bán thành phẩm để chuẩn bị cho giai đoạn chế biến nhiệt (hay còn gọi là nấu chín). Các thao tác như làm sạch với nước, khử mùi tanh hay cắt, thái, ướp… trước khi nấu đều được gọi chung là sơ chế nguyên liệu.

Sơ chế nguyên liệu cần phải đảm bảo được hai tiêu chí: làm sạch nguyên liệu và giúp khâu nấu chín dễ dàng, thức ăn thấm gia vị hơn.

Về cơ bản, giai đoạn sơ chế nguyên liệu thông thường sẽ bao gồm các thao tác như sau :

+ Ngâm: giúp làm mềm nguyên liệu, chủ yếu là các nguyên liệu được bảo quản bằng cách làm đông. Ngoài ra, ngâm thực phẩm còn góp phần làm trôi máu hoặc bụi bẩn bám trong các ngách khó rửa của nguyên liệu và giúp nguyên liệu có màu sắc tươi hơn. Đối với ốc, rất khó có thể rửa sạch nên ngâm là cách để chúng nhả bùn đất ra ngoài. Tùy với từng loại nguyên liệu mà có thể ngâm nước lã hoặc thêm ớt, gừng, vỏ chanh, giấm để đạt được hiệu quả cao hơn.

+ Rửa – Khử trùng: được xem là bước sơ chế cơ bản nhất và cần phải thực hiện với tất cả các loại nguyên liệu sau khi mua về. Cũng tương tự như khi ngâm, có những nguyên liệu chỉ cần rửa với nước, song cũng có những nguyên liệu có mùi tanh khá nặng như cá cần phải rửa với rượu, giấm hoặc chanh mới giúp khử hết mùi.

+ Chần: Chần là thao tác giúp loại bỏ cặn bã và làm mềm trước thực phẩm giúp chế biến dễ dàng hơn. Chẳng hạn, xương cần chần sơ qua để bỏ hết cặn, chất bẩn và mùi tanh; chần rau củ và ngâm nước đá giúp rau củ xanh và giòn hơn…

Bên cạnh ngâm (hoặc rã đông), rửa – khử trùng, chần, các thao tác như thái, xay, ướp gia vị cũng được xem là sơ chế nguyên liệu, tạo thành bán thành phẩm trước khi chuyển sang giai đoạn chế biến nhiệt.

Ứng dụng cụ thể sơ chế một sơ thực phẩm đúng phổ biến trong chế biến món ăn

Rửa rau sao cho không dập cũng là một kỹ năng cần phải học của người đầu bếp

Yêu cầu trong quá trình sơ chế

Trước hết, nên hiểu rằng sơ chế nguyên liệu là việc làm bắt buộc sau khi mua thực phẩm tươi, sống về, kể cả những nguyên liệu mua ngoài chợ hay đã được đóng gói và bảo quản trong các cửa hàng, siêu thị. Tùy vào từng nguyên liệu và mục đích chế biến mà chúng ta sẽ áp dụng những cách sơ chế khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, việc sơ chế cần phải đảm bảo được tiêu chí:

+ Làm sạch nguyên liệu, giúp loại bỏ bụi bẩn, cặn bã, chất độc hại và khử mùi tanh;

+ Làm màu sắc nguyên liệu đẹp hơn, tạo hình để dễ chế biến hơn;

+ Làm sạch nhưng vẫn đảm bảo được giá trị dinh dưỡng vốn có trong nguyên liệu thực phẩm.

Một vài bí quyết sơ chế đối với các nguyên liệu phổ biến

Xương: Rửa sạch và chần sơ qua một lượt nước sôi trước khi hầm

Rau: Muốn rau giòn, ngoài việc rửa sạch, ngâm nước muối, sau khi luộc xong ngâm vào nước đá lạnh từ 30 giây đến 1 phút

Hành tây: Ngâm hành tây với trong nước có pha nước cốt chanh hoặc vài giọt giấm để giảm mùi hăng, ngâm trong nước đá lạnh khoảng 30 phút nếu muốn hành tây giòn hơn

Khử mùi tanh của cá bằng cách chà chanh, muối hoặc rửa với rượu trắng

Bảo quản thịt bò trong ngăn đá sẽ giúp thái thành từng lát đơn giản hơn…

Sơ chế là một khâu quan trọng, đòi hỏi người nấu phải có kiến thức về từng loại nguyên liệu để có những cách chế biến cho phù hợp. Nắm được tầm quan trọng cũng như một bài mẹo sơ chế nguyên liệu phổ biến, hy vọng bạn đã có thêm các kỹ thuật nấu ăn khác để bổ sung vào cẩm nang nấu ăn của mình.

Đối với lựa chọn thực phẩm

Việc lựa chọn thực phẩm phải chú ý tới tính tươi, ngon (thực phẩm tươi sống), đủ thành phần dinh dưỡng (thực phẩm qua chế biến), bên cạnh đó là tính an toàn, không nhiễm hóa chất, ít chất bảo quản. Có nhiều nhóm thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày, tương ứng với  mỗi nhóm thực phẩm có những cách lựa chọn phù hợp:

Nhóm ngũ cốc nguyên hạt như gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh, đậu đen và nhóm hạt cung cấp chất béo như lạc, vừng…: Hạt phải khô, không bị ẩm mốc, các hạt đều nhau, trong, không đục, màu sắc tự nhiên không bị biến đổi. Nếu cắn thử thấy hạt giòn, không vỡ vụn. Ngửi mùi có mùi thơm đặc trưng.

Nhóm thịt như thịt lợn, thịt gà, thịt bò…: Miếng thịt dẻo, thơm mùi đặc trưng, không hôi, không có mùi lạ, bề mặt miếng thịt không có lớp màng bao phủ, lấy ngón tay ấn sẽ thấy đàn hồi tốt và không chảy nước.

Nhóm cá, hải sản: Vảy cá xếp đều, trắng, không bong tróc, không có các dấu hiệu bất thường. Mang cá khép chặt, nếu lấy tay nâng mang cá lên xem sẽ thấy mang cá màu hồng tươi mà không phải màu tía. Cá tươi thì mắt cá to, sáng trong, hơi lồi ra ngoài. Chất nhờn trên thân mình phải trong, nhớt và không có mùi lạ. Các hải sản nên mua khi chúng còn sống, không mua hải sản đã bị ôi.

Ứng dụng cụ thể sơ chế một sơ thực phẩm đúng phổ biến trong chế biến món ăn
Việc lựa chọn thực phẩm phải chú ý tới tính tươi, ngon.

Nhóm rau: Rau củ tươi là rau củ không héo, màu xanh hoặc màu đặc trưng mà không bị biến dạng. Cánh lá cứng cáp, không mềm, thân cây rau không có nhớt. Cuống lá rau phải còn xanh, cứng.

Nhóm quả: Chọn quả không bị nứt, vỏ không thủng, quả không dập nát, lõi cành bên trong màu xanh, thơm mùi nhựa. Không chọn quả khô, héo, quắt, thâm dập chuyển màu. Nên chọn quả theo mùa.

Thực phẩm đã chế biến sẵn và đã đóng gói, các sản phẩm công nghiệp: Nên chọn loại có nhãn mác với đầy đủ các thông tin của sản phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nên chú ý hạn sử dụng, có đăng ký chất lượng sản phẩm. Hộp phải sáng bóng không gỉ sét, kín không bị phồng hơi, không bị móp méo, không có dấu hiệu nứt vỡ. Tùy theo đối tượng, theo độ tuổi mà chọn sản phẩm thích hợp.

Đối với chế biến thực phẩm

Nướng và rang: Đây là hai phương pháp dùng nhiệt độ để làm khô và chín thực phẩm. Để hạn chế sự mất chất dinh dưỡng nên sử dụng nướng thực phẩm với lò nướng chuyên dụng.

Rán/chiên: Các thực phẩm khi chiên/rán ở nhiệt độ cao thường bị mất chất dinh dưỡng, bên cạnh đó nếu chiên/rán không đúng cách có thể sinh ra những độc tố, không có lợi cho sức khỏe.

Ăn sống, trộn salad: Đây được xem là cách ăn giữ được nguyên giá trị các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Những món ăn này chỉ áp dụng với những thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, những thực phẩm thực sự tươi ngon. Tuy nhiên, cần chú ý chỉ sơ chế đồ ăn sống ngay trước khi ăn, tránh để quá lâu mà mất chất dinh dưỡng.

Hấp: Đây cũng được coi là một trong những cách giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thức ăn. Cần đảm bảo đủ nhiệt và đủ thời gian cho thực phẩm chín vừa, không để quá lâu sẽ làm mất các chất dinh dưỡng khi đun ở nhiệt độ cao. Cần ăn ngay khi các món ăn vừa nấu xong.

Ứng dụng cụ thể sơ chế một sơ thực phẩm đúng phổ biến trong chế biến món ăn
Hấp là một trong những cách giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thức ăn.

Luộc và hầm: Thực phẩm chế biến theo cách này thường bị mất nhiều chất dinh dưỡng. Nước sẽ hòa tan vitamin (đặc biệt là vitamin B, vitamin C) và một số khoáng chất. Để hạn chế mất chất, bạn nên giới hạn lượng nước, thời gian khi luộc (hầm) và nhiệt độ khi đun. Nên sử dụng cả nước luộc/hầm để ăn hoặc tận dụng để chế biến thành món ăn khác. Nên dùng nồi áp suất để hầm, vì đây cũng là cách ít bị mất dinh dưỡng nhất nếu chỉ dùng ít nước.

Các chất khoáng (canxi, phospho, kali, magiê...) trong quá trình nấu có các biến đổi về số lượng do chúng hòa tan vào nước. Vì vậy, khi ăn, nên ăn cả cái lẫn nước mới tốt cho sức khỏe.

Những  lưu ý khi chế biến

Nhóm chất đạm (protein): Khi nướng, rán các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa ở nhiệt độ cao quá lâu, giá trị dinh dưỡng của protein giảm đi vì chúng tạo thành các liên kết khó tiêu. Do đó với các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng đều phải sử dụng nhiệt độ trên 70 độ C, tốt nhất là 100 độ C để nấu chín và diệt khuẩn.

Đối với chất béo (lipid): Khi đun lâu ở nhiệt độ cao, các axit béo không no sẽ bị ôxy hóa làm mất tác dụng dinh dưỡng. Mặt khác, các liên kết kép trong cấu trúc của các axit béo này bị bẻ gãy tạo thành các sản phẩm trung gian như peroxit aldehyt, aldehyt rất có hại đối với cơ thể. Tránh sử dụng lại dầu, mỡ đã qua chiên rán ở nhiệt độ cao.

Nhóm vitamin: Về cơ bản, các vitamin bị tác động bởi nhiệt, còn các khoáng chất không bị tác động bởi nhiệt. Đối với nhóm vitamin (gồm vitamin tan trong nước và vitamin tan trong dầu) thì giữa thực phẩm sống và thực phẩm sau chế biến thì có hàm lượng thường không giống nhau, do nhóm vitamin thường bị hao hụt  bởi nhiệt, không khí, nước, chất béo. Một số nghiên cứu cho thấy lượng vitamin mất do quá trình nấu nướng: Vitamin C mất 50%; vitamin B1 mất 30%; caroten mất 20%.

Nhóm khoáng chất:  Các chất khoáng (canxi, phospho, kali, magiê...) trong quá trình nấu có các biến đổi về số lượng do chúng hòa tan vào nước. Vì vậy, khi ăn, nên ăn cả cái lẫn nước mới tốt cho sức khỏe.

Cần thực hiện đúng nguyên tắc

Đảm bảo quy trình chế biến theo nguyên tắc nguyên liệu sạch không để lẫn nguyên liệu bẩn, các nguyên liệu khác nhau (thịt, cá, rau...) cũng không được để lẫn với nhau.

Thực phẩm chín không được để lẫn với thực phẩm sống. Đi theo đó là các dụng cụ, thiết bị, con người cũng phải tách biệt khác nhau.

Khâu chuẩn bị để chế biến thực phẩm rất cần thiết phải đảm bảo thực hành tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh dụng cụ, nguyên liệu chế biến sạch, bởi vì trong quá trình chế biến (gia nhiệt) yếu tố nhiệt độ tối thiểu bên trong miếng thực phẩm cần đạt được chỉ đủ để tiêu diệt vi sinh vật tới mức chấp nhận được, nhưng chưa đủ độ nóng để tiêu diệt bào tử và chất độc.

Các loại rau và hoa quả dùng không cần qua nấu: phải rửa sạch dưới vòi nước chảy (nước phù hợp với tiêu chuẩn để uống) và nếu cần, sẽ được rửa sạch với dung dịch thuốc tím hoặc với dung dịch khác có hiệu quả tác dụng tương đương, sau đó lại rửa sạch dưới vòi nước chảy.