Vì sao ngành thủy sản ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ

Nghề cá ở nước ta phát triển mạnh ở các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

B. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ

C. Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ

D. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Đáp án đúng C.

Nghề cá ở nước ta phát triển mạnh ở các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Lý giải việc chọn đáp án C là do:

– Ngành thủy sản Có ý nghĩa to lớn về kinh tế – xã hội và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của nước ta.

Nguồn lợi thủy sản

– Thuận lợi: 

+ Nước ta có nhiều ngư trường lớn thuận lợi cho đánh bắt thủy sản.

Bốn ngư trường trọng điểm là: Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh, Hoàng Sa – Trường Sa.

+ Ven biển có nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn, vũng, vịnh và nhiều đảo thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.

+ Nước ta còn có nhiều sông, hồ… có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.

– Khó khăn: 

+ Ảnh hưởng của thiên tai như bão, gió mùa đông bắc.

+ Nhiều vùng biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.

+ Quy mô ngành thủy sản còn nhỏ, thiếu vốn đầu tư.

Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản

– Khai thác thủy sản:

+ Sản lượng tăng khá nhanh, chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu.

+ Phát triển nhất ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.

– Nuôi trồng thủy sản:

+ Phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

+ Các tỉnh dẫn đầu là Cà Mau, An Giang, Bến Tre.

+ Nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng nhanh hơn khai thác.

Hiện nay, sản xuất thủy sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc, thị trường mở rộng. Song trong quá trình khai thác thủy sản cũng còn gặp một số khó khăn như:

– Bão, gió lớn ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt thủy sản.

– Lũ lụt, mưa lớn kéo dài ảnh hưởng đến các ao hồ, các vùng khoanh nuôi thủy sản, làm cho thủy sản có thể bị chết hoặc tràn ra ngoài gây thiệt hại kinh tế lớn.

– Thời tiết thất thường, rét buốt; ẩm ướt dễ phát sinh dịch bệnh [nhất là trong nuôi tôm].

– Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm khá mạnh.

Vì Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có hơn 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là: ngư trường Cà Mau-Kiên Giang [ngư trường vịnh Thái Lan], ngư trường Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh [ngư trường Vịnh Bắc Bộ] và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn. Đó là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế. Ven biển có nhiều hải đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện hình thành các bãi đá cho cá đẻ.

Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản, trong đó 45% thuộc các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.

Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. Hoạt động khai thác và nuôi trồng được thuận lợi hơn nhờ phát triển các dịch vụ thủy sản và mở rộng chế biến thủy sản.

Cùng với sự gia tăng dân số thế giới và trong nước, nhu cầu về các mặt hàng thủy sản tăng nhiều trong những năm gần đây. Các mặt hàng thủy sản của nước ta cũng đã thâm nhập được vào thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kì…

Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản: nghề cá ngày càng được chú trọng; khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo.

a vì:
– Thị trường trong và ngoài nước ngày cảng mở rộng.
– Nước ta có nhiều tỉềm năng để phát triển ngành thủy sản:
-Có bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng.
+ Nguồn lợi hải sản khá phong phú.
+ Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm là: Cà Mau
– Kiên Giang, ngư trường Ninh Thaận – Bình Thuận – Bà Rịa — Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
+ Dọc bờ biển có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thaận lợi cho nuôi thủy sản nước mặn [nuôi trên biển].
-Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ các ô trũng – vùng đồng bằng cá thể nuôi cá, tôm nước ngọt,
– Sự phát triển mạnh của phương tiện tàu thuyền ngày càng trang bị tốt hơn.
– Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước về phát triền ngành thủy sản.
– Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

B

Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước vì vùng có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế – xã hội:

– Về vị trí địa lí:

+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất ở miền Nam ⟶ rất thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nguyên nhiên liệu, sản phẩm.

+ Nằm gần các cảng biển lớn và thông ra vùng biển phía Đông, có ý nghĩa giao lưu quốc tế vô cùng quan trọng [cảng TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu].

+ Nằm gần các vùng giàu có về nguyên, nhiên liệu [Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long], Đông Nam Bộ cũng là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.

– Về tự nhiên: khí hậu nhiệt đới, địa hình đồng bằng rộng lớn bằng phẳng thuận lợi để xây dựng các nhà máy xí nghiệp; nguồn nước dồi dào.

– Về kinh tế – xã hội:

+ Là nơi có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, có trình độ dân trí cao và năng động. Đây vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ lớn.

+ Là thành phố đô thị từ lâu nên cơ sở vật chất kí thuật, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, có sức hút mạnh các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.

+ Nhà nước đang thực hiện chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp thành phố lớn này. Đây cũng là nơi đầu tiên được áp dụng các thành quả công nghệ hiện đại nhất.

+ Là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước.

Giải bài tập Bài 3 trang 116 SGK Địa lí 10

Đề bài

Tại sao ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển vì:

- Nhu cầu thủy sản rất lớn do đây là nguồn cung cấp đạm động vật bổ dưỡng, các nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người.

- Việc nuôi trồng thủy sản góp phần cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

- Hoạt động khai thác thủy sản phụ thuộc nhiều vào tự nhiên [thiên tại mưa bão ảnh hưởng đến nguồn cung], nguồn lợi thủy sản đang cạn dần [do ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức].

- Việc nuôi trồng thủy sản có nhiều ưu điểm:

+ Phụ thuộc tự nhiên ít hơn, giúp tận dụng hiệu quả diện tích mặt nước.

+ Khoa học kĩ thuật phát triển, tạo ra nhiều nguồn giống năng suất chất lượng cao; cơ sở thức ăn, kĩ thuật nuôi trồng hiện đại.

+ Chủ động được nguồn cung thủy sản, ổn định.

+ Giải quyết việc làm, đem lại hiệu quả kinh tế cao,..

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề