Atc trong kinh tế vi mô là gì

Chi phí bình quân [tiếng Anh: Average Total Cost] là một thước đo chi phí tính trung bình cho mỗi đơn vị sản lượng.

Hình minh họa [Nguồn: wallstreetmojo]

Khái niệm

Chi phí bình quân trong tiếng Anh gọi là: Average Total Cost.

Chi phí bình quân biểu thị mức chi phí tính trung bình cho mỗi đơn vị sản lượng. Nó bằng tổng chi phí chia cho mức sản lượng:

Rõ ràng chi phí bình quân cũng là một hàm số của sản lượng. Tùy theo mức sản lượng q, ta có các mức chi phí bình quân khác nhau. 

Về mặt toán học, nếu ta đã giả định đường tổng chi phí điển hình có hình dạng của một đường cong bậc ba, thì đường chi phí bình quân ATC điển hình sẽ có hình dạng một đường cong bậc hai. 

Thông thường người ta hay nói, ATC là một đường hình chữ U. Thật ra, với cách nói này, người ta chỉ muốn nhấn mạnh rằng, nói chung, một đường chi phí trung bình thường có hai phần: thoạt đầu, ứng với qui mô sản lượng còn tương đối nhỏ, càng tăng sản lượng q lên thì chi phí bình quân ATC càng giảm xuống. 

Nói cách khác, lúc này, ATC có khuynh hướng đi xuống. Tuy nhiên, khi đã đạt đến một ngưỡng sản lượng nào đó, việc tiếp tục tăng sản lượng q sẽ làm cho chi phí bình quân ATC tăng lên. Khi đó, đường ATC sẽ có khuynh hướng đi lên. 

Hình 1 cho ta một hình dung về một đường ATC.

Hình 1: Đường chi phí bình quân

Với q < q*, tăng q sẽ làm ATC giảm xuống. Ngược lại, với q > q*, tăng q lại làm ATC tăng lên

Hình dạng chữ U của đường chi phí bình quân ATC có quan hệ chặt chẽ với hình dạng đường tổng chi phí TC. 

Khi mà tổng chi phí tăng chậm hơn tốc độ tăng của sản lượng khi doanh nghiệp muốn sản xuất nhiều đầu ra hơn, tỉ số TC[q]/q hay ATC[q] sẽ có xu hướng giảm dần. Đường chi phí bình quân sẽ đi xuống. 

Ngược lại, khi tăng sản lượng cũng đồng thời làm cho tổng chi phí gia tăng nhanh hơn, chi phí bình quân sẽ tăng dần. Đường chi phí bình quân sẽ đi lên.

Quan hệ giữa đường tổng chi phí và đường chi phí bình quân

Hãy xuất phát từ một đường TC như trên hình 2. 

Một điểm như điểm A có hoành độ là q1 và tung độ là TC1. Điều đó có nghĩa là tổng chi phí để sản xuất một khối lượng hàng hóa q1 chính là TC1. 

Theo định nghĩa, tại mức sản lượng này, chi phí bình quân là TC1/q1. Mức chi phí này có thể đo bằng tgα, với α là góc hợp thành bởi tia OA và trục hoành. 

Nó cũng chính là độ dốc của tia OA. Khi sản lượng còn thấp [q q*], độ dốc của các tia nói trên tăng dần. Điều này phản ánh chi phí bình quân đang tăng dần và đường ATC có xu hướng đi lên.

Hình 2: Quan hệ giữa tổng chi phí và chi phí bình quân

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Vi mô, PGS.TS. Phí Mạnh Hồng, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội]

Tuyết Nhi

Chi phí bình quân [average cost] là chi phí tính trên mỗi đơn vị sản lượng, trong đó bao gồm tất cả các chi phí đầu vào của sản xuất. Tổng chi phí bình quân [ATC] được tính bằng công thức:

TC

ATC = ^

Q

trong đó Q là sản lượng và TC tổng chi phí của tất cả các loại đầu vào được sử dụng để sản xuất ra sản lượng. Chúng ta cũng có thể tính tổng chi phí bình quân bằng cách lấy chi phí cố định bình quân [AFC] cộng với chi phí biến đổi bình quân [4VC]:

ATC = AFC + AVC

Trong ngắn hạn, đường tổng chi phí bình quân [đường ATC] có dạng như trong hình 9a. Dạng chữ u này có nguyên nhằn ở sự giảm dần của chi phí cố định bình quân [đường AFC] khi sản lượng tăng và vì ban đầu mức giảm của nó lớn hơn mức tăng chi phí biến đổi bình quân [đường AV'C].

Chi phí cố định bình quân giảm vì tổng chi phí cố định được phần bổ cho mức sản lượng ngày càng lớn hơn. Chi phí biến đổi bình quân tăng do tác động của quy luật lợi suất giảm dân. Khi sản lượng dạt đến một quy mô nhất định, mức tăng của chi phí biến đổi bình quân lớn hơn mức giảm chi phí cố định bình quân và tổng chi phí bình quân bắt đầu tăng lên. Trong dài hạn, hình dạng của đường tổng chi phí bình quân còn chịu tác động của kinh tế quy mô.

Hình 9. [a] Các đường chi phí bình quân; [b] Đường chi phí cận biên.

Kinh tế vi mô là một khái niệm có thể ai trong chúng ta cũng từng nghe qua bởi vì nó xuất hiện khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng chính xác kinh tế vi mô là gì thì chắc chắn không nhiều người hiểu rõ về nó trừ những người có nghiên cứu về kinh tế. Vậy bạn hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm về chủ đề này nhé.

Kinh tế vi mô là gì?

Ở đây chúng ta có hai khái niệm tưởng chừng quen mà lạ, đó là kinh tế và vi mô.

Kinh tế hiểu đơn giản là một môn nghiên cứu cách con người quản lý, phân phối sản phẩm như thế nào.

Kinh tế vi mô, tiếng Anh là Microeconomics. Ta dễ dàng thấy vi – nghĩa là nhỏ, mô – là quy mô.

Kinh tế vi mô là gì?

Vậy kinh tế vi mô có thể nói về bản chất đó là nghiên cứu hành vi của từng cá thể, có thể là cá nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, nhà đầu tư… cùng sự tương tác của họ trên thị trường.

Ví dụ đơn giản như sau:

– Một người tiêu dùng sẽ lựa chọn hàng hóa và dịch vụ như thế nào nếu ngân sách của họ bị hạn chế.

– Doanh nghiệp lựa chọn số lượng lao động như thế nào, lựa chọn bán mặt hàng gì.

Đối tượng, nội dung nghiên cứu của kinh tế vi mô là gì?

Kinh tế vi mô có đối tượng nghiên cứu là:

– Những vấn đề kinh tế cơ bản của từng đơn vị kinh tế.

– Quy luật cùng xu hướng của các hoạt động kinh tế vi mô, những thiếu sót của nền kinh tế thị trường và vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế.

Nội dung chính mà kinh tế vi mô nghiên cứu:

Kinh tế vi mô tập trung chủ yếu nghiên cứu những vấn đề kinh tế cơ bản của thị trường, sản xuất cùng với chi phí và lợi nhuận, quyết định các yếu tố đầu vào, những hạn chế của kinh tế thị trường cũng như vai trò của Chính phủ.

Để nghiên cứu cụ thể vấn đề trên thì kinh tế vi mô sẽ đi sâu vào những nội dung sau:

– Nghiên cứu những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp như: làm sao để tối ưu lợi nhuận, hiệu quả kinh tế…

– Cung – cầu hàng hóa, nhân tố nào ảnh hưởng, sự thay đổi về giá do cung cầu thay đổi, các hình thức để điều tiết giá.

– Nghiên cứu tác động của các yếu tố tới lượng cung và lượng cầu.

– Nghiên cứu sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng, quy luật lợi ích cận biên giảm dần…

– Nghiên cứu quy luật trong quy trình sản xuất, chi phí sản xuất và lợi nhuận đạt được.

– Giúp doanh nghiệp nghiên cứu thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

– Nghiên cứu về cung cầu lao động đối với doanh nghiệp.

– Ngoài ra còn nghiên cứu những thất bại của kinh tế thị trường thông qua nghiên cứu khiếm khuyết của nó và vai trò của Chính phủ trong đó.

Phân biệt kinh tế vi mô và vĩ mô

Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô là hai khái niệm phổ biến mà khá nhiều người bị nhầm lẫn. Bạn có biết kinh tế vĩ mô là gì, kinh tế vi mô và vĩ mô giống và khác nhau ở điểm nào không?

Nội dung phân biệt Kinh tế vi mô Kinh tế vĩ mô
Giống nhau Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô đều là những bộ phận quan trọng không thể thay thế trong nền kinh tế của một quốc gia. Kinh tế vi mô và vĩ mô có mối quan hệ tác động lẫn nhau, cùng giúp cho nền kinh tế nói chung phát triển bền vững.

Khác nhau

Phạm vi nghiên cứu Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, hộ gia đình, doanh nghiệp cách mà họ tham gia vào nền kinh tế. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu tổng thể nền kinh tế bao gồm cả quốc gia và quốc tế.
Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố thuộc về kinh tế của từng cá thể như: cạnh tranh doanh nghiệp, sản xuất, chi phí, lợi nhuận, cung cầu hàng hóa… Các yếu tố kinh tế mang tính tổng thể như: tỷ lệ thất nghiệp, tổng sản phẩm xã hội, đầu tư vốn, lạm phát, thu nhập quốc dân…
Mục tiêu Kinh tế vi mô xác định giá của một sản phẩm cùng với giá của các yếu tố sản xuất khác như nguồn lao động, đất đai, nguồn vốn, doanh nghiệp… trong nền kinh tế. Có thể duy trì ổn định ở mức giá chung cùng với đó giải quyết các vấn đề chính của nền kinh tế như: giảm phát, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ đói nghèo…
Các yếu tố tác động – Cung – cầu của thị trường

– Giá cả hàng hóa và giá cả dịch vụ

– Giá của những yếu tố sản xuất

– Mức tiêu thụ trong nền kinh tế

– Phúc lợi kinh tế

– Vai trò của Chính phủ đối với nền kinh tế thị trường

– Thu nhập của quốc gia

– Mức giá chung của nền kinh tế

– Tỷ lệ thất nghiệp, phân phối việc làm

– Tiền tệ

– Vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ

Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Tuy đối tượng nghiên cứu của kinh tế vi mô và vĩ mô là khác nhau, nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ gắn bó qua lại lẫn nhau. Cụ thể là:

– Hành vi của kinh tế vi mô sẽ dẫn tới kết quả của kinh tế vĩ mô. Điều này có nghĩa là kinh tế quốc dân phụ thuộc vào sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, của từng tế bào kinh tế trong sự tác động ảnh hưởng chung của nền kinh tế.

– Kinh tế vĩ mô sẽ tạo ra môi trường, hành lang, chính là điều kiện cho kinh tế vi mô phát triển.

Như vậy tóm lại có thể nói nền kinh tế muốn phát triển thì cũng phụ thuộc vào sự phát triển của các cá thể trong đó. Ngược lại, các hành vi của từng tế bào trong nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp của kinh tế vĩ mô.

Tổng hợp công thức kinh tế vi mô và những lý thuyết kinh tế vi mô cơ bản

Là một môn khoa học nghiên cứu những vấn đề cụ thể của xã hội, tài liệu kinh tế vi mô còn được dùng để giảng dạy trong các trường đại học. Ngoài được học về lý thuyết kinh tế vi mô thì học viên còn cần biết làm những bài toán kinh tế. Sách kinh tế vi mô thì khá là nhiều nhưng khá dàn trải. Để tiện cho bạn đọc tham khảo sau đây chúng mình xin giới thiệu sơ qua về lý thuyết kinh tế vi mô, các ký hiệu trong kinh tế vĩ mô cũng như tổng hợp công thức kinh tế vi mô đơn giản nhất.

– ATC trong kinh tế vi mô

ATC là từ viết tắt của Average total cost nghĩa là tổng chi phí bình quân. Chi phí bình quân là chi phí tính trên mỗi đơn vị sản lượng, gồm có tất cả chi phí đầu vào của sản xuất. ATC được tính như sau:

ATC = TC/Q

Trong đó:

– Q là sản lượng

– TC là tổng chi phí của tất cả đầu vào để sản xuất ra Q

Ngoài ra còn một cách tính ATC nữa: ATC = AFC + AVC

Với AFC là chi phí cố định bình quân, AVC là chi phí biến đổi bình quân.

ATC kết hợp với giá để xác định lợi nhuận mà mỗi công ty tối đa hóa lợi nhuận nhận được từ sản xuất ngắn hạn.

– Giá > ATC thì công ty có lợi nhuận trên mỗi đơn vị.

– Giá < ATC => công ty chịu lỗ trên mỗi đơn vị.

– Giá = ATC: công ty hòa vốn.

– TVC trong kinh tế vi mô

Đây là từ viết tắt của Total Variable Cost có nghĩa là tổng chi phí biến đổi. TVC là toàn bộ chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong 1 đơn vị thời gian cho các yếu tố biến đổi, ví dụ như: Chi phí mua nguyên vật liệu, tiền lương cho công nhân.

– Kinh tế vi mô độc quyền

Kinh tế vi mô độc quyền là kinh tế vi mô xét ở cả hai yếu tố độc quyền mua và độc quyền bán. Theo đó:

– Độc quyền bán là trạng thái chỉ duy nhất 1 người bán sản phẩm đó trên thị trường. Đây là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh. Lý do ở đây là các doanh nghiệp khác không thể gia nhập thị trường của người bán này.

– Độc quyền mua là điều kiện thị trường chỉ có một người mua. Người mua này sẽ có thể sử dụng lợi thế của mình để có giá thấp vì quá nhiều người bán cạnh tranh.

– Kinh tế vi mô sản xuất

Kinh tế vi mô sản xuất là quá trình tạo ra sản phẩm với mục đích sử dụng hoặc trao đổi trong thương mại. Để đưa ra quyết định sản xuất này thì cần xem xét những vấn đề: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, giá thành sản xuất, sản xuất cho ai, làm sao tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết để tạo ra sản phẩm.

– AC trong kinh tế vi mô

AC là viết tắt của average cost nghĩa là chi phí trung bình. Nó là tổng chi phí tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm tương ứng ở mỗi sản lượng.

Có 2 cách xác định AC:

– Lấy tổng chi phí chia cho sản lượng tương ứng: ACi = TC / Q

– Hoặc có thể lấy chi phí cố định trung bình cộng chi phí biến đổi trung bình tương ứng cũng ở mức sản lượng đó: AC = AFC + AVC

– Giá trần và giá sàn

Thời gian gần đây đang có thông tin Vietnam Airlines đề xuất tăng giá trần và áp giá sàn cho vé máy bay, điều này đang gây ra tranh cãi lớn nhưng bạn đã hiểu hết về giá trần và giá sản chưa?

Giá trần là gì?

Giá trần trong kinh tế vi mô, chính là mức giá tối đa mà nhà nước buộc những người bán phải chấp hành. Nó là mức giá cao nhất trên thị trường, nhưng vẫn nhỏ hơn giá cân bằng thị trường.

Thường thì giá trần sẽ được áp dụng cho thị trường xăng dầu, thị trường nhà ở…

Nhà nước thiết lập mức giá trần là để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, nhưng có thể gây ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa bởi vì những người có thu nhập thấp vẫn có thể tiếp cận hàng hóa quan trọng.

Vậy còn giá sàn thì sao?

Ngược lại với giá trần thì giá sàn là mức giá tối thiểu mà nhà nước quy định, người mua không được phép trả giá thấp hơn mức này. Giá trần là để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, còn giá sàn là để bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất. Điều này có thể dẫn tới tình trạng dư thừa hàng hóa vì có nhiều người cũng không thể mua với giá sàn đó. Ví dụ như phát hành vé máy bay 0 đồng kích thích người dân đi du lịch hơn nhưng nếu áp giá sàn cho vé máy bay thì nhiều người sẽ không muốn mua nữa.

– DWL trong kinh tế vi mô

DWL là viết tắt của deadweight loss – tổn thất tải trọng. Khái niệm này dùng để chỉ phần thặng dư mà người tiêu dùng mất đi, nhưng người sản xuất, chính phủ hoặc ai đó không được hưởng.

Tình trạng này xuất hiện khi thị trường bỗng dưng bị độc quyền hóa, hoặc khi bị chính phủ áp dụng một số chính sách nhằm can thiệp trực tiếp vào các hoạt động kinh tế.

Một số công thức kinh tế vi mô khác

P: giá của sản phẩm

PE: Giá cân bằng thị trường 

I: thu nhập 

Q: lượng 

D: cầu về hàng hoá ta có QD là lượng cầu 

QD = -aP+ b [a> 0] hay PD= -cQ +d [c>0] 

S: cung về hàng hoá -> Qs : Lượng cung 

Qs = cP + d[c>0] hay Ps = aQ+b [a>0] 

∆P/∆Q : hệ số góc 

Có cân bằng thị trường khi: QD = Qs, PD = Ps 

CS: thặng dư người tiêu dùng 

PS: thặng dư người sản xuất 

PC: giá trần PS : giá sàn 

tD: là mức thuế người tiêu dùng gánh chịu trên một sản phẩm. 

Ta có tD = PD1 – Po [ PD1 : giá người mua trả sau thuế , Po : giá thị trường cũ] 

TD: tổng thuế người tiêu dùng gánh chịu ->TD = tD . Q1 

tS: là mức thuế người sản xuất gánh chịu ->tS = Po – PS1 

TS: tổng thuế người sản xuất gánh chịu ->TS = tS. Q1

t: thuế chính phủ nhận được trên một sản phẩm ->t = tD + tS 

T: tổng thuế chính phủ nhận được ->T = t . Q1 

TR: tổng doanh thu của DN ->TR= P.Q 

AR: doanh thu bình quân của doanh nghiệp ->AR= TR/Q=P 

MR: doanh thu tăng thêm của DN[ doanh thu biên]->MR= ∆TR/ ∆Q= [TR]’Q = P 

TC: tổng phí của doanh nghiệp->TC = VC + FC 

FC: định phí [chi phí cố định] 

VC: biến phí [chi phí sản lượng thay đổi đồng biến cùng] 

AFC: chi phí cố định bình quân ->AFC = FC/Q 

AVC: chi phí biến đổi bình quân ->AVC=VC/Q 

AC: chi phí bình quân ->AC = TC/Q =AVC =AFC 

MC: chi phí biên ->MC= ∆TC/∆Q= [TC]’Q = ∆VC/∆Q = [VC]’Q 

Πmax: lợi nhuận tối đa -> Πmax = MR= MC 

£: hệ số sức mạnh cạnh tranh của DN [ 0 £ =P-MC/P

Như vậy qua bài viết ngắn gọn trên đây, hi vọng các bạn đã có thêm những hiểu biết về kinh tế vi mô, biết được khái niệm và vai trò của nó trong kinh tế thị trường, phân biệt được kinh tế vi mô và vĩ mô. Vì đây là chủ đề khá rộng nên có thể còn những thiếu sót của bài viết, chúng mình rất mong nhận được góp ý ở phần comment của các bạn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề