Bị thủy đậu có nên uống thuốc tay không

Bệnh gây ra ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em dễ mắc bệnh nhất. Thủy đậu có thể gây các biến chứng nguy hiểm (bội nhiễm da, viêm phổi, nhiễm khuẩn máu hay viêm màng não...) nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời...

Nhận biết các dấu hiệu trẻ bị thủy đậu

Sau thời gian ủ bệnh khoảng 10-21 ngày, trẻ khởi bệnh có thể bị sốt, ăn uống kém hơn, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi khó chịu sau đó nổi các ban đỏ, mụn nước trên da toàn thân kéo dài khoảng 5-10 ngày. Trường hợp kín đáo, thường thấy các mụn nước nhiều ở vùng đầu, đặc biệt vùng chân tóc. Các tổn thương phỏng nước rất đa dạng và đa hình thái, cùng lúc có thể nhìn thấy các ban sần đỏ, mụn nước, mụn nước lõm và mụn nước đã vỡ đóng vảy...

Với trẻ khỏe mạnh, đa phần bệnh sẽ không nghiêm trọng. Trong trường hợp nghiêm trọng, mụn nước có thể rất dày toàn bộ cơ thể và các tổn thương có thể ở cổ họng, mắt và niêm mạc của niệu đạo, âm đạo hoặc hậu môn.

Điều trị thủy đậu như thế nào?

Thuốc kháng virus acyclovir: Lưu ý, dùng càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 24 giờ khi phát bệnh. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo, một số nhóm có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu trung bình đến nặng nên được xem xét điều trị như:

Trẻ em trên 12 tuổi, người lớn.

Những người có hệ miễn dịch yếu: Nhiễm HIV, ung thư, điều trị hóa chất, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

Tiền sử bệnh về da hoặc bệnh lý mạn tính về tim, phổi.

Thuốc giảm đau, hạ sốt (paracetamol): Cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ khi bị sốt cao hoặc đau nhức do thủy đậu, đặc biệt giúp giảm đau khi có các tổn thương ở miệng.

Thuốc bôi tại chỗ nhằm mục đích chống bội nhiễm da như: Xanh-methylen hoặc Gel ion bạc, chỉ cần bôi những nốt phỏng đã vỡ để làm khô se bề mặt.

Bên cạnh đó, với những trường hợp trẻ ngứa nhiều, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng histamin giúp trẻ giảm ngứa.

Những sai lầm cần tránh

Khi trẻ bị thủy đậu thường ngứa ngáy, khó chịu, nhiều trẻ bỏ ăn do có các tổn thương ở miệng. Do đó, các bậc cha mẹ thường mong muốn chữa cho trẻ nhanh khỏi, tuy nhiên nhiều người đã lựa chọn cách điều trị sai lầm khiến trẻ có thể biến chứng nặng do bội nhiễm da, viêm phổi, nhiễm khuẩn máu hay viêm màng não...

Trước tiên, không được tùy tiện dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm corticoid. Nên nhớ, thủy đậu là bệnh do virus gây ra, kháng sinh không diệt được virus do đó không tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị, vừa không mang lại lợi ích gì mà tăng nguy cơ kháng thuốc, vừa chịu tác dụng phụ không đáng có (nếu xảy ra). Thuốc chống viêm corticoid có rất nhiều tác dụng phụ và có thể làm bệnh nặng hơn, tuyệt đối không sử dụng.

Vẫn có nhiều cha mẹ cho con bôi các loại thuốc Nam, tắm nước giã nát từ cây, lá... Đây là việc làm hoàn toàn sai lầm. Điều này có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng nặng hoặc dị ứng da nghiêm trọng. Mặc dù bệnh còn có tên dân gian là “trái rạ” nhưng không có bất cứ liên quan gì đến “gốc rơm rạ”, do đó việc tắm cho trẻ bằng nước đun cùng với gốc rạ hay bôi tro rơm rạ cho trẻ không có tác dụng.

Một sai lầm nữa là kiêng tắm, kiêng gió khi trẻ bị thủy đậu. Tuy nhiên, đây là việc làm không cần thiết. Trẻ cần được tắm rửa bình thường, nhưng không chà vỡ mụn nước. Nên nhớ, việc kiêng tắm sẽ làm da trẻ bẩn, dễ bị ngứa, gãi nhiều gây loét da và càng nặng hơn. Ngoài ra, việc kiêng gió mà để trẻ trong phòng kín, tối cũng có thể khó phát hiện các mụn mủ đã bội nhiễm.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để tránh mắc thủy đậu, trẻ nên được tiêm chủng thủy đậu và các mũi vắc-xin khác để có sự đề kháng tốt nhất. Đảm bảo cho trẻ và người chăm sóc vệ sinh tay sạch bằng xà phòng, hướng dẫn trẻ không đưa tay lên mắt mũi miệng. Khi nhà có trẻ bệnh, nên hạn chế tiếp xúc gần như ôm hôn, không dùng chung dụng cụ và thức ăn chung với trẻ khác. Cho trẻ nghỉ học cho đến khi mụn nước khô đóng vảy, tránh lây nhiễm cho bạn học, cần vệ sinh đồ dùng, bề mặt trẻ hay chạm vào để làm sạch virus gây bệnh.

Tránh gãi tại các ban mụn nước thủy đậu: Các nốt này rất ngứa, nếu trẻ gãi tại vị trí mụn nước dễ gây nhiễm trùng da do vi khuẩn (dễ để lại sẹo). Nên cắt gọn móng tay cho trẻ, tránh gãi làm tổn thương loét sâu. Đặc biệt lưu ý, không được chọc, trích vỡ các phỏng nước chưa vỡ.

Không cho trẻ mặc quá nhiều quần áo, tránh ra nhiều mồ hôi tăng cảm giác khó chịu và tăng mức độ ngứa.

Không kiêng ăn uống khi trẻ bị thủy đậu: Việc kiêng khem khiến trẻ thiếu đi nguồn cung cấp dinh dưỡng. Cần đảm bảo dinh dưỡng tốt, ăn đồ lỏng mát: canh, cháo, súp, sinh tố... đặc biệt khi trẻ bị mụn nước thủy đậu trong miệng. Uống đủ nước giúp cơ thể đỡ mệt mỏi do cơ thể dễ mất nước bởi sốt và phỏng nước.  

Đỗ Hương

Theo báo Sức Khỏe & Đời sống

Bị thủy đậu có nên uống thuốc tay không

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan và có thể dẫn tới nhiều biến chứng. Người bị thủy đậu uống thuốc gì nhanh khỏi? Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn các nguyên tắc để điều trị cho người bệnh, giới thiệu 4 nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh nhanh khỏi, hạn chế được biến chứng.

I. Nguyên tắc điều trị thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh do virus Varicella gây nên. Cho đến nay, bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, nguyên tắc điều trị thủy đậu là giải quyết các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa bội nhiễm

  • Với người bệnh khỏe mạnh, có thể không cần điều trị y tế. Trong một vài trường hợp bệnh nhân sốt hoặc ngứa nhiều, có thể dùng thuốc hạ sốt, thuốc kháng histamin để giảm ngứa theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý, tuy bệnh không cần điều trị y tế nhưng việc chăm sóc tổn các tổn thương da là việc rất quan trọng để bệnh khỏi nhanh, hạn chế sẹo và tránh bội nhiễm. 
  • Với các bệnh nhân nguy cơ biến chứng thủy đậu, có thể dùng kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng của bệnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng virus (acyclovir, valacyclovir…) để làm giảm mức độ của bệnh. Nếu bệnh nhân có biến chứng viêm phổi, cần sử dụng các biện pháp trợ thở. 

II. 4 thuốc chữa thủy đậu nhanh khỏi

Bị thủy đậu có nên uống thuốc tay không

1. Thuốc hạ sốt

Người mắc thủy đậu thường có triệu chứng sốt ngay từ những ngày đầu phát bệnh. Nếu không hạ sốt, người bệnh sẽ liên tục sốt cao, có thể dẫn tới mất nước, kiệt sức, thậm chí là co giật. Do đó, bệnh nhân thủy đậu cần được sử dụng thuốc hạ sốt.

1.1. Paracetamol

Thuốc hạ sốt thường được sử dụng là paracetamol. Nó được cho là loại thuốc an toàn nhất để sử dụng với mục đích hạ sốt cho bệnh nhân thủy đậu.

  • Liều dùng: có thể sử dụng Paracetamol đường uống, liều 10 – 15 mg/kg,ngày 4-6 lần. 
  • Cách dùng: paracetamol thường được sử dụng theo đường uống. Với trẻ nhỏ, có thể sử dụng viên đạn đặt hậu môn.
  • Lưu ý: theo các chuyên gia khuyến cáo, không nên uống Paracetamol quá năm lần, không quá 75 mg/kg trong vòng 24 giờ. Có thể sử dụng một số biện pháp khác để giảm nhiệt cho bệnh nhân như bổ sung các đồ ăn thanh nhiệt, lau người bằng nước ấm…

1.2. Các thuốc nhóm NSAIDS

Người bệnh có thể sử dụng các thuốc NSAIDS (ibuprofen, diclofenac…) để hạ sốt. Tuy nhiên các thuốc NSAIDS lại bị nghi ngờ có thể làm giảm miễn dịch, khiến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn ở các bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A xâm lấn.

Hơn nữa cần lưu ý tuyệt đối không được sử dụng aspirin cho bệnh nhân thủy đậu. Trên nền bệnh, thuốc này có thể khiến người bệnh đối mặt với hội chứng Reye.

2. Thuốc kháng Histamin giảm ngứa

Thuốc kháng histamin cho tác dụng giảm ngứa theo cơ chế làm giảm giải phóng histamin nội sinh. Với bệnh nhân thủy đậu, người bệnh có thể cảm thấy ngứa nhiều, ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc, có thể là nguyên để lại sẹo và các nhiễm trùng thứ phát. 

2.1. Diphenhydramine

Bị thủy đậu có nên uống thuốc tay không

Diphenhydramine là thuốc an thần và giảm ngứa hiệu quả, thường được chỉ định cho những bệnh nhân thủy đậu ngứa nhiều. 

  • Cách dùng: Diphenhydramine có thể sử dụng dưới dạng bôi ngoài da hoặc theo đường uống.
  • Liều dùng: với diphenhydramine bôi ngoài da có thể sử dụng trực tiếp. Với dạng uống, bệnh nhân có thể sử dụng liều 25-50 mg, ngày 4-6 lần, không vượt quá 300 mg/ngày.
  • Lưu ý: Khi sử dụng diphenhydramine , bệnh nhân có thể buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, khô miệng, khó tiêu… Do đó, người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc nếu xuất hiện các tác dụng phụ.

2.2. Hydroxyzine 

Nếu bệnh nhân thủy đậu dị ứng hoặc sử dụng diphenhydramine không hiệu quả thì hydroxyzine là một lựa chọn thay thế thường được các bác sĩ sử dụng.

  • Cách dùng: Hydroxyzine được sử dụng theo đường uống hoặc tiêm bắp.
  • Liều dùng: bệnh nhân có thể sử dụng hydroxyzine đường uống với liều 25mg, một ngày dùng 3 – 4 lần. Trẻ em có thể dùng liều 0,6 mg/kg cân nặng, ngày 4 lần. Với đường tiêm có thể dùng liều 0,5 mg/kg, ngày 4 lần.
  • Lưu ý: Chỉ được sử dụng thuốc nếu có chỉ định của bác sĩ. Thuốc có thể khiến bệnh nhân gặp một số tác dụng không mong muốn như phát ban, khó thở, sưng mặt, miệng hoặc họng. Ngừng uống hoặc tiêm nếu bệnh nhân có những biểu hiện trên.

3. Globulin miễn dịch

Tuy không phổ biến trong điều trị thủy đậu, nhưng globulin miễn dịch là nhóm thuốc hiệu quả để cung cấp miễn dịch thụ động cho bệnh nhân. Để có hiệu quả, nên sử dụng globulin miễn dịch trong vòng 10 ngày, tốt nhất là trong vòng 96 giờ kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

Globulin miễn dịch dành cho người mắc thủy đậu chứa các kháng thể varicella zoster. Nó giúp cơ thể có miễn dịch thụ động, đặc biệt là ở những đối tượng có nguy cơ cao bội nhiễm thủy đậu (người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai, trẻ sinh non…)

  • Cách dùng: sử dụng tiêm bắp, thường tiêm vào cơ delta. Với trẻ sơ sinh, có thể tiêm vào mặt trước của đùi.
  • Liều dùng: tiêm bắp với liều 12,5 UI/kg, không vượt quá 625 UI/ liều.
  • Lưu ý: bệnh nhân nên được tiêm globulin miễn dịch sớm, trong vòng 4 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

4. Thuốc kháng virus

Với những người khỏe mạnh, thì thủy đậu là một bệnh lành tính, có thể tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị. Tuy vậy, với một số đối tượng, thủy đậu có thể dẫn tới các biến chứng nặng như nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm não, gây sảy thai hoặc dị tật thai nhi nếu sản phụ mắc thủy đậu trong 3 tháng đầu. Những đối tượng có nguy cơ cao (trẻ sinh non, phụ nữ có thai, người suy giảm miễn dịch…) thường được chỉ định thêm thuốc kháng virus. 

4.1. Acyclovir 

Bị thủy đậu có nên uống thuốc tay không

Acyclovir là thuốc kháng virus, hoạt động dựa trên sự ức chế ADN polymerase của virus, khiến chúng không thể nhân lên. Thuốc dùng hiệu quả nhất trong 24 giờ kể từ khi phát ban. Acyclovir ít hiệu quả với bệnh nhân bị thủy đậu không biến chứng, không có bệnh lý nền. Tuy nhiên acyclovir rất có ý nghĩa với các bệnh nhân biến chứng viêm phổi, viêm não hoặc suy giảm miễn dịch.

  • Cách dùng, liều dùng: có thể dùng đường uống với người suy giảm miễn dịch nguy cơ biến chứng thấp, liều 800 mg một lần, 5 lần một ngày. Trẻ em có thể sử dụng ngày 4 lần, liều 20 mg/ kg. Với bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng có biến chứng, dùng liều 10-12,5 mg/ kg tiêm tĩnh mạch, ngày 3 lần.
  • Lưu ý: hạn chế chỉ định thuốc cho bệnh nhân không biến chứng, có thể tự khỏi bệnh. Với những bệnh nhân nguy cơ cao, nên sử dụng thuốc sớm để có hiệu quả cao.

4.2. Các thuốc kháng virus khác

Một số thuốc kháng virus khác như famciclovir, foscarnet….

Với famciclovir, có thể dùng đường uống liều 500mg, ngày 3 lần. Tuy nhiên cần lưu ý famciclovir không được chỉ định cho trẻ nhỏ.

Foscarnet thường được sử dụng truyền tĩnh mạch liều 40 mg/kg, ngày 3  lần. Đây là thuốc kháng virus có khả năng thay thế acyclovir nếu bệnh nhân mẫn cảm với acyclovir hoặc sử dụng acyclovir không cho hiệu quả.

>>> Xem bài viết: Điều trị thủy đậu theo hướng dẫn của bộ y tế

Thủy đậu là một bệnh lành tính. Tuy vậy, cần nắm rõ những nguyên tắc điều trị và một số thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh. Đặc biệt đối với những đối tượng có nguy cơ biến chứng bội nhiễm cao, cần lưu ý chỉ được dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về thủy đậu, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482. 

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

10 năm kinh nghiệm trong tư vấn, chăm sóc vết thương, vết loét và các tổn thương ngoài da. Nghiên cứu chuyên sâu về vết thương da mãn tĩnh và luôn mong muốn tìm ra giải pháp chữa lành thương tự nhiên – nhanh chóng – an toàn. Hi vọng chia sẻ những gì đã tìm hiểu được tới cộng đồng người bệnh và gia đình bệnh nhân.