Cách làm một bài văn nghị luận xã hội hay năm 2024

Phần liên hệ bản thân để rút ra bài học từ vấn đề cần bàn luận chắc chắc là phần cần có trong bài nghị luận xã hội. Thay vì viết: "Là một học sinh...", sao em không thử...

Nghị luận là dạng bài quan trọng trong chương trình Ngữ văn 9 học kỳ hai và thi vào 10 THPT mà học sinh cần lưu ý. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn bạc, trình bày ý kiến, quan điểm về một sự việc, hiện tượng xảy ra trong thực tiễn đời sống. Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê.

Tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa mà đề bài đưa ra. Tuy nhiên không phải sự việc nào cũng cần giải thích vì có những khái niệm phổ biến mà ai cũng biết như tai nạn giao thông, nói tục chửi thề…

Dựa vào thực tế đời sống để trả lời các câu hỏi sự việc, hiện tượng này xuất hiện ở đâu,xuất hiện vào thời gian nào,diễn ra ở quy mô nào,đối tượng của sự việc hiện tượng là ai, mức độ ảnh hưởng ra sao…

Bước 3: Lý giải nguyên nhân

Lập luận theo haihướng nguyên nhân khách quan (tác động từ bên ngoài như pháp luật, nhà nước, xã hội…) và nguyên nhân chủ quan (do nhận thức, ý thức, thói quen của con người…).

Bước 4: Đánh giá hậu quả/ kết quả

Dù là hiện tượng tích cực hay tiêu cực thì đều dẫn đến một kết quả hay hậu quả tương ứng. Nếu đó là hiện tượng xấu thì cần nhấn mạnh khía cạnh đạo đức, nâng cao nhận thức, ý thức của con người để giảm thiểu, loại bỏ hiện tượng đó khỏi đời sống xã hội.

Bước 5: Giải pháp

Dựa vào phần đánh giá hậu quả/ kết quả để đưa ra giải pháp phù hợp. Đối với hậu quả thì phải đưa ra giải pháp mạnh mẽ để ngăn chặn; nếu là kết quả thì phải khuyến khích, cổ vũ, khích lệ và phát triển.

5 bước làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lý

Giải thích, phân tích, bác bỏ hoặc không, bình luận, bài học nhận thức và hành động là 5 bước làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý.

Cách làm một bài văn nghị luận xã hội hay năm 2024

Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lýrất đa dạng, có thể là vấn đề mang tính tích cực (lòng dũng cảm, tình yêu thương, tình mẫu tử, tình thầy trò, tình đồng bào…) hoặc tiêu cực (bệnh vô cảm, sự dối trá, vụ lợi…). Dù đề bài ra theo hướng nào, để làm tốt, học sinh có thể triển khai theo 5 bước sau:

Bước 1: Giải thích (là gì)

Phần này thường trả lời cho câu hỏi là gì, như thế nào… Trước hết, người viết cần tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa; nếu đặt nó vào hoàn cảnh cụ thể trong cả câu nói thì nó biểu hiện ý nghĩa gì. Qua đó rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng đạo lý, quan điểm của tác giả thể hiện thế nào qua câu nói.

Bước 2: Phân tích (tại sao)

Học sinh trả lời câu hỏi tại sao vấn đề này lại đúng hoặc không đúng, không phù hợp, đồng thời dùng dẫn chứng thực tiễn để chứng minh lập luận của mình, giúp phần bàn luận sâu sắc và thuyết phục người đọc, người chấm thi.

Bước 3: Bác bỏ (nếu không như vậy thì thế nào)

Đây là thao tác khó nhưng thể hiệnbản lĩnhcủa người viết và quyết định nhiều đến điểm số bài thi. Bác bỏ bằng cách lật ngược vấn đề vừa bàn luận, nếu vấn đề là đúng thì đưa ra mặt trái của vấn đề. Ngược lại, nếu vấn đề sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.

Bước 4: Bình luận, đánh giá (có giá trị gì, tác động ra sao)

Đánh giá xem vấn đề đó đúng hay sai,còn phù hợp với thời đại ngày nay hay không,có tác động thế nào đến cá nhân người viết,ảnh hưởng thế nào đến xã hội nói chung.

Bước 5: Bài học nhận thức và hành động (tích cực)

Đầu tiên là bài học rút ra cho bản thân người viết (rút rabài học gì, bản thân đã làm được chưa, nếu chưa thì cần làm gì để đạt được…). Tiếp theo, đối với gia đình, những người xung quanh và xã hội thì bài học nhận thức là gì, thuyết phục mọi người cùng áp dụng và hành động.

Cách làm một bài văn nghị luận xã hội hay năm 2024

“Tuân thủ các bước, thẳng thắn nhìn nhận vấn đề và đưa ra dẫn chứng thực tế, kết hợp sử dụng thêm câu châm ngôn, tục ngữ, ca dao để cho thấy kinh nghiệm sống phong phú, có hiểu biết sâu rộng cả trong quá khứ và hiện tại,bài viết của các emsẽ được đánh giá tốtvà đạt điểm cao”.

Để biết thêm thông tin chi tiết về trường THCS Đào Duy Từ quý vị phụ huynh liên hệ theo số điện thoạivăn phòng THCS Đào Duy Từ: (024)35545231

Nhiều bài viết được đánh giá cao khi nó đã thể hiện được cái tôi của người viết, quan điểm nhân sinh quan về cuộc sống đời thường, về cách nhìn nhận của giới trẻ trong cách ứng xử và thể hiện quan niệm sống. Cách ra đề này góp phần giảm tình trạng học vẹt, học tủ của nhiều học sinh hiện nay.

Theo cấu trúc đó, một bài văn Nghị luận xã hội thường chiếm 3 điểm trong tổng số 10 điểm của bài làm môn Ngữ văn dù là trong kì thi Đại học hay thi Tốt nghiệp. Tuy dung lượng phần này không lớn nhưng nó cũng góp phần không nhỏ tạo nên điểm số cao cho nhiều bài thi, vì vậy nhiều bạn xem đây là phần “gỡ điểm”. Để các bạn học sinh có cách học tập hiệu quả hơn với môn Ngữ văn đặc biệt là phần Nghị luận xã hội, dưới đây là những chia sẻ về cách học và làm dạng bài này.

Thứ nhất, cần xác định được dạng bài Nghị luận phù hợp. Dạng đề Nghi luận xã hội được chia làm 2 nhóm đề chính là Nghị luận về một Tư tưởng đạo lý và Nghị luận về một hiện tượng xã hội. Vì vậy, trước khi tiến hành lập dàn ý chung cho bài làm, học sinh cần xác định đề bài thuộc loại nào để có định hướng chung cho bài viết.

Thông thường, Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý đề cập tới những vấn đề liên quan tới đạo đức làm người, quan niệm về một lối sống, một ý kiến bàn về quan điểm sống của các nhà tư tưởng lỗi lạc (Tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, sống đẹp, nhân nghĩa trong đạo làm người…). Việc xác định đề là điều kiện quan trọng để giúp bạn hình dung được toàn bộ hướng đi của bài viết, tránh được lỗi sai làm lạc đề thường mắc phải của nhiều bạn học sinh khi làm. Dấu hiệu để nhận dạng nhất của loại đề này đó là nó thường là những câu nói trực tiếp để trong ngoặc kép của các danh nhân nổi tiếng hay là một câu thơ, một ý kiến trích dẫn trong tác phẩm văn học… Các bạn cần nhanh ý nhận ra những điểm khác biệt này để có thể xác định đúng dạng bài cần làm.

Đối với dạng đề Nghị luận về một hiện tượng xã hội, bạn cũng không cần quá lo lắng, dạng đề này khá phổ biến và nó cũng được đề cập tới nhiều trong cuộc sống hằng ngày như: gian lận trong thi cử của học sinh hiện nay, vấn đề tai nạn giao thông, bạo lực học đường, thanh niên và quan điểm về sống thử, văn hóa thần tượng…Có thể nói đây là dạng chung mà nhiều năm gần đây Bộ giáo dục đã hướng đến để học sinh tiếp cận trong những mùa thi. Để làm được dạng bài này đạt kết quả cao, nó đòi hỏi học sinh phải có vốn hiểu biết nhất định về thực tế xã hội, như vậy, bài văn viết ra sẽ chân thật, có sức lôi cuốn thực tế.

Thứ hai, bài viết phải đảm bảo đúng bố cục. Dù bài văn thuộc bất cứ dạng đề nào trong hai loại trên đây thì nó vẫn phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần là Mở bài (Đặt vấn đề), Thân bài(Giải quyết vấn đề) và Kết luận( Kết thúc vấn đề).

Việc duy trì bố cục này sẽ giúp bạn đảm bảo được về mặt hình thức cho bài viết của mình. Trong trường hợp khi hết giờ làm bài mà bạn vẫn chưa giải quyết xong phần thân bài thì bạn cũng nên nhanh chóng chuyển sang làm phần kết bài để tránh tình trạng thiếu về bố cục bài viết của mình.

Phần Mở bài: cần trình bày được vấn đề đặt ra trong bài làm (nội dung đề bài) để người đọc có thể biết được bài làm của bạn đề cập tới nội dung chính nào, tránh tình trạng mở bài dài nhưng không đúng chủ đề hay làm lạc đề. Cần có phần dẫn dắt nhất định để đi vào bài một cách tự nhiên, tránh gò bó, gượng ép gây cảm giác khó chịu cho người đọc. Theo đánh giá chung, mở bài sáng tạo, tự nhiên thường được đánh giá cao và gây ấn tượng đầu tiên đối với người chấm bài.

Phần Thân bài: được xem như phần làm chính, phần xương sống của cả bài viết bởi nó làm nhiệm vụ giải quyết những vấn đề chính của đề bài đặt ra. Phần này thường trả lời cho các câu hỏi: Vấn đề đó nghĩa là gì? Vấn đề là đúng hay sai, tại sao? Trong thực tế cuộc sống, nó diễn ra phổ biến như thế nào? Cần làm gì để phát huy những mặt tốt và hạn chế những tiêu cực (nếu là mặt xấu) đó trong xã hội hiện nay? Bạn cần làm gì và làm như thế nào để góp phần hiện thực hóa nó vào trong thực tế? Đây là những yêu cầu cơ bản trong việc viết một thân bài của bài dạng Nghị luận xã hội.

Đối với dạng văn Nghị luận về một hiện tượng xã hội, bạn cần có những ví dụ thực tế, liên hệ thực tiễn và có số liệu chứng minh (nếu cần) để bài viết thêm sinh động hơn.

Phần Kết bài: tuy ngắn nhưng nó có vai trò vô cùng quan trọng vì nó khép lại vấn đề mà cả bài viết bài đang đề cập tới và mở rộng ra những ý kiến cá nhân nhằm làm người đọc có những liên tưởng rõ hơn về cả bài viết của bạn.

Thứ ba, cần có những nhận xét, đánh giá của bản thân và mở rộng vấn đề. Tuy điều này không được nhiều bạn chú ý tới nhưng nó lại là tiêu chí quan trọng để thầy cô xem xét về hiểu biết của bạn đối với thực tế cuộc sống. Nhưng phần này cũng không nên quá dài dòng vì nó cũng có thể khiến bạn làm sai đề, lạc hướng mà cần viết ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Để làm tốt phần này, cách tốt nhất dành cho bạn đó là bạn nên tham khảo nhiều sách, báo, tạp chí hay các phương tiện truyền thông, thực tế cuộc sống để dễ lấy ví dụ nhất (Chẳng hạn về vấn đề tai nạn giao thông hay chuyện sống thử của giới trẻ hiện nay…). Bạn có thể trích dẫn thơ hoặc các ý kiến đánh giá có cơ sở để làm bài viết của mình sinh động hơn.

Điều quan trọng dành cho bạn đó là bạn nên làm nhiều đề để luyện khả năng viết mạch lạc, chính xác và nâng cao việc nhận dạng đề và lập dàn ý cho mình. Sau khi viết cần kiểm tra lại cả bài làm để tránh những sai sót không đáng có gây mất điểm.

Trên đây là một số chia sẻ giúp bạn có những tham khảo, bổ sung vào kỹ năng học tập của mình phục vụ cho kỳ thi Tốt nghiệp và thi vào Đại học sắp tới môn Ngữ văn. Chúc các bạn thành công!