Cách nhận biết đang xài hết bao nhiêu psu năm 2024

Nhưng, sự thật là, bộ nguồn có ảnh hưởng cực kì lớn tới một hệ thống máy tính. Nếu người dùng lựa chọn một bộ nguồn đểu, hệ thống sẽ không thể chạy trơn tru, thậm chí sau một thời gian ngắn, nhiều linh kiện bên trong hệ thống sẽ ra đi và thủ phạm gây ra điều này lại chính là bộ nguồn. Mặt khác, người dùng đa phần sẽ không hiểu được họ cần một bộ nguồn nào để có thể chạy cho hệ thống họ đang sử dụng một cách hiệu quả. Vì thế, trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ thảo luận về một số yếu tố để cân nhắc khi lựa chọn một bộ nguồn. Những yếu tố này là điểm chính tham khảo để mọi người có thể chọn được một bộ nguồn phù hợp cho nhu cầu và tài chính của cá nhân.

1. Xác định hệ thống sử dụng ăn bao nhiêu W

Để làm điều này, cách đơn giản nhất là các bạn truy cập vào trang sau: https://outervision.com/power-supply-calculator Đây là một trang Web khá hữu ích để mọi người có thể dễ dàng hơn và ít tốn thời gian hơn để xác định mức độ tiêu thụ mà hệ thống sử dụng sẽ thực sự cần. Mức này là mức công suất dư ra để mọi người có thể an tâm vì trong thực tế sử dụng bộ nguồn có hệ số hao mòn. Cách thực hiện cũng đơn giản, chỉ việc lựa các menu thả xuống được cung cấp và nhập các thành phần liên quan trong hệ thống và sau đó nhấn nút tính toán để xem công suất PSU được đề xuất cho hệ thống. Với tab 'Expert', người dùng thậm chí có thể tính cả việc ép xung trên cả CPU và GPU. Trang Web tính công suất PSU của OuterVision có lẽ là chính xác hơn cả trong số những Web tính công suất.

Cách nhận biết đang xài hết bao nhiêu psu năm 2024

2. Đừng nhìn vào số W cung cấp của bộ nguồn, quan trọng nhất là chất lượng của nó

Công suất cung cấp từ một PSU trên nhãn hiệu của nó cho thấy đó là công suất danh định, điều này không có nghĩa là các bộ nguồn sẽ đạt được mức công suất đó trong khoảng thời gian dài.Nhiều nhà sản xuất đã chơi “ăn gian” bằng cách đặt tên công suất của PSU dựa theo công suất đỉnh ( peak ), hoặc thậm chí với nhiều PSU đểu trên thị trường thì mức công suất dán trên nhãn là mức “treo đầu dê bán thịt chó”. Điều này dẫn tới những sai lầm chết người từ phía người dùng khi lựa chọn các PSU đểu, bởi họ sẽ nghĩ rằng họ đang sở hữu một PSU có công suất cao và giá rẻ. Vì vậy, điều quan trọng là tránh các nhà sản xuất bộ nguồn noname và chỉ gắn bó với các nhà sản xuất nổi tiếng. Dưới đây là danh sách nhanh các nhà sản xuất được biết đến với việc cung cấp PSU chất lượng:

  • EVGA
  • Corsair
  • Seasonic
  • Antec
  • Cooler Master
  • Silverstone
  • Thermaltake
  • be Quiet!
  • Bitfenix

Tất nhiên, đây không phải là một danh sách cuối cùng và điều quan trọng cần lưu ý là không phải mọi bộ nguồn từ các nhà sản xuất được liệt kê ở trên đều là các sản phẩm chất lượng. Vì vậy, điều quan trọng là một khi người dùng khi lựa chọn sản phẩm là đọc đánh giá từ phía các chuyên gia, các bài viết chất lượng.

3. Tham khảo các review từ các chuyên gia họ website uy tín

Để đánh giá được một PSU có chất lượng tốt hay xấu, ngoài kinh nghiệm điện tử của các chuyên gia thì còn phải kể tới quá trình thử nghiệm đo đạc từ các thiết bị chuyên dụng. Ở Việt Nam, trước đây có Powerlab là nơi review chuyên sâu các PSU một cách chi tiết và chất lượng. Hiện tại, thay thế cho PowerLab ( sau sự ra đi của anh SuSu hiện đơn vị đã ngừng hoạt động ), là F14 Testlab. Ở các đơn vị này có các thiết bị đánh giá chuyên dụng, từ đó phân tích được khả năng của một bộ nguồn là tốt hay xấu. Còn trên thế giới thì sao, dưới đây là một vài đơn vị uy tín:

  • JonnyGuru
  • Tom’s Hardware
  • Hardware Secrets
  • Hard OCP
  • KitGuru
  • AnandTech

Nếu biết tiếng Anh, trước khi mua một bộ nguồn nào đó, các bạn nên kiểm tra và xem liệu có bất kỳ trang web nào ở trên đã thực hiện đánh giá về nó trước không.

Nguồn Máy Tính Asus ROG Mini SFX-L LOKI 1000P 1000w Platinum (PCI Gen 5.0 - Full Modular)

4. Hiệu suất của PSU

Một tiêu chuẩn công nghệ được tạo ra vào năm 2004 mà sau này là một chuẩn mà nhiều nhà sản xuất PSU tuân thủ gọi là 80 Plus. Tiêu chuẩn này là một phương tiện thúc đẩy nhằm tạo ra được các PSU trên thị trường có mức sử dụng năng lượng hiệu quả cho hệ thống máy tính. Năm 2005, các PSU đầu tiên có chứng nhận 80 Plus được ra mắt, lý do nó được đặt tên như vậy là do hiệu quả về mặt năng lượng lớn hơn 80%. Từ nền móng của việc xây dựng các PSU có chứng nhận 80 Plus, các hãng sản xuất cũng đã tạo ra được các PSU có tiêu chuẩn và chứng nhận cao hơn, bao gồm: Bronze, Silver, Gold, Platinum, và cuối cùng là Titanium. Hệ thống điện trong nhà mà người dùng sử dụng để kết nối và cung cấp điện năng là dạng điện xoay chiều (AC – alternating current ) trong khi hệ thống máy tính sử dụng một bộ nguồn cung cấp điện năng để chuyển đổi điện năng đó thành điện một chiều (DC – direct current ) được dùng trong hầu hết các thiết bị điện tử. Có một vấn đề xảy ra, đó là khi điện AC được chuyển đổi thành DC - nhiệt lượng sẽ được sinh ra. Lúc này một phần lớn điện năng bị tiêu hao một cách lãng phí do lượng nhiệt này.

[Products: 24831,24166,23509]

Đó là lý do cho thấy trong thực tế là sẽ không có thiết bị nào đó chuyển đổi điện năng đạt mức 100% trừ khi xuất hiện một cái gì đó đột phá được phát minh bởi nhân loại. Như vậy, chuẩn 80 Plus hiểu đơn giản là bộ nguồn đạt đủ điều kiện cung cấp cho 80% mức điện năng hoặc hơn ở mức 10, 20, 50 và 100% tải trọng của nó. Giải thích rõ hơn, ta lấy một PSU có mức hiệu suất đạt được là 70% và công suất cung cấp cho hệ thống máy tính là 400W. Với PSU có mức hiệu suất 70% đạt được mức DC 400W suy ra AC sẽ là 400/0.7 ~ 571W điện AC. Vì vậy, công suất tăng thêm ~ 171W cho phần nhiệt được sinh ra này, hay nói cách khác do quá trình chuyển hóa điện năng từ AC sang DC không hiệu quả trong PSU. Do đó, hiệu suất lúc này rất quan trọng, nó quan trọng như thế nào ? Nhìn vào biểu đồ như trong ảnh minh họa, và với giải thích ở trên chúng ta sẽ thấy sự trực quan và tương quan giữa hiệu suất với từng loại tiêu chuẩn cho PSU. Điều này sẽ giúp chúng ta giải đáp câu hỏi: Mình muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền cho hóa đơn mỗi tháng khi sử dụng hệ thống PC ?

  • Với PSU có mức hiệu suất 70% đạt được mức DC 400W suy ra AC sẽ là 400/0.7 ~ 571W điện AC.
  • Với PSU có mức hiệu suất 90% đạt chuẩn 80 Plus Platinum để đạt mức DC là 400W thì suy ra AC sẽ là 400/ 0.9 ~ 444W.

Vậy từ DC tính ra AC để làm gì ? Các bạn chắc hẳn đã hiểu ký hiệu kWh hay chúng ta gọi là số điện đấy.Cách tính ra kWh = (Công suất trung bình x tổng số giờ sử dụng) / 1000. Lúc này chúng ta sẽ thấy với PSU có mức hiệu suất 70% thì số kWh sẽ là 571W x 4015 ~ 2292 kWh. Và PSU có mức hiệu suất 90% thì số kWH sẽ là 444 x 4015 ~ 1782 kWh. Như cách tính ở trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch giữa PSU có hiệu suất 90% và 70% sẽ là 2292 – 1782 = 500 kWh / 1 năm. Với một bạn sinh viên đi thuê trọ, một ngày trung bình sử dụng hệ thống PC khoảng 11 tiếng, điện chi trả với mức giá chủ nhà trọ quy định ở mức trung bình bây giờ là 4k/ kWh. Vậy là trong 1 năm, bạn sinh viên đó nếu sử dụng PSU có hiệu suất 90% sẽ tiết kiệm được số tiền là 2 triệu đồng. Như mọi người có thể thấy, tiền tiết kiệm hàng năm thực sự có thể tăng lên trên mỗi máy tính sử dụng các bộ nguồn có hiệu suất cao. Tất nhiên, chi phí ban đầu đầu tư cho một PSU có hiệu suất cao sẽ nhiều hơn so với PSU có hiệu suất thấp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào việc nhu cầu sử dụng của người dùng mà chi phí đầu tư ban đầu cho PSU có hiệu suất cao có thể được thu lại được là sớm hay muộn, nhưng thông thường là từ 8 tới 12 tháng cho các game thủ. Đặc biệt, nếu người sử dụng là các trâu thủ, việc sử dụng các PSU chất lượng với hiệu suất cao sẽ có ý nghĩa lớn hơn nhiều khi tiết kiệm được kha khá tiền điện. Corsair cũng tự hào là đơn vị cung cấp các PSU có chất lượng tốt và hiệu suất cao. Các sản phẩm phổ thông tới cao cấp của hãng bán tại Việt Nam đều đạt chứng nhận thấp nhất là 80 Plus White cho tới cao nhất là Titanium.