Có nên học chương trình liên kết quốc tế

Cùng với thời gian, suy nghĩ này đã thay đổi khi các chương trình đào tạo quốc tế nghiêm túc được xã hội và các nhà tuyển dụng công nhận chất lượng. Thực tế cho thấy, sinh viên theo học các chương trình này được thụ hưởng nhiều ích lợi: chương trình đào tạo và giáo trình của nước ngoài thường xuyên được cập nhật với xu hướng phát triển quốc tế; học bằng ngoại ngữ (phần lớn các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh);

Đội ngũ giảng viên người Việt giỏi, được học nhiều môn trực tiếp với giảng viên nước ngoài với phong cách giảng dạy và học tập năng động và cởi mở; cơ sở vật chất hiện đại, cơ hội học chuyển tiếp ở nước ngoài 1 học kỳ hoặc 1 năm học và sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng của nước ngoài.

Về đảm bảo chất lượng, các chương trình đào tạo liên kết chính thống đều được Bộ Giáo dục & Đào tạo thẩm định hồ sơ mở ngành. Bản thân các trường đại học nước ngoài cũng triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo riêng theo chuẩn quốc tế để giữ cam kết về giá trị của mỗi tấm bằng mà trường cấp cho sinh viên.

Đặc biệt là chất lượng các loại bằng chính quy được công nhận quốc tế, không phân biệt sinh viên học tại nước ngoài hay học tại chính quốc. Chính nhờ các nguyên tắc và quy trình đảm bảo chất lượng này mà các chương trình đào tạo chính quy quốc tế ngày càng trở nên “hot”.

Ngoài yếu tố chất lượng đào tạo, có một số yếu tố khác liên quan đến thời gian học hay điều kiện tài chính cũng ảnh hưởng tới lựa chọn của phụ huynh và học sinh. Có sinh viên đã đỗ chương trình chính quy nhưng chọn học liên kết để được cấp bằng nước ngoài và tiết kiệm được thời gian học 1 năm (3 năm thay vì 4 năm).

Một số gia đình có điều kiện nhưng không muốn cho con đi học đại học ở nước ngoài ngay để con “trưởng thành” hơn nhưng vẫn muốn con được rèn luyện sớm trong môi trường học quốc tế, thành thạo ngoại ngữ, nên chọn chương trình liên kết.

Một số phụ huynh khác có điều kiện kinh tế vừa phải, không gửi con đi du học được thì tính toán khá kỹ và nhận thấy chi phí của các chương trình đào tạo đại học cấp bằng chính quy nước ngoài là một khoản “đầu tư” hợp lý cho tương lai của con (trung bình là 80.000.000đ x 3 năm) nếu so sánh với học phí các chương trình đại học cấp bằng chính quy khác của Việt Nam như chương trình tiên tiến (trung bình là 45.000.000đ/năm x 4 năm) hoặc chương trình chất lượng cao (trung bình là 25.000.000đ/năm x 4 năm).

Trường Đại học Hà Nội (trước đây là Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội) là một trong những trường đại học đầu tiên của Việt Nam triển khai đào tạo liên kết với nước ngoài từ năm 2002. Hiện nay Trường có 6 chương trình đào tạo chính quy quốc tế bậc đại học: Quản trị kinh doanh Tài chính và Marketing với Đại học La Trobe, 1 trong 10 trường đại học hàng đầu của Australia; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với ĐH IMC Krems (Cộng hòa Áo);

Kế toán ứng dụng và bằng hành nghề Kế toán, Kiểm toán, Tài chính (ACCA) với Đại học Oxford Brookes (Vương quốc Anh); Kinh tế doanh nghiệp và Khoa học thống kê và bảo hiểm với Đại học Sannio (Italia). Ở bậc sau đại học, Trường có 7 chương trình thạc sĩ liên kết với Anh, Australia, Italia, Nhật, Pháp và 1 chương trình tiến sĩ liên kết với Pháp.

Trong tuần từ ngày 15/8 đến ngày 21/8/2016, Trường Đại học Hà Nội tiến hành tuyển sinh 300 chỉ tiêu của 6 chương trình đại học chính quy quốc tế do các trường đại học danh tiếng của Anh, Áo, Australia và Italia cấp bằng. Thí sinh sẽ được tư vấn về lựa chọn nghề phù hợp với sở thích và năng lực, chương trình học, cơ hội nhận học bổng, khả năng học chuyển tiếp tại nước ngoài, học phí và các khóa học tiếng Anh cấp tốc để đáp ứng yêu cầu của chương trình. Địa điểm, Hội trường lớn, Trường Đại học Hà Nội, km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Xem thông tin chi tiết tại trang web của Trường Đại học Hà Nội: www.hanu.vn.

Cử nhân Quản trị kinh doanh Tài chính & Marketing (100 chỉ tiêu)

Có nên học chương trình liên kết quốc tế

Học 3,5 năm bằng tiếng Anh. Đại học La Trobe (Úc) cấp bằng chính quy 2 chuyên ngành song song: Quản trị Tài chính và Marketing. Top 10 trường hàng đầu tại Úc. “Đối với doanh nghiệp, Tài chính là trái tim và Marketing là xương sống”. Chương trình đào tạo của Đại học La Trobe sẽ cung cấp nền kiến thức và kỹ năng vững vàng cho sinh viên để tự tin làm việc trong 2 lĩnh vực trọng yếu của doanh nghiệp là Tài chính & Marketing.

“Tạo ra sự khác biệt” với chương trình học tập tại Đại học La Trobe để cùng trải nghiệm chương trình học đến từ trường đại học nằm trong TOP 10 các trường đại học của Australia.

Cử nhân Quản trị Du lịch và Lữ hành (100 chỉ tiêu)

Có nên học chương trình liên kết quốc tế

Học 4 năm bằng tiếng Anh. Rút ngắn thời gian đào tạo xuống còn 3 năm với chứng chỉ IELTS quốc tế 5.5 và vượt qua kỳ phỏng vấn xét tuyển. Đại học IMC-KREMS (Cộng hoà Áo) cấp bằng chính quy. Cơ hội học tập 3 tuần tại Áo với học phí không đổi.

Cơ hội việc làm rộng mở tại Việt Nam và nước ngoài sau khi tốt nghiệp.

Cử nhân Kế toán Ứng dụng và Bằng hành nghề Kế toán, Kiểm toán, Tài chính (ACCA) (50 chỉ tiêu)

Có nên học chương trình liên kết quốc tế

Học 2,5 năm bằng tiếng Anh. Nhận 02 bằng: Cử nhân chuyên ngành Kế toán Ứng dụng do Đại học Oxford Brookes (Anh) cấp; Bằng hành nghề Kế toán, Kiểm toán, Tài chính do Hiệp hội Kế Toán Công Chứng Hoàng Gia Anh Quốc ACCA cấp.
Sinh viên sẽ được đảm bảo cơ hội việc làm tại 5 công ty kiểm toán hàng đầu thế giớisau khi hoàn thành chương trình học.

Cử nhân Kinh tế doanh nghiệp, Cử nhân Khoa học thống kê và bảo hiểm (50 chỉ tiêu)

Có nên học chương trình liên kết quốc tế

Học chuyên ngành 03 năm bằng tiếng Anh, hai năm đầu tại Trường Đại học Hà Nội và năm cuối tại Đại học Tổng hợp Sannio (Italia). Đại họcTổng hợp Sannio (Italia) cấp bằng cửnhân đại học chính quy. Học phí thấp do được Chính phủ Italia hỗ trợ: chỉ 147.000.000 VNĐ cho ba năm chuyên ngành (bao gồm học phí năm cuối tại Italia) và được đóng toàn bộ tại trường Đại học Hà Nội.

Trong năm học cuối tại Italia, sinh viên có cơ hội thực tập tại doanh nghiệp ở Italia, bước khởi đầu quan trọng cho sự nghiệp của sinh viên trong tương lai.

Buổi tư vấn trực tuyến truyền hình của Báo Thanh Niên với chủ đề Các chương trình đặc biệt tại thanhnien.vn, YouTube Thanh Niên và Facebook/thanhnien.com đã giải đáp băn khoăn trên của người học.

Nhiều chương trình quốc tế

Theo tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt - Đức, chương trình quốc tế tại VN hiện có 3 nhóm: trường ĐH nước ngoài có chi nhánh tại VN; chương trình liên kết giữa trường ĐH VN và trường nước ngoài để cấp song bằng hoặc bằng do đối tác nước ngoài cấp; nhóm ĐH quốc tế của Chính phủ VN. Theo ông Viên, vấn đề quan trọng là hiện có nhiều chương trình quốc tế nhưng để chọn lựa người học cần xem xét yếu tố chương trình được kiểm định và được phía VN công nhận văn bằng.

Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh, Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế NIIE, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, lưu ý thí sinh nên đặc biệt chú ý đến giấy phép của các chương trình liên kết quốc tế. “Đa số chương trình liên kết hiện nay của VN là uy tín nhưng thỉnh thoảng vẫn lọt vài đối tác thiếu uy tín, dẫn đến tình trạng học xong bằng cấp không được công nhận. Thí sinh có thể kiểm tra danh sách này trên website của Bộ GD-ĐT”, ông Tuấn Anh nói.

Tiến sĩ Ngô Quang Trung, Giám đốc Viện Đào tạo quốc tế Trường ĐH Hoa Sen, thì cho rằng người học còn cần tính tới khả năng ứng dụng sau khi học, học để làm gì.

Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh và truyền thông, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, cho rằng mỗi chương trình đào tạo đều có sự phù hợp với lựa chọn riêng của người học cả về tài chính, môi trường học tập...

“Lợi ích lớn nhất khi học trong nước là sự quen thuộc văn hóa, tiết kiệm chi phí hơn. Trong khi đó, chương trình liên kết trong nước cũng chính là chương trình của trường đối tác, giảng viên nước ngoài và bằng cấp được công nhận. Còn khó khăn đi du học là phải tự lập, hòa nhập văn hóa, có khả năng về tiếng Anh và phải tự kiến tạo các mối quan hệ. Đơn giản nếu chỉ sinh hoạt ở một đất nước quá lạnh thì sẽ khó khăn để làm quen”, thạc sĩ Nguyên phân tích.

Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh nói: “Đi du học sẽ là trải nghiệm với nền văn hóa khác nhưng học phí rất cao, đó cũng là cách tốt nhất để rèn giũa ngoại ngữ. Nhưng nếu không muốn cho con đi xa, phải bỡ ngỡ với môi trường lạ hoặc khả năng tài chính eo hẹp thì có thể chọn học trong nước”.

Còn tiến sĩ Ngô Quang Trung chia sẻ: “Du học rất tốt nhưng tốn kém. Người học phải tự thân vận động để thích nghi với môi trường, hòa nhập với cộng đồng. Có những người sau một thời gian đã nhận ra nơi đã chọn không phù hợp với mình nên phải quay về. Có những người hiểu được sự khác biệt văn hóa đang đóng góp như thế nào cho bản thân thì sự ra đi là đúng”.

Cần những điều kiện gì ?

Các chương trình đặc biệt luôn có những yêu cầu đặc biệt với người học. Tiến sĩ Hà Thúc Viên cho rằng yêu cầu đầu tiên khi theo học các chương trình quốc tế là khả năng tài chính vì học phí thường cao hơn chương trình bình thường. Bên cạnh đó là yêu cầu về tiếng Anh, cấp độ tùy theo trường và chương trình đào tạo. Ví dụ với Trường ĐH Việt - Đức phải có IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương, nếu không, phải tham gia kỳ kiểm tra sát hạch để xem xét. Với các trường này, những thí sinh tiếng Anh không tốt lắm thì cần xem xét các chương trình đầu vào tiếng Anh vừa phải để không mất cơ hội.

Tại Trường ĐH Hoa Sen, ứng viên muốn theo học chương trình quốc tế cần có khả năng tiếng Anh. Bên cạnh đó phải tham gia kỳ kiểm tra sát hạch về các chỉ số cảm xúc, chỉ số thông minh. Nhưng tiêu chí bắt buộc là đạt yêu cầu phỏng vấn để cảm nhận mình có thực sự phù hợp với ngành học này không.

Còn thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên thông tin, sinh viên theo học các chương trình này cần tư duy hướng ngoại để thích hợp với môi trường học tập quốc tế, khả năng hội nhập văn hóa của sinh viên và đủ sức khỏe để thích nghi môi trường sống mới.

Ông Bùi Đức Anh, Trưởng các chương trình tài năng Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), cho biết trường này có nhiều chương trình liên kết nước ngoài. Trong đó, trường phân trình độ tiếng Anh 5 mức khác nhau. Khi vào, sinh viên thi xếp lớp và sau 1 năm có thể đạt tối thiểu IELTS 5.5 để du học.

Có được chuyển đổi ?

Sinh viên có được chuyển đổi sang chương trình đại trà khi theo học các chương trình đặc biệt cũng là một băn khoăn của người học.

Giải đáp câu hỏi này, tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh cho biết sinh viên có thể chuyển đổi từ chương trình song ngữ sang đại trà nếu có các phát sinh đột xuất trong quá trình học. Bởi lẽ 2 chương trình đều có sự tương đồng về chương trình đầu vào và chuẩn đầu ra. Đặc biệt, cùng xét trên kết quả thi và học bạ nhưng chương trình song ngữ thường có đầu vào cao hơn đại trà. Trường ĐH Hoa Sen cũng cho phép người học được chuyển đổi giữa 2 chương trình.

Trong khi đó, thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên cho biết Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM sẽ xem xét tùy theo các trường hợp. Nếu sinh viên có mức điểm thi đầu vào tương ứng với chương trình chính quy thì có thể chuyển đổi. Tuy nhiên theo ông Nguyên, thực tế người học đã có sự lựa chọn rất kỹ nên tỷ lệ chuyển qua rất thấp.

Lựa chọn học nghề

Tham gia chương trình, bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Phó tổng giám đốc Hướng Nghiệp Á Âu, cho biết Hướng Nghiệp Á Âu có 2 hệ đào tạo là sơ cấp và trung cấp với 6 ngành đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực nhà hàng - khách sạn. Cụ thể là hơn 50 chương trình khác nhau, phù hợp với từng đối tượng như bếp nóng (nghiệp vụ bếp trưởng, bếp Á, bếp Âu, bếp Nhật, học mở quán kinh doanh…); bếp bánh (bếp trưởng bếp bánh, bánh Âu, bánh kem, bánh hiện đại…); pha chế (bartender, barista, pha chế tổng hợp…), quản trị nhà hàng - khách sạn, làm kem, bếp gia đình...

Tin liên quan