Đánh giá chỉ số meld là năm 2024

Đối với những người mắc bệnh gan, chỉ số MELD sẽ giúp họ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như nhu cầu họ cần thực hiện phẫu thuật ghép tạng như thế nào.

Nếu là một người trưởng thành mắc bệnh gan và có nguy cơ phải điều trị bằng phương pháp cấy ghép nội tạng, bạn sẽ cần quan tâm đến chỉ số MELD để biết mức độ nghiêm trọng của căn bệnh mình đang đối mặt. Vậy chỉ số này là gì? Ý nghĩa của nó như thế nào? Hãy để Hello Bacsi giúp bạn giải đáp nhé.

Chỉ số MELD là gì?

MELD là viết tắt của “model for end-stage liver disease’, tức là mô hình bệnh gan giai đoạn cuối. Đối với trẻ dưới 12 tuổi mắc bệnh gan, bác sĩ sẽ áp dụng hệ thống khác gọi là chỉ số PELD.

Chỉ số MELD là một con số nằm trong khoảng từ 6 đến 40, được xếp hạng dựa trên kết quả từ những xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Nhiệm vụ của nó là đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh tật cũng như nhu cầu bạn cần thực hiện phẫu thuật ghép gan như thế nào. Kết quả cao chứng tỏ bạn đang nằm trong trường hợp nguy cấp.

Những tình trạng sức khỏe gây suy gan chính là nguyên nhân khiến bạn cần thực hiện phẫu thuật ghép gan, bao gồm:

  • Xơ gan
  • Viêm gan
  • Bệnh gan do rượu
  • Bệnh huyết sắc tố
  • Bệnh Wilson
  • Xơ gan ứ mật nguyên phát
  • Viêm xơ chai đường mật nguyên phát
  • Hẹp đường mật

Nếu bác sĩ cho rằng bạn cần thực hiễn phẫu thuật ghép gan, tên bạn sẽ có trong danh sách chờ ghép tạng. Chỉ số MELD là một trong một số điều kiện tiết lộ vị trí của bạn trong bản danh sách này.

Cách tính chỉ số MELD

Chỉ số MELD của bạn được tính toán dựa trên kết quả từ một số xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, bao gồm:

  • Định lượng creatinine trong máu nhằm đánh giá cơ quan bài tiết (thận) của bạn có hoạt động tốt không.
  • Định lượng bilirubin trong máu để kiểm tra chức năng xử lý mật của gan có hoạt động tốt không.
  • Chỉ số INR (tỷ lệ bình thường hóa quốc tế) là một loại xét nghiệm máu, dùng để đánh giá các yếu tố đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành huyết khối do gan tạo ra.
  • Định lượng natri trong máu.

Bạn sẽ nhận được kết quả MELD không lâu sau khi thực hiện các xét nghiệm trên. Tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và chỉ số MELD trước đó của bạn đều ảnh hưởng đáng kể đến kết quả này.

Đánh giá chỉ số meld là năm 2024

Ý nghĩa của chỉ số MELD

Nếu chỉ số MELD của bạn là:

  • Dưới 10: Bạn sẽ cần đo chỉ số MELD mỗi năm một lần.
  • 11–18: Các xét nghiệm máu để tính toán chỉ số MELD cần được thực hiện lại sau ba tháng.
  • 19–24: Bạn sẽ phải quay lại để đo chỉ số MELD vào tháng sau.
  • 25 hoặc cao hơn: Bạn cần đến bệnh viện mỗi tuần để đo chỉ số MELD.

Để tìm hiểu về chỉ số MELD, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn.

Lưu ý: chỉ số MELD không phải là tất cả

Chỉ số MELD chỉ có thể dự đoán thời gian chờ đợi của bạn trong danh sách cấy ghép gan. Những yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc khi nào bạn có thể thực hiện phẫu thuật ghép gan, bao gồm:

  • Chỗ bạn đang tiếp nhận điều trị có sẵn gan hiến tặng hay không, cũng như số lượng người đang chờ ghép gan
  • Mất bao lâu gan hiến tặng mới được vận chuyển đến chỗ bạn đang điều trị
  • Nhóm máu
  • Kích thước cơ thể
  • Tuổi tác của người hiến gan

Nếu trung tâm cấy ghép nội tạng cho rằng chỉ số MELD của bạn không thể hiện chính xác mức độ cần thiết mà bạn cần ghép gan, bác sĩ sẽ cố gắng cộng thêm điểm ngoại lệ vào chỉ số của bạn. Để thực hiện điều này, họ sẽ nộp giấy tờ cho hội đồng đánh giá tại khu vực bạn đang tiếp nhận điều trị. Các điều kiện để xét cho điểm ngoại lệ bao gồm:

  • Ung thư đường mật
  • Xơ nang
  • Huyết khối động mạch gan (HAT)
  • Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC)
  • Hội chứng gan phổi (HPS)
  • Bệnh liên quan đến vấn đề chuyển hóa
  • Tăng áp động mạch phổi
  • Tăng oxy máu nguyên phát

Trung tâm cấy ghép phải cập nhật thông tin về các điểm ngoại lệ của bạn sau mỗi ba tháng.

Trong trường hợp nguy cấp, bạn có thể nhận được trạng thái ưu tiên đặc biệt gọi là trạng thái 1A. Điều này xảy ra nếu bác sĩ chẩn đoán bạn chỉ có thể sống được vài ngày hay thậm chí là vài giờ nếu không được ghép gan.

Tất cả thông tin có trong và do hệ thống EBMcalc đưa ra chỉ được cung cấp cho mục đích giáo dục. Không nên sử dụng thông tin này để chẩn đoán hoặc điều trị bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe hoặc bệnh tật. THÔNG TIN NÀY KHÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH THAY THẾ ĐÁNH GIÁ LÂM SÀNG HOẶC HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁ NHÂN BỆNH NHÂN THEO BẤT KỲ HÌNH THỨC NÀO. Nhấp vào đây để biết thông báo đầy đủ và từ chối trách nhiệm.EBMcalc is Copyright © 1998-2022 Foundation Internet Services [Build 267846 v22.4]