Đánh giá chơi theo cốt truyện battlefield 5

Thể loại game bắn súng đã phát triển được một chặng đường dài, và bây giờ nó là một trong những thể loại phổ biến nhất trong cộng đồng gaming. Chúng ta được chứng kiến những bom tấn cực kì hoành tráng, và song song đó là những quả bom xịt chỉ vì nhà phát triển cố “đu trend” hoặc làm biếng đột phá. Cụ thể hơn thì một số tựa game có chế độ chơi chiến dịch (campaign) vô cùng nhàm chán, tình tiết cũng chả có gì nổi bật cả, dù đây là một trong những điểm ăn tiền của game bắn súng. Sau đây là top 10 tựa game bắn súng có cốt truyện gây thất vọng nhất mọi thời đại.

Medal of Honor: Warfighter

Medal of Honor: Warfighter là một tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất được phát triển bởi Danger Close Games và được phát hành bởi EA. Đây là phần thứ tiếp theo của đợt reboot của Medal of Honor vào năm 2010 và là phần thứ 14 trong series này. Khi phát hành, tựa game này nhận được nhiều đánh giá trái chiều, từ khen ngợi về mặt hình ảnh và việc sử dụng engine Frostbite 2 cho đến những lời chỉ trích, thất vọng về chất lượng texture thấp trên hệ máy console, lỗi glitch, chế độ multiplayer không có gì đặc sắc và một cốt truyện khó hiểu.

Đánh giá chơi theo cốt truyện battlefield 5

Chế độ chiến dịch của Warfighter nổi tiếng với biệt danh là gây “tê liệt”. Cụ thể hơn thì tựa game này không tin tưởng người chơi trong việc đưa ra các quyết định và giải quyết các nhiệm vụ thông thường theo cách của họ. Kết quả là Warfighter đưa người chơi đi từ màn này sang màn khác mà không có sự ứng biến, thử nghiệm gì của người chơi cả, nói chung là trải nghiệm của người chơi bị giới hạn rất nhiều.

Với một cốt truyện nhạt nhẽo và lối chơi không kém phần buồn tẻ, Warfighter đã đạt được rất ít thành công và dần dần đi vào lối cụt rồi cuối cùng dẫn đến việc studio Danger Close bị EA đóng cửa.

Battlefield 3

Thành viên tiếp theo trong danh sách này là Battlefield 3, một tựa game bắn súng được phát triển bởi DICE và thương hiệu game bắn súng hàng đầu của EA. Phần thứ 3 này được coi là một trong những lần phát hành lớn nhất của series và được hy vọng là kẻ đối đầu 1 vs 1 với Call of Duty: Modern Warfare 3.

Đánh giá chơi theo cốt truyện battlefield 5

Thành thật mà nói, Battlefield 3 là một tựa game có chế độ multiplayer cực kỳ tuyệt vời, tuy nhiên đối với chế độ chiến dịch thì lại là một câu chuyện khác. Hầu hết các nhiệm vụ diễn ra dưới dạng hồi tưởng về một phần của cuộc thẩm vấn của Trung Sĩ Henry Blackburn nhưng không diễn ra theo thứ tự. Càng chơi, các bạn sẽ càng nhận thấy rằng chế độ chơi chiến dịch bị hạn chế nhiều thứ về mặt thiết kế, tạo cho người chơi cảm giác giống như đây chỉ là một phần game chuẩn bị kém được thêm vào do mọi cái tinh túy được dồn sang chế độ online.

Mặc dù series Battlefield chưa bao giờ được biết tới như một series có chế độ chơi chiến dịch hay, tuy nhiên cái cách mà Battlefield 3 thể hiện chế độ chơi chiến dịch của mình thậm chí còn tệ hơn cả những phiên bản anh em của nó khiến cho game thủ cảm thấy thất vọng.

Resistance 2

Ngoài Killzone ra thì Resistance là một series game bắn súng khác nằm dưới trướng của Sony nhưng lại ít được biết đến. Sau lần ra mắt trên PS3, nhiều người đã hy vọng rằng phần tiếp theo của series này sẽ thành công hơn phần đầu, và quả đúng là như vậy thật. Phần tiếp theo của Resistance là Resistance 2 ra mắt vào năm 2008 dường như là một tựa game hay hơn phần thứ 1 về mọi mặt. Chế độ online của game rất tuyệt vời khi trên console thì hỗ trợ những trận đấu lên đến 60 người chơi, còn chế độ co-op thì hỗ trợ đến 8 người – những điều mà trước đó chưa từng xuất hiện.

Đánh giá chơi theo cốt truyện battlefield 5

Tuy nhiên, ý tưởng hay ho này lại không được nhà phát triển mang qua chế độ chơi chiến dịch. Để phù hợp hơn với công thức chung của game bắn súng phổ biến lúc bấy giờ, Resistance 2 đã giới hạn vũ khí, vật phẩm hồi phục sức khỏe, và các mục tiêu mang tính tuyến tính hơn nhiều. Tất cả điều này đã khiến cho chế độ chiến dịch của game trở nên kém hấp dẫn hơn. Sau khi bị rơi vào cái bẫy do cố gắng trở nên giống với Call of Duty, Resistance 2 đã giới hạn lại kho vũ khí đa dạng của nó để rồi thêm vào game hàng tá những cái “cheap death” (tạm dịch: những cái chết khiến người chơi thấy bất công).

Call Of Duty: Ghosts

Trong số các phiên bản Call of Duty thì Ghosts là phần bị chê bai khá nhiều, nguyên do là nó không mang tính đột phá như những người tiền nhiệm. Tại buổi sự kiện Xbox One, Call of Duty: Ghosts đã có một màn hé lộ không mấy ấn tượng cho lắm. Nhà phát triển cứ tập trung vào những tính năng nhỏ lẻ như AI của cá và chú chó đặc vụ SEAL, thế nên game thủ cũng mường tượng được rằng Ghosts không có quá nhiều điều mới mẻ. Khi game ra mắt vào tháng 11/2013, đúng thật là Ghosts không được đón nhận nồng nhiệt cho lắm.

Đánh giá chơi theo cốt truyện battlefield 5

Game lấy bối cảnh trong tương lai gần, và bạn sẽ được theo chân Hesh và Logan cùng chiến đấu bảo vệ nước Mỹ. Cả 2 sau đó đều gia nhập nhóm Ghosts để đối đầu với tên gian ác Rourke. Có thể nói đây là phiên bản gây thất vọng nhiều nhất cho game thủ Call of Duty vì cốt truyện quá nực cười và mọi thứ nhìn cứ na ná nhau. Call of Duty: Ghosts chạy vẫn ổn, nhưng đến lúc này thì game thủ đã chán ngấy những thứ lặp đi lặp lại, không mang tính đột phá rồi.

Halo 5: Guardians

Halo là một cái tên không mấy xa lạ với game thủ chúng ta, đặc biệt là fan thể loại bắn súng. Những màn chơi chiến dịch của series này đều cực kỳ cuốn hút nhờ sở hữu thiết kế môi trường, vũ khí, nhân vật xuất sắc. Thậm chí, khi dòng game này được truyền lại cho 343 Industries vào năm 2012, chế độ chơi chiến dịch vẫn được làm khá tốt. Tuy nhiên, đến khi Halo 5: Guardians ra mắt vào năm 2015 thì điều này không còn đúng nữa.

Đánh giá chơi theo cốt truyện battlefield 5

Ban đầu, nhà phát triển hứa hẹn là game thủ sẽ được chứng kiến trận chiến nảy lửa giữa Master Chief và nhân vật Locke – người được giao nhiệm vụ truy đuổi Chief. Tuy nhiên, đến khi Halo 5: Guardians cập bến Xbox One thì mục chơi chiến dịch của nó đã gây thất vọng cho game thủ. Cách dẫn dắt câu chuyện thì tồi tệ, những màn chạm trán thì chán thôi rồi; đã vậy, đến khi Locke đối mặt với Chief thì cả 2 đã nhanh chóng bắt tay nhau chứ không hề có cuộc chiến nảy lửa nào ở đây cả. Nói chung là game không có trường đoạn nào ấn tượng, hầu hết chỉ toàn là vừa chạy vừa bắn mà thôi.

Destiny

Sau khi chia tay với Microsoft, Bungie đã kết hợp với Activision để tạo ra Destiny. Tựa game này nhanh chóng trở thành một trong những trò được mong đợi nhiều nhất tại thời điểm bấy giờ, nhưng tiếc là đến khi ra mắt thì nó lại gây thất vọng vì không đạt được tầm cỡ như những tựa game trước của Bungie. Đây cũng là một trong những tựa game có kinh phí đầu tư thuộc hàng nhất nhì vào thời điểm đó, cho nên việc trở thành “bom xịt” đã khiến không ít game thủ cảm thấy bất ngờ.

Đánh giá chơi theo cốt truyện battlefield 5

Destiny là một tựa game bắn súng loot đồ, đưa người chơi vào vai một chiến binh chống lại các thế lực đen tối. Mặc dù Bungie hứa hẹn đây sẽ là sự kết hợp hài hòa giữa chế độ chơi đơn và chơi mạng, kết quả mà người chơi nhận được lại không như thế. Tài năng làm game bắn súng của Bungie thì vẫn ổn, nhưng cốt truyện thì lại không có chiều sâu, các nhiệm vụ thì cứ chung chung, màn chơi thì quá tuyến tính. Bây giờ thì dòng game này đã được cải thiện rất nhiều rồi, nhưng phiên bản đầu tiên vẫn khiến nhiều người cảm thấy khó thể nào mà nuốt nổi.

Rogue Warrior

Có thể nói nhà phát triển của Rogue Warrior khá là lười biếng các bạn ạ. Game do Rebellion Developments làm ra và trình làng hồi năm 2009. Dù đã có kế hoạch phát triển từ năm 2006, Rogue Warrior vẫn bị chuyển từ tay Zombie Studios sang Rebellion Developments, cùng với đó là hướng đi của game cũng bị thay đổi luôn. Rogue Warrior bị các nhà phê bình chỉ trích rất nhiều vì nó không khác gì một sản phẩm được làm nửa vời, không được đầu tư đúng mực. Dựa theo phần lồng tiếng và các đoạn hội thoại trong game, có vẻ như phần lớn ngân sách đều được dồn vào việc thuê đúng 1 diễn viên các bạn ạ.

Đánh giá chơi theo cốt truyện battlefield 5

Rogue Warrior từng được trông đợi rất nhiều nhờ có sự tham gia của diễn viên Mickey Rourke đình đám để lồng tiếng cho nhân vật chính Richard Marcinko. Tuy nhiên, gameplay của trò này lại gây ra nhiều thất vọng, đồ họa thì xấu tệ, cơ chế điều khiển thì không được tối ưu, những gì còn đọng lại trong tâm trí game thủ chỉ là những lời nói tục tĩu. Nói chung, trải nghiệm của mục chiến dịch trong Rogue Warrior không có gì đáng chú ý cả, nếu không muốn nói là tốt nhất không nên chơi.

Duke Nukem Forever

Duke Nukem Forever là một tựa game có quá trình phát triển kéo dài nhiều năm, trong tay nhiều Studio khác nhau. Fan của dòng game đã chờ đợi từ khi nó được công bố hồi năm 97 đến tận năm 2011 thì mới được chơi. Thế nhưng càng mong chờ bao nhiêu thì game lại càng gây thất vọng bấy nhiêu. Ngay cả những fan cứng của series này cũng thừa nhận game chẳng hề đáng chơi một chút nào.

Đánh giá chơi theo cốt truyện battlefield 5

Cơ chế gameplay thì cũ kỹ, thiết kế nhàm chán, và tệ nhất là mấy câu đùa tục tĩu, tuy vô nghĩa nhưng được cái vô duyên, đã vậy còn xuất hiện rất nhiều nữa chứ. Ngoài ra, game cũng có cốt truyện tệ hại, lời thoại siêu xàm, nói chung là kịch bản rất thiếu chuyên nghiệp. Duke có thể trông rất ngầu, tiêu diệt hàng tấn quái vật để giải cứu thế giới, nhưng mà đó chỉ là lúc hắn ta còn ngậm mồm thôi. Chứ hắn mà nói chuyện thì thở ra câu nào hãm ngay câu đấy, chẳng thể nào yêu nổi luôn.

Aliens: Colonial Marines

Aliens: Colonial Marines là một dự án game đầy tham vọng của Gearbox Software, hứa hẹn mang những trải nghiệm của bộ phim kinh điển hồi năm 86 lên game. Trong khi trailer của tựa game hứa hẹn gameplay thú vị và đồ họa đỉnh cao thì thực tế nó là một lời nói dối trắng trợn của và là một mớ hỗn độn chắp vá, làm gấp cho xong để kịp bán. Gearbox đã thuê nhiều studio ngoài để làm game và quảng cáo láo về cốt truyện của game.

Đánh giá chơi theo cốt truyện battlefield 5

Chuỗi sự kiện trong game diễn ra sau Aliens, người chơi theo chân một đội lính thủy đánh bộ được cử đi tìm tàu USS Sulaco bị mất tích, khác hoàn toàn với những gì người chơi mong đợi. Game dính nhiều lỗi vặt đến mức gần như chẳng thể nào chơi một cách bình thường được. Game cũng bị chê về phần texture chất lượng thấp, model nhân vật hoàn thiện cẩu thả và chuyển động của nhân vật thì cực kỳ gượng gạo. Ngoài ra thì AI của bọn Xenomorph còn ngu ngốc đến mức khó chấp nhận khiến cho những trận chiến – thứ có duy nhất còn có thể cứu vãn tựa game – trở nên vô cùng tẻ nhạt. Mà cho dù không dính mấy thứ trên thì gameplay của game tựa game cũng chẳng ăn nhập gì với series Alien. Thậm chí SEGA còn bị game thủ kiện vì quảng cáo sai sự thật nữa cơ.

Haze

Haze lấy bối cảnh trong tương lai, khi mà những cuộc chiến thống trị thế giới. Bạn sẽ vào vai Shane Carpenter, lính đánh thuê của công ty quân sự tư nhân Mantel. Sau khi biết Mantel đầu độc những người lính bằng một loại thuốc có tên là nectar cũng như sự tha hóa của nó Carpenter chuyển sang phe đối lập để chiến đấu cho những gì anh tin là đúng. Nghe thì cũng hay quá chứ nhỉ? Nhưng mà tiếc là game không tận dụng được cái bối cảnh hay ho này.

Đánh giá chơi theo cốt truyện battlefield 5

Phần lớn trải nghiệm khi chơi Haze là một mớ hỗn độn. Kẻ địch thì ngáo ngơ, cốt truyện thì tào lao, nói chung là chơi game cho người ta cảm giác như la trả nợ vậy, chẳng có tí thú vị gì cả, quá thất vọng luôn. Rõ ràng là nhóm phát triển biết cách tạo ra tiền đề cho một tựa game hay như hoàn toàn mù tịt về cách để tận dụng nó. Ngày nay hầu như chẳng ai còn nhớ tựa game này nữa, có nhớ thì nhớ nó dở thế nào thôi.