Điểm khác biệt trong điều kiện bảo hộ của sáng chế và kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp đăng ký cần đáp ứng các điều kiện nhất định mà pháp luật quy định để được bảo hộ tại Việt Nam. Theo đó, tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp là một trong ba tiêu chuẩn chung cần được đánh giá khi thẩm định nội dung đơn đăng ký. Cùng tìm hiểu rõ hơn về nội hàm cũng như cách đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp qua bài viết dưới đây.

1. Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp

Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp (KDCN) thể hiện ở chỗ KDCN đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng khi căn cứ vào các KDCN khác đã được bộc lộ công khai dưới các hình thức khác nhau ở phạm vi trong và ngoài nước, tính tới thời điểm trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên).

Điểm khác biệt trong điều kiện bảo hộ của sáng chế và kiểu dáng công nghiệp là gì?

Không dễ dàng tạo ra bởi người có hiểu biết thông thường

Tuy vậy, việc quy định như thế nào là hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng hiện nay vẫn chưa được quy định cụ thể. Điều này dẫn đến việc đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp trên thực tế vẫn là vấn đề khó để diễn đạt một cách chi tiết và rõ ràng nhất.

2. Cách đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp

Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp thường được Cục Sở hữu trí tuệ đánh giá dựa trên sự so sánh đặc điểm tạo dáng cơ bản của KDCN đó so với các KDCN đối chứng trùng lặp hoặc tương tự đã được thể hiện trước đây. Trong đó, đặc điểm tạo dáng cơ bản là những dấu hiệu tạo dáng như hình vẽ, đường khối, màu sắc, tương quan vị trí, tương quan kích thước,... mà dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và giúp nhận dạng, phân biệt KDCN này với các KDCN khác.

Về cơ bản, KDCN không đòi hỏi phải có bước tiến đặc biệt để thể hiện yếu tố sáng tạo như đối với sáng chế. Một kiểu dáng có thể được công nhận bảo hộ khi thể hiện được sự sáng tạo ở một khía cạnh nhất định như họa tiết thể hiện trên nhãn sản phẩm gắn trên túi cà phê, nhãn sản phẩm, bao gói đựng phân bón,...

Điểm khác biệt trong điều kiện bảo hộ của sáng chế và kiểu dáng công nghiệp là gì?

Hình dáng thể hiện bên ngoài bao bì sản phẩm

3. Các trường hợp kiểu dáng công nghiệp không được coi là có tính sáng tạo

Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định rõ về việc như thế nào là hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng khi đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp. Tuy vậy, thông tư 01/2007/TT-BKHCN có liệt kê các trường hợp KDCN không được xem là có tính sáng tạo, từ đó có thể sử dụng phương pháp loại trừ khi đánh giá, cụ thể:

- KDCN là sự kết hợp đơn thuần của các đặc điểm tạo dáng đã biết như chỉ sắp đặt, lắp ghép các đặc điểm tạo dáng đã được bộc lộ công khai trước đây một cách đơn giản như thay thế, thay đổi vị trí, tăng giảm số lượng,...

Như vậy, sự sáng tạo của KDCN không dừng lại ở việc sáng tạo trong tính thẩm mỹ mà còn đòi hỏi có sự kết hợp sáng tạo trong kỹ thuật. Tuy không khắt khe như sáng chế nhưng yêu cầu này lại vô cùng hợp lý trước tình trạng đạo nhái trở nên phổ biến và tràn lan hiện nay.

Điểm khác biệt trong điều kiện bảo hộ của sáng chế và kiểu dáng công nghiệp là gì?

Đồ chơi mô phỏng ô tô

- KDCN là hình dáng sao chép/ mô phỏng một phần hoặc toàn bộ các đối tượng như:

+ Hình dáng tự nhiên vốn có của cây cối, hoa quả, động vật,... hoặc hình dáng của các hình hình học như hình tròn, elip, vuông, chữ nhật,... đã được biết đến rộng rãi.

+ Hình dáng của sản phẩm, công trình đã nổi tiếng hoặc được biết đến một cách rộng rãi ở Việt Nam hoặc trên thế giới, ví dụ như các sản phẩm quà lưu niệm mô phỏng tháp eiffel, tháp nghiêng pisa,...

+ KDCN thuộc lĩnh vực khác nếu sự mô phỏng đó đã được biết đến một cách rộng rãi trên thực tế, ví dụ như các sản phẩm trẻ em mô phỏng ô tô, xe máy, máy bay, bộ đồ nghề sửa xe, bộ dụng cụ khám bệnh,...

4. Tại sao cần yêu cầu về tính sáng tạo khi xem xét bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Một KDCN được bảo hộ tương ứng với việc Chủ sở hữu được pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trước hành vi xâm phạm quyền đối với KDCN của các chủ thể khác. Để làm được điều đó, yêu cầu về tính “độc quyền” cần được thể hiện trên KDCN đăng ký bảo hộ. Có nghĩa là, sản phẩm đó phải thể hiện được sự tìm tòi sáng tạo, mức độ đầu tư và sự “khác biệt” so với các sản phẩm tương ứng trên thị trường hiện nay.

Điểm khác biệt trong điều kiện bảo hộ của sáng chế và kiểu dáng công nghiệp là gì?

Sáng tạo là bàn đạp để kinh tế phát triển

Mặt khác, tính sáng tạo vừa là yêu cầu vừa là động lực để kinh tế thị trường phát triển. Đặc biệt khi mà thị hiếu của khách hàng yêu cầu về mặt cảm quan và tính mỹ thuật đối với các sản phẩm hiện nay ngày càng tăng. Trên thực tế, điều đó thể hiện rõ nét qua việc người dùng liên tục lựa chọn các dòng xe hơi, điện thoại di động, túi xách,... với mẫu mã ấn tượng. Vì vậy, tính sáng tạo là một yêu cầu tất yếu để pháp luật ghi nhận và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với một KDCN. Chúng vừa thể hiện được bản chất mục đích bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ, vừa là yêu cầu cấp thiết để thúc đẩy nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển.

Tính sáng tạo là một trong những điều kiện chung khi Cục Sở hữu trí tuệ xem xét KDCN có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ hay không. Bởi lẽ, tính sáng tạo của KDCN là yếu tố thể hiện rõ nét nhất mức độ tư duy cùng công sức của nhà sản xuất khi tạo nên kiểu dáng đó so với các chủ thể khác sản xuất các sản phẩm cùng loại. Do đó, KDCN sẽ không thể được bảo hộ nếu nó chỉ được tạo ra bằng cách mô phỏng hay biến đổi đơn giản từ một hay nhiều sản phẩm trước đó.

Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp đều là hai đối tượng được bảo hộ của Luật Sở hữu trí tuệ sđ,bs năm 2009. Vậy khi nào nên đăng ký sáng chế, khi nào nên đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Hồ sơm thủ tục đăng ký sáng chế và kiểu dáng công nghiệp có gì khác nhau?

Công ty Tư vấn Khánh An chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến thủ tục đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đảm bảo nhanh gọn, tiết kiệm và uy tín tới các cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sau đây chúng tôi xin giải đáp thắc mắc trên.

1. Căn cứ pháp lý:


– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sđ,bs năm 2009.

2. Nội dung tư vấn:


a, Giống nhau:

Để đăng ký bảo hộ, sáng chế và kiểu dáng công nghiệp thì sáng chế và kiểu dáng cần đáp ứng các đặc điểm chung về tiêu chuẩn bảo hộ như sau theo quy định tại Điều 58 và Điều 63 Luật SHTT sd,bs năm 2009:

"1. Có tính mới: Nghĩa là tại thời điểm đăng ký thì chưa bị bộc lộ công khai ra ngoài bằng bất kỳ hình thức nào

2. Có tính sáng tạo: nghĩa là sản phẩm phải thực sự khác biệt và ưu việt so với những sản phẩm đã có trước đây.

3. Có khả năng áp dụng công nghiệp : Nghĩa là phải có khả năng áp dụng trên thực tế, khi sản xuất hàng loạt thì các sản phẩm phải tương đồng nhau hoàn toàn , không có sự khác biệt và ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, nước”

b, Khác nhau:

Điểm khác nhau giữa sáng chế và kiểu dáng công nghiệp là:

+ Về bản chất

Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật thể hiện thông qua quy trình sản xuất, hoặc sản phẩm. Sáng chế là những phương pháp, quy trình, chất, giải pháp mới. Do đó bảo hộ sáng chế là việc bảo hộ bản chất của sản phẩm.

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó. Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập. Như vậy, bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là việc bảo hộ hình dáng bên ngoài của sản phẩm.

Quý khách hàng nên dựa vào điểm khác biệt này để lựa chọn bảo hộ sáng chế hay bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho phù hợp.

+ Về thời gian bảo hộ

Sáng chế có thời gian bảo hộ là 20 năm từ ngày cấp

Kiểu dáng công nghiệp có thời gian bảo hộ là 15 năm kể từ ngày cấp.

+ Về HS đăng ký:

Hồ sơ đăng ký sáng chế gồm:

– Bản mô tả sáng chế hoặc thông tin liên quan đến sáng chế cần đăng ký; – Tên và địa chỉ của: + Người nộp đơn

+ Tác giả sáng chế

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm:

– Bộ Ảnh kiểu dáng ; – Tên và địa chỉ của: + Người nộp đơn

+ Tác giả kiểu dáng

+ Về thời gian đăng ký:

Thời gian đăng ký sáng chế:

Đơn xin đăng ký bảo hộ bằng độc quyền sáng chế sẽ trải qua các giai đoạn xét nghiệm sau:
Xét nghiệm hình thức: 1-3 thángkể từ ngày nộp đơn Công bố đơn 19 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ (Nếu không có yêu cầu công bố sớm)

Xét nghiệm nội dung: 18 tháng kể từ ngày công bố hoặc từ ngày có yêu cầu.

Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

Trong thời hạn từ 12 tháng kể từ ngày nộp đơn nếu không gặp bất cứ sự phản đối nào cũng như đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bảo hộ thì Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho chủ đơn.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về "Phân biệt kiểu dáng công nghiệp và sáng chế như thế nào?” Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc hay cần tư vấn hỗ trợ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp vớiCông ty Tư vấn Khánh An chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện một cách nhanh gọn và hiệu quả.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.

Email: