Dưới bao nhiêu tuổi là không phải tiêm sat năm 2024

Những trường hợp có tiền sử dị ứng với HTKĐTUV nguồn gốc ngựa. Những trường hợp này nếu bắt buộc dùng nên dùng loại huyết thanh uốn ván nguồn gốc người

  • Phụ nữ mang thai

CÁCH DÙNG VÀ LIỀU LƯỢNG:

  • Tiêm bắp
  • Liều lượng:

+ Dự phòng sau khi bị thương:

Nhất thiết phải dùng phương pháp Besredka: Tiêm 0.1ml, chờ nửa giờ, tiêm 0.25ml chờ nửa giờ, nếu không phản ứng, tiêm hết liều còn lại. Liều thông thường HTKĐTUV ở người lớn và trẻ em để dự phòng sau khi bị thương là 1500 đvqt, tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị thương. Tăng liều gấp đôi đối với vết thương dễ gây uốn ván hoặc chậm trễ khi bắt đầu tiêm phòng hoặc ở người có thể trạng quá cao

+ Điều trị uốn ván

Mặc dù liều điều trị tối ưu và liều có hiệu quả trong điều trị bệnh uốn ván còn chưa được xác định, liều khuyên dùng cho người lớn và trẻ em là 3000 – 6000 đơn vị

Uốn ván sơ sinh: 5000 – 10000 đvqt

Trẻ em và người lớn: 50000 – 100000 đvqt, tiêm dưới da ½ liều và nửa còn lại tiêm bắp

TÁC DỤNG PHỤ:­

  • Những người có cơ địa dị ứng, người dùng huyết thanh nhiều lần thường có nguy cơ phản ứng dị ứng với huyết thanh như nổi mề đay, ngứa phù, viện thận, trường hợp nặng có thể bị choáng, sốc phản vệ
  • Biểu hiện dị ứng có thể xảy ra ngay tức thời sau khi dùng huyết thanh, sau vài giờ hoặc 7 đến 10 ngày sau khi tiêm

TƯƠNG TÁC THUỐC:

  • HTKĐTUV không ảnh hưởng tới đáp ứng miễn dịch đối với gải độc tố uốn ván hoặc gải độc tố uốn ván hấp phụ. Gây miễn dịch chủ động để phòng bệnh uốn ván nên tiến hành đồng thời với gây miễn dịch thụ động HTKĐTUV: dù vậy HTKĐTUV cũng không được trộn lẫn trong còng một bơm tiêm với giải độc tô uốn ván hoặc độc tố hấp phụ, cũng không được tiêm vào cũng một vị trí vì khả năng trung hòa độc tố có thể xảy ra
  • Kháng thể HTKĐTUV có thể ảnh hưởng tới đáp ứng miễn dịch đối với một vài loại vắc xin virút sống ( vắc xin virút sởi sống, vắc xin virút quai bị sống, vắc xin virút rubella sống). Nói chung việc dùng các vắc xin này nên hoãn lại ba tháng sau khi tiêm HTKĐTUV. Nếu cần phải tiêm đồng thời HTKDTUV và vắc xin tam liên sởi , quai bị, rubella hoặc một trong các thành phần của vắc xin này, vì sắp tiếp xúc với bệnh thì khả năng gây miễn dịch của vắc xin sẽ bị giảm. Nếu thực sự cần thiết thì nên tiêm vắc xin virút sống vào một vị trí khác, cách xa hẳn với vị trí tiêm HTKĐTUV. Và nếu không có chứng cứ huyết thanh học rõ rệt về đáp ứng đối với vắc xin virút sống thì nên tiêm một liều vắc xin bổ xung 3 tháng sau đó.
  • Do các chế phẩm có chứa globulin miễn dịch

Không có biểu hiện ảnh hưởng tới các đáp ứng miễn dịch của vắc xin uống virút bại liệt sống, vắc xin sốt vàng hoặc vắc xin thương hàn đường uống (Ty21a) nên các vắc xin này có thể dùng đồng thời hoặc trước hay sau HTKĐTUV.

THẬN TRỌNG VÀ CẢNH BÁO:

  • Cần phải tìm hiểu tiền sử dị ứng của bệnh nhân sẵn sàng thuốc và các biện pháp chống sốc
  • Thử phản ứng mẫn cảm thuốc trước khi tiêm
  • Những trường hợp trước đây chưa dùng huyết thanh từ ngựa, tiêm 1 lần hết liều Những trường hợp có kết quả phản ứng mẫn cảm dương tính thì phải dùng phương pháp giải mẫn cảm Besredka như sau: tiêm bắp hoặc dưới da liêu 0.1 ml , theo dõi 30 phút nếu không có phản ứng tiếp tục tiêm liều 0.25 ml, theo dõi 30 phút nếu không có phản ứng xảy ra tiếp tục tiêm hết liều còn lại

Bệnh Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng – nhiễm độc, do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương dưới dạng nha bào, phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Tại đây, vi khuẩn tiết ra các ngoại độc tố có ái tính với hệ thần kinh, lan truyền theo đường thần kinh, đường máu, bạch huyết khắp cơ thể và xâm nhập vào các sinaps thần kinh cơ và trung tâm thần kinh thực vật gây nên các biểu hiện lâm sàng.

Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) cho đối tượng trẻ em dưới 1 tuổi mới chỉ bắt đầu ở Việt Nam từ năm 1981 và đến năm 1989 đã có trên 90% số xã triển khai. Nhờ chương trình TCMR mà Việt Nam đã giảm thiểu được nguy cơ mắc uốn ván và uốn ván nặng ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người trẻ. Tuy nhiên, hàng năm, vẫn xuất hiện các ca bệnh uốn ván xảy ra rải rác trên cả nước, chủ yếu gặp ở đối tượng người trung niên, người già, những người chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh uốn ván. Bệnh uốn ván nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể tiến triển nhanh sang tình trạng co cứng co giật toàn thân, suy hô hấp, ngưng thở. Điều trị các ca uốn ván nặng cũng đòi hòi quá trình chăm sóc tích cực, thở máy kéo dài, nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, cách thức phòng ngừa uốn ván tốt nhất vẫn là tiêm vắc xin dự phòng và xử lý đúng cách đối với các vết thương có nguy cơ nhiễm vi trùng uốn ván.

Dưới bao nhiêu tuổi là không phải tiêm sat năm 2024

BS đang thăm khám một bệnh nhân Uốn Ván

Theo trung tâm tiêm chủng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tiêm vắc xin uốn ván được khuyến cáo dự phòng cho tất cả mọi người đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao: người nông dân, người chăn nuôi gia súc, nghiện chích ma túy. Với người lớn có nguy cơ nhưng chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ vắc xin uốn ván, có thể dự phòng chủ động bằng cách tiêm liều cơ bản gồm 3 liều, 2 liều đầu cách nhau ít nhất 1 tháng và tiêm nhắc lại sau liều thứ hai từ 6 đến 12 tháng, sau đó tiêm nhắc lại mỗi 10 năm.

Với người lớn đã tiêm đủ 3 liều cơ bản từ 5 đến 10 năm, nếu bị vết thương lớn và có nguy cơ bị uốn ván thì cần tiêm nhắc lại 01 liều vắc xin. Nếu khoảng cách từ liều tiêm nhắc lần cuối cùng đã quá 10 năm thì phải tiêm nhắc lại 01 liều vắc xin kể cả với vết thương nhỏ, sạch; với các vết thương lớn và có nguy cơ bị uốn ván cần tiêm bổ sung 01 liều vắc xin kết hợp với huyết thanh kháng độc tố uốn ván (SAT).

Đối với trẻ em: Vắc xin Uốn ván đã có trong vắc xin 5 trong 1 của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Trẻ sẽ được tiêm 03 mũi vắc xin 5 trong 1 trong vòng 1 tuổi và nhắc lại vắc xin Bạch hầu-ho gà-uốn ván vào lúc 18 tháng tuổi. Nếu sử dụng vắc xin tiêm chủng dịch vụ, mũi tiêm nhắc lại cho trẻ vào lúc 18 tháng tuổi cũng được sử dụng bằng vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1. Sau đó, trẻ nên được tiêm nhắc lại vắc xin uốn ván vào lứa tuổi 4 đến 6 tuổi, và tiếp tục nhắc lại mỗi 10 năm.

Phụ nữ mang thai cũng được khuyến cáo tiêm vắc xin uốn ván chủ động trước khi có thai và trong mỗi lần thai kỳ. Với lần mang thai đầu tiên, thai phụ sẽ được tiêm 02 mũi vắc xin uốn ván, cách nhau ít nhất 01 tháng và cách thời điểm sinh 01 tháng để vắc xin phát huy hiệu quả tốt nhất. Từ lần mang thai thứ hai, mỗi lần mang thai, thai phụ cần tiêm 01 mũi vắc xin uốn ván.

Xử lý vết thương có nguy cơ nhiễm vi trùng uốn ván:

Các vết thương có nguy cơ bao gồm vết thương sâu, nhiễm đất bẩn, bụi bẩn, phân người hoặc gia súc, vết thương dập nát, hoặc do tiêm chích sử dụng bơm kim tiêm không an toàn.

Dưới bao nhiêu tuổi là không phải tiêm sat năm 2024

Vết thương bị nhiễm trùng Uốn Ván

Xử lý ban đầu đối với các vết thương sâu bẩn cần phải thực hiện đúng cách: Bên cạnh cầm máu, cần rửa vết thương bằng nước muối hoặc nước sạch, loại bỏ đất bẩn, mảnh vụn nếu có. Với các vết thương nhiều ngóc ngách, chảy máu, dính nhiều đất, cát đòi hỏi cắt lọc, sử dụng oxy già, thường cần xử lý ở cơ sở y tế. Vết thương do động vật cắn cần rửa lại bằng xà phòng. Sau đó có thể bôi các dung dịch sát khuẩn phù hợp và băng bó nhẹ nhàng bằng băng y tế vô khuẩn. Không nên băng kín nếu vết thương chưa được vệ sinh tốt vì vi trùng uốn ván có thể phát triển thuận lợi trong môi trường kỵ khí, băng bó kín. Việc theo dõi, thay băng, kiểm tra vết thương hàng ngày cũng rất quan trọng. Nếu vết thương có tình trạng mưng mủ nhiễm trùng, cần tháo bỏ băng, làm sạch, để hở, hoặc đến cơ sở y tế để can thiệp xử lý triệt để vết thương. Tuyệt đối không dùng các phương pháp dân gian như đắp lá, rắc bột …

Bên cạnh chăm sóc vết thương thì cần tiêm dự phòng uốn ván đối với các vết thương dập nát, sâu bẩn: Bao gồm tiêm Huyết thanh ngừa uốn ván (SAT) đối với những người chưa tiêm ngừa đầy đủ, hoặc thời gian trên 10 năm. Sau đó cần tiêm nhắc lại vắc xin uốn ván theo khuyến cáo của các đơn vị tiêm chủng.