Kháng sinh trị bệnh gan tôm

Hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm xuất hiện và có những diễn biến phức tập ở nước ta từ năm 2010 đến hiện nay, gây ra hàng loạt cái chết trong các ao nuôi tại các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu, Kiên Giang khiến bà con nuôi tôm chịu những tổn thất vô cùng lớn. Lo lắng trước những hậu quả nặng nề mà bệnh gây ra, rất nhiều bà con nuôi tôm đã chủ động liên hệ với Dr.Tom. Một trong những câu hỏi được bà con nuôi tôm đưa ra là ” Có nên sử dụng thuốc kháng sinh để phòng trị bệnh hoại tử gan tụy trên tôm hay không? Làm thế nào để phòng và trị bệnh cho tôm nếu không dùng kháng sinh? “. Để có câu trả lời, hãy cùng tìm hiểu với Dr.Tom qua bài viết dưới đây.

Kháng sinh trị bệnh gan tôm

Hội chứng tôm bị bệnh hoại tử gan tụy

Hội chứng hoại tử gan tụy cấp là gì?

Hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm là tình trạng thoái hóa gan tụy tiến triển cấp kèm theo việc không có các hoạt động phân bào diễn ra ở tế bào E, rối loạn chức năng ở giữa ngoại biên của tế bào B, F và R. Quan sát thấy nhân của các tế bào này bị trương lên khá to, các tế bào biểu mô hình ống bị bong tróc, ở các giai đoạn cuối bao gồm sự tập trung tế bào máu giữa ống gan tụy tôm và nhiễm trùng vi khuẩn thứ cấp.

Tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy trên tôm

– Vi khuẩn Vibro được xem là tác nhân chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp. Vi khuẩn có gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, chúng không hình thành bào tử và chuyển động nhờ một tiêm mao hoặc nhiều tiêm mao.

Kháng sinh trị bệnh gan tôm

Vi khuẩn Vibro gây bệnh

– Mật độ tôm nuôi trong ao lớn.

– Dư thừa thức ăn nhiều, gây hiện tượng ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

– Vi khuẩn thường xâm nhập qua 2 con đường là vào gan tụy và xâm nhập vào biểu mô phụ. Sự xâm nhập vào đường gan tụy xảy ra ở giai đoạn ấu trùng và tôm giống còn sự xâm nhập qua biểu mô phụ lại xảy ra chủ yếu ở tôm trưởng thành do tôm trưởng thành, khả năng kháng khuẩn ở hệ thống gan tụy có thể mạnh.

– Độc tố tiết ra của những loài tảo độc như tảo lam, tảo lục và tảo giáp trong ao nuôi tôm.

– Bệnh thường diễn ra ở những vùng nuôi thâm canh, nước ao có độ đục cao vì chúng có nguy cơ tích lũy phosphorous rất cao hoặc trong quá trình nuôi thâm canh cũng đẩy lượng phosphorous lên cao kết hợp với những biến đổi thời tiết về nhiệt độ, độ mặn đã đẩy nhanh việc phát triển các loài tảo độc gây bệnh hoại tử gan tụy ở tôm.

Dấu hiệu tôm nhiễm bệnh hoại tử gan tụy

Dấu hiệu hoại tử xuất hiện sớm nhất ở ngày thứ 17 và muộn nhất vào ngày 77, đặc biệt phổ biến  trong khoảng từ 20- 45 ngày và tập trung vào giai đoạn 19- 31 ngày tuổi. Tôm không có khả năng hồi phục khi gan tụy bị hoại tử.

– Ấu trùng tôm phát sáng, trở nên yếu ớt, chuyển sang màu trắng nhợt nhạt và lắng xuống đáy, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% trong 1 đến 2 ngày.

– Tôm trưởng thành có dấu hiệu lờ đờ, bỏ ăn, gan teo, tụy teo, màu sắc nhợt nhạt

– Lớp vỏ mềm, sẫm màu do tôm không đủ chất dinh dưỡng, có đốm trên vỏ đầu ngực.

Kháng sinh trị bệnh gan tôm

Tôm bị bệnh hoại tử gan tụy

Có nên sử dụng kháng sinh để phòng trị bệnh hoại tử gan tụy trên tôm hay không?

Một số loại thuốc kháng sinh được sử dụng hiện nay là Oxytetracyclin, nhóm Cephalosporin thế hệ 3, thậm chí cả các loại kháng sinh bị cấm như Enrofloxacin, Norfloxacin, Ciprofloxacin… Bà con nuôi tôm có thể dễ dàng mua chúng tại các hiệu thuốc trên thị trường. Nhiều bà con đã sử dụng thuốc kháng sinh để phòng bệnh ngay sau khi thả nuôi 5- 7 ngày, tuy nhiên chủ yếu các hộ sử dụng ở giai đoạn sau 20 ngày thả nuôi.

Những sai lầm mà bà con nuôi tôm mắc phải khi sử dụng thuốc kháng sinh như:

– Việc phòng bệnh bằng thuốc kháng sinh gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới môi trường cũng như tôm nuôi do kháng sinh chỉ sử dụng để trị bệnh, tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

– Khi sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho tôm, việc chữa trị bệnh hoại tử cho tôm hầu như không thể thực hiện được khi thực sự có bệnh xảy ra, cho dù đó là bệnh đơn giản và không khó chữa như bệnh phân trắng. Trong thực tế nhiều năm trở lại đây, bệnh phân trắng cũng gây ra những cái chết cấp tính,đây rõ ràng là một chỉ thị cho việc lạm dụng kháng sinh trong việc nuôi tôm.

– Kháng sinh gây những ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống tiêu hóa của tôm, nếu dùng không đúng cách, nó làm tăng nguy cơ tôm chậm phát triển do không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ thức ăn, thậm chí cả sau khi hết bệnh, tôm cũng không thể tăng trưởng gây ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng tôm thành phẩm.

– Thuốc kháng sinh cũng hạn chế thậm chí tiêu diệt các vi sinh vật có lợi trong ao nuôi gây mất cân bằng giới  vi sinh trong nước và nó cũng là quá trình chọn lọc vi khuẩn kháng kháng sinh, tăng khả năng chuyển gen lên kháng mầm bệnh của con người và động vật sống trên cạn.

– Đối với các thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật, Úc, Châu Âu, đây đều là các thị trường khó tính và đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình xuất khẩu tôm của nước ta. Ngày nay, các thiết bị phát hiện kháng sinh trong thủy sản xuất khẩu nhạy hơn và có thể phát hiện dư lượng ở mức cực kỳ thấp. Bên cạnh đó, Trung Quốc – một quốc gia tăng trưởng mạnh về nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam – ngày càng khó khăn hơn bằng những quyết sách ngăn chặn nhập khẩu bằng con đường tiểu ngạch sắp tới.

– Đa số các loại thuốc kháng sinh trôi nổi trên thị trường hiện nay đều là các loại thuốc không có nguồn gốc xất xứ rõ ràng, thiếu kiểm chứng về thành phần, hàm lượng… dẫn đến việc khó có thể dùng kháng sinh đúng cách và giải quyết được vấn đề mong muốn.

Làm thế nào để phòng và trị bệnh cho tôm mà không sử dụng kháng sinh

Để phòng bệnh hoại tử gan tụy cho đàn tôm nuôi, một số giải pháp mà Dr.Tom đưa ra cho bà con như sau:

– Chọn tôm giống khỏe mạnh từ các ao nuôi giống uy tín, không chọn các con tôm phát sáng.

– Không nuôi tôm với mật độ lớn, với trứng tôm có thể dùng Germ- Out để rửa.

Kháng sinh trị bệnh gan tôm

Hình ảnh chế phẩm sinh học Germ-out

Trước khi nuôi tôm cần xử lý, sát khuẩn đáy ao bằng việc vét bùn, phơi nắng đáy ao, sát trùng đáy ao bằng vôi và hóa chất để tiêu diệt mầm bệnh gây hại ở dưới đáy ao.

– Tạt EMS-Proof trong nước ao nuôi để bổ sung vi sinh có lợi ức chế vi khuẩn gậy hại phát triển.

– Trộn Gut – Well và Germ – Out vào thức ăn cho tôm nhằm ức chế vi khuẩn Vibrio phát triển.

– Bổ sung các loại chế phẩm sinh học như Hepanova, Antidot, Sober-Up vào khẩu phần thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm.Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp thêm, bà con vui lòng liên hệ với hotline 1900 2620 của Dr.Tom để được giải đáp nhanh chóng và kịp thời. Chúc bà con có một vụ nuôi tôm thành công!

Xem thêm

>>> Giải pháp hữu hiệu phòng và trị bệnh phân trắng cho đàn tôm

>>> Bệnh đầu vàng- nguyên nhân, biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả trên tôm