Khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước

Khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trung Kiên, Trưởng khoa An ninh chính trị nội bộ, Học viện An ninh nhân dân báo cáo tại Hội nghị

(Thanhuytphcm.vn) - Sáng 22/9, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 960/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực Nội vụ và tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Nội vụ.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trung Kiên, Trưởng khoa An ninh chính trị nội bộ, Học viện An ninh nhân dân báo cáo về những khái niệm, phạm vi, nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước, cũng như thực trạng công tác bảo vệ bí mật nhà nước thời gian qua.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, thời gian qua, công tác bảo vệ bí mật của các cơ quan Đảng, nhà nước luôn được quan tâm chỉ đạo; thể chế chính sách, pháp luật từng bước được hoàn thiện cho phù hợp với bối cảnh tình hình trong nước và thế giới; nhiều giải pháp quan trọng được đề ra để công tác bảo vệ bí mật nhà nước đi vào nền nếp, hiệu quả. Năm 2018, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật An ninh mạng, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 960/QĐ-TTg về danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực Nội vụ; đang sửa đổi, bổ sung Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ cho phù hợp với các quy định của pháp luật. Đây là những văn bản quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật ngành Nội vụ, tạo hành lang pháp lý và là cơ sở để công tác bảo vệ bí mật nhà nước nói chung và bí mật nhà nước ngành Nội vụ nói riêng từng bước đi vào nền nếp, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và đạt được những kết quả quan trọng.

Khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Quang cảnh Hội nghị

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua, công tác bảo vệ bí mật nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn, sơ hở, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước vẫn diễn ra phức tạp ở nhiều cấp độ khác nhau, phổ biến là vi phạm khi thực hiện xác định mức độ mật; thống kê, lưu giữ, bảo quản; sao chụp tài liệu bí mật nhà nước; sử dụng máy tính và các thiết bị trong soạn thảo, lưu giữ, truyền đưa bí mật nhà nước.Đặc biệt, tình trạng lộ, mất bí mật nhà nước vẫn diễn ra với tính chất, mức độ rất nghiêm trọng, số vụ được phát hiện gần đây năm sau đều cao hơn năm trước, trong đó nhiều tài liệu thuộc danh mục tuyệt mật, tối mật liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước; chủ trương giải quyết các tranh chấp về biên giới, hải đảo… đã ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao của đất nước. Những sơ hở, tồn tại trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước đã và đang tạo ra những nguy cơ xấu, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị nếu không kịp thời phát hiện, ngăn chặn khắc phục…

Thông tin về những điểm mới của Quyết định 960/QĐ-TTg, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết, qua thực tiễn công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho thấy có nhiều đối tượng lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nhằm kích động người dân chống phá chính quyền, làm bất ổn tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước… Thông tin liên quan đến các đối tượng này có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý nhà nước nói chung và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói riêng. Do đó, Quyết định 960 bổ sung quy định “văn bản về các đối tượng lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nhằm lật đổ chính quyền, xâm phạm đến chủ quyền quốc gia” là bí mật nhà nước độ tuyệt mật.

Vân Thanh

Tin liên quan

    Sáng ngày 22/9, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 960/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực Nội vụ và tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Nội vụ năm 2020.

    Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh, bí mật nhà nước là một trong những nội dung quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Thời gian qua, công tác bảo vệ bí mật của các cơ quan Đảng, nhà nước luôn được quan tâm chỉ đạo; thể chế chính sách, pháp luật từng bước được hoàn thiện cho phù hợp với bối cảnh tình hình trong nước và thế giới; nhiều giải pháp quan trọng được đề ra để công tác bảo vệ bí mật nhà nước đi vào nền nếp, hiệu quả. Đặc biệt năm 2018, Quốc hội khóa 14 đã thông qua Luật An ninh mạng, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 960/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 về danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực Nội vụ. Đây là những văn bản quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật ngành Nội vụ, tạo hành lang pháp lý và là cơ sở để công tác bảo vệ bí mật nhà nước nói chung và bí mật nhà nước ngành Nội vụ nói riêng từng bước đi vào nền nếp, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và đạt được những kết quả quan trọng.

Khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Quang cảnh Hội nghị

    Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ bí mật nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn, sơ hở, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước vẫn diễn ra phức tạp ở nhiều cấp độ khác nhau, phổ biến là vi phạm khi thực hiện xác định mức độ mật; thống kê, lưu giữ, bảo quản; sao chụp tài liệu bí mật nhà nước; sử dụng máy tính và các thiết bị trong soạn thảo, lưu giữ, truyền đưa bí mật nhà nước. Đặc biệt, tình trạng lộ, mất bí mật nhà nước vẫn diễn ra với tính chất, mức độ rất nghiêm trọng, số vụ được phát hiện gần đây năm sau đều cao hơn năm trước, trong đó nhiều tài liệu thuộc danh mục tuyệt mật, tối mật liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước; chủ trương giải quyết các tranh chấp về biên giới, hải đảo… đã ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao của đất nước. Những sơ hở, tồn tại trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước đã và đang tạo ra những nguy cơ xấu, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị nếu không kịp thời phát hiện, ngăn chặn khắc phục.

    Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 960/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực Nội vụ và tập huấn về công tác bảo vệ bí mật nhà nước để cập nhật những thông tin hữu ích, quan trọng, tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực tế, giải đáp những vướng mắc trong quá trình thực hiện và chia sẻ bài học kinh nghiệm thực tiễn về công tác bảo vệ bí mật nhà nước, đồng thời các cơ quan, tổ chức và công dân phải có trách nhiệm chủ động bảo vệ bí mật nhà nước.

                                                                                     Thùy Linh

Cập nhật ngày: 15/03/2022 | 09:09 GMT+7

Mặc dù các cấp, ngành, địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh đã chú trọng tổ chức quán triệt thực hiện nhưng công tác bảo vệ bí mật nhà nước (BMNN) vẫn còn những hạn chế, sai sót, dễ dẫn đến nguy cơ lộ, lọt BMNN.

Thực hiện khá nghiêm túc

Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ BMNN tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, địa phương đơn vị thực hiện đúng quy định về công tác bảo vệ BMNN. Gần đây nhất, ngày 25/8/2021, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1308/QĐ-UBND ban hành Quy chế bảo vệ BMNN trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Nhận thức được tầm quan trọng, các cơ quan, đơn vị địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện khá nghiêm túc công tác bảo vệ BMNN, theo quy định của Đảng, Nhà nước. Công tác bảo vệ BMNN trong thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa được thực hiện theo trình tự thời gian và độ mật bằng các biện pháp thích hợp, bảo đảm an toàn. Quá trình vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa BMNN được niêm phong cẩn thận; một số trường hợp cần thiết còn có lực lượng bảo vệ đi kèm.

Cơ quan có thẩm quyền chú trọng thanh tra công tác bảo vệ BMNN của các cơ quan, đơn vị, địa phương và sau mỗi đợt thanh tra, kịp thời hướng dẫn, chấn chỉnh, yêu cầu sửa chữa và có kế hoạch khắc phục những “lỗ hổng” trong việc bảo vệ BMNN.

Khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước

Các máy tính có kết nối internet rất dễ bị lộ lọt bí mật Nhà nước

Chủ quan, lơ là, dẫn đến lộ lọt BMNN

Tuy nhiên, theo Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Đắk Nông, thực tế công tác bảo vệ BMNN trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí sai sót. Phổ biến là việc xác định mức độ mật, thống kê, lưu giữ, bảo quản, sao chụp, tài liệu BMNN, sử dụng máy tính và các thiết bị trong soạn thảo, lưu giữ, truyền đưa BMNN…

Việc bảo vệ BMNN trên không gian mạng, an toàn thông tin có lúc còn lơ là, dẫn đến lộ lọt BMNN. Đơn cử, trong năm 2021, trên địa bàn huyện Đắk Song đã xảy ra 1 trường hợp để lộ, lọt BMNN qua việc đưa văn bản mật lên Trang thông tin điện tử của UBND huyện.

Những sai sót trong công tác bảo vệ BMNN có nhiều nguyên nhân. Về nguyên nhân chủ quan, nhiều cán bộ, công chức, viên chức chưa nắm vững danh mục BMNN của ngành nên còn lúng túng trong việc xác định độ mật của văn bản khi soạn thảo, nên công tác phân loại, bảo quản, lưu trữ tài liệu mật chưa đúng quy định.

Nhiều cơ quan, đơn vị thiếu cán bộ có trình độ về công nghệ thông tin làm công tác bảo vệ BMNN, dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong việc bảo vệ, kiểm tra phát hiện đấu tranh, ngăn chặn lộ, lọt, đánh cắp, chiếm đoạt BMNN trên mạng Internet, mạng LAN, hệ thống iOffice và các thiết bị lưu giữ thông tin...

Ngoài ra, một số cán bộ công chức, viên chức sử dụng các thiết bị lưu trữ ngoài (USB, ổ cứng di động...) để lưu trữ tài liệu có nội dung BMNN hoặc làm trung gian truyền đưa dữ liệu kết nối giữa máy vi tính có nối mạng Internet và máy tính dùng soạn thảo văn bản mang nội dung BMNN vẫn còn xảy ra, dễ dẫn đến lộ lọt BMNN.

Về nguyên nhân khách quan, việc thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ BMNN, nhất là các điều khoản chuyển tiếp chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, chưa có quy định về các loại mẫu dấu phù hợp, thống nhất trong rà soát, đề xuất gia hạn hoặc giải mật.

Đồng thời, danh mục BMNN cũng chưa được đổi mới nên việc rà soát tài liệu mang nội dung BMNN thực hiện theo danh mục cũ sẽ không phù hợp khi danh mục mới được ban hành và thực hiện. Do đó, việc rà soát và thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ BMNN cần được thực hiện đồng loạt và thống nhất.

Nâng cao ý thức cảnh giác

Trước tình hình trên, Công an tỉnh đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo cho các cơ quan, đơn vị, địa phương nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động về các chủ trương, quy định của Đảng, Nhà nước về công tác bảo vệ BMNN. Ngoài việc thực hiện đầy đủ, đúng quy định của Đảng, Nhà nước về bảo vệ BMNN thì phải chủ động khắc phục ngay các hạn chế, thiếu sót.

Cùng với thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng các tiêu chuẩn về chính trị, trình độ, năng lực công tác, nhất là số cán bộ làm việc tại các cơ quan, bộ phận trọng yếu, cơ mật hoặc có điều kiện tiếp xúc BMNN.

Đặc biệt, mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức cảnh giác, không để các thế lực thù địch và các loại đối tượng lợi dụng, móc nối, tuyển lựa để thu thập BMNN.

Hoàng Thanh

Khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước
2,571