Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ nhân vật trữ tình là ai cảm nhận khái quát của em về nhân vật này

Đề bài: Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương
 

I. Dàn ý Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương [Chuẩn]
 

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ "Tự tình 2"
- Khái quát tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ


2. Thân bài

a. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi của nhân vật trữ tình [2 câu đề]- Thời gian: đêm khuya, đây là lúc người ta bắt đầu suy tư và tâm trạng.- Thời gian lặng lẽ trôi qua, lòng người trăn trở, thao thức.- "Hồng nhan" là từ thường được dùng để chỉ phụ nữ nói chung và những người con gái đẹp nói riêng. Ở đây là hình ảnh hoán dụ cho nhân vật trữ tình.- Nghệ thuật đảo từ "trơ" nhấn mạnh sự buồn tủi, cô đơn đến bẽ bàng của người phụ nữ.

- Tiếng trống canh vang vọng giữa đêm khuya càng khắc sâu nỗi cô liêu, trống vắng và sự buồn tủi trong tâm hồn người nữ sĩ.

b. Sự bẽ bàng, xót xa trước hoàn cảnh của bản thân [2 câu thực]- Muốn mượn rượu giải sầu, nhưng "say lại tỉnh", nhân vật trữ tình càng thấm sâu tình cảnh bản thân mình.

- Hình ảnh vầng trăng " khuyết chưa tròn" nhấn mạnh hạnh phúc không trọn vẹn của người phụ nữ.

c. Nỗi niềm bi thương, thái độ phẫn uất và ý muốn đấu tranh của nhân vật trữ tình [2 câu luận]- Nghệ thuật đảo ngữ cùng hàng loạt các động từ mạnh "xiên ngang", "đâm toạc" đã làm nổi bật cái dữ dội, quyết liệt của sự phản kháng.- Người phụ nữ khoảnh khắc đó dường như giật mình tỉnh ngộ. Khát khao mạnh mẽ sống như rêu như đá, phá hủy tất cả những thứ ràng buộc, giam cầm và chà đạp cuộc đời mình.

=> Hai câu thơ thể hiện bản lĩnh, cá tính của Hồ Xuân Hương

d. Sự ngán ngẩm, bất lực trước hiện thực ngang trái [2 câu kết]- Theo quy luật tuần hoàn của thiên nhiên, xuân đi rồi xuân sẽ lại tới. Nhưng tuổi thanh xuân của người phụ nữ một khi đã trôi qua sẽ không bao giờ trở lại.- "Mảnh tình" vốn bé nhỏ còn phải san sẻ với người khác.

- Người phụ nữ không thể thoát khỏi tình cảnh khổ đau nên im lặng và chấp nhận.

e. Đánh giá nghệ thuật bài thơ- Sử dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

- Nghệ thuật đảo ngữ, các động từ mạnh và từ ngữ giàu sức gợi


3. Kết bài

- Khẳng định lại tâm trạng nhân vật trữ tình và giá trị của bài thơ.


II. Bài văn mẫu Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương [Chuẩn]

Mẹo Phương pháp phân tích đoạn thơ hay, đặc sắc

Người phụ nữ từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của rất nhiều nhà văn, nhà thơ. Nhắc đến những cây bút chuyên sáng tác về người phụ nữ, không thể không nhắc tới Hồ Xuân Hương. Trong khi tàng tác phẩm bà để lại cho văn học dân tộc, "Tự tình" chính là một phẩm tiêu biểu. Bài thơ chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình hay chính là tâm trạng người nữ sĩ. Đặc biệt là nỗi đau buồn tủi trước thân phận éo le của mình.

Mở đầu bài thơ, người đọc cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi của nhân vật trữ tình:

"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non"

Đêm khuya thanh vắng, người ta bắt đầu suy tư và tâm trạng. Nhân vật trữ tình ở đây cũng vậy. Màn đêm buông xuống, không gian tĩnh lặng, chỉ nghe thấy tiếng "trống canh" vọng lại từ xa. Thời gian lặng lẽ trôi qua, những cơn sóng cảm xúc dần cuộn xoáy khiến lòng người trăn trở, thao thức. "hồng nhan" thường được dùng để chỉ phụ nữ nói chung và những người con gái đẹp nói riêng. Trong câu thơ, nó là hình ảnh hoán dụ cho nhân vật trữ tình. "Hồng nhan" kết hợp nghệ thuật đảo từ "trơ" lên đầu câu thơ nhấn mạnh sự buồn tủi, cô đơn đến bẽ bàng của người phụ nữ.

Trước cuộc đời rộng lớn, người phụ nữ ấy nhận ra sự nhỏ bé, lẻ loi và thân phận éo le của mình. Tiếng trống canh vang vọng giữa đêm khuya chỉ càng sát muối thêm vào nỗi cô liêu, trống vắng trong cảnh vật và tâm trang buồn tủi trong tâm hồn người nữ sĩ.

Trong dòng cảm xúc ngổn ngang ấy, bà tìm đến rượu để quên sầu:

"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn."

Những tưởng bấy nhiêu chua xót đã khiến tâm hồn người phụ nữ chai sạn lại. Nhưng, bởi vì trái tim vẫn đập nên nỗi đau vẫn còn. Giống như người xưa thường mượn rượu giải sầu. Nữ sĩ cũng muốn mượn men say để quên đi hết thảy. Song càng uống càng tỉnh, càng càng cảm nhận thấm thía nỗi đau khổ của bản thân. Nỗi đau thân phận không mảy may xê dịch, ngược lại ngày càng quặn thắt.

Người nữ sĩ dời mắt ra xa kia để ngắm vầng trăng sáng, mong muốn kiếm tìm niềm vui nhỏ bé. Nhưng lại chẳng viên mãn. Trăng kia "khuyết chưa tròn" phải chăng cũng ngụ ý cho bi kịch và hạnh phúc không trọn vẹn của bà. Tuổi xuân đã dần qua đi mà hạnh phúc vẫn chưa tới bến đỗ.

Đau xót dồn nén dần chuyển hóa thành nỗi bi thương, phẫn uất và ý muốn đấu tranh:

"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn"

Rêu trong câu thơ mang ngụ ý vô cùng sâu sa. Nó vốn chỉ là sinh vật yếu ớt, nhưng từng đám vẫn hiên ngang vươn mình xiên ngang mặt đất để đón ánh mặt trời. Đá cũng vậy, dù nhỏ bé so với bầu trời nhưng vẫn đua nhau đâm toạc chân mây, khẳng định sự hiện diện của mình. Nghệ thuật đảo ngữ trong câu thơ đã nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của thiên nhiên. Sự phản kháng, phẫn uất ấy của thiên nhiên phải chăng cũng chính là sự phẫn uất, phản kháng của người phụ nữ trước số phận hẩm hiu của mình.

Người phụ nữ cô độc, tủi hờn khoảnh khắc đó dường như giật mình tỉnh ngộ. Không cam chịu không lặng lẽ gặm nhấm bi ai mà muốn mạnh mẽ sống như rêu như đá, phá hủy tất cả những thứ ràng buộc, giam cầm và chà đạp cuộc đời mình.

Tuy vậy, khao khát chỉ là trong nghĩ suy. Thực tế với bao dối trá, bất hạnh vẫn còn đó. Nhân vật trữ tình lại quay về với hiện thực phũ phàng của tình duyên ngang trái:

"Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con"

Nỗi chán chường mới phai nhạt chưa được bao lâu đã vội vàng trở lại trong lòng thi sĩ. Thuận theo quy luật tuần hoàn của thiên nhiên, xuân đi rồi xuân sẽ lại tới. Nhưng con người thì không như vậy. Tuổi thanh xuân của người phụ nữ một khi đã trôi qua sẽ không bao giờ trở lại. Bà đã chờ, nhưng không chờ được niềm hạnh phúc trọn vẹn.

"Mảnh tình" bé nhỏ vô cùng còn phải san sẻ với người khác. Ngay từ đầu không có được tình yêu trọn vẹn, đến khi tìm đến được lại phải san nhỏ, bi ai biết bao. Nhân vật trữ tình dường như đã rơi vào tâm trạng bế tắc, không lối thoát. Dù khát khao đấu tranh đến đâu, trước sự chèn ép của thực tại, nhân vật trữ tình cuối cùng vẫn lại quay về với nỗi buồn đau canh cánh ấy thôi.

Bài thơ khép lại nhưng những suy tư của nhân vật trữ tình thì vẫn quẩn quanh mãi. Trong bài thơ, tác giả đã vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật. Các từ ngữ giản dị kết hợp với nhiều động từ mạnh và từ láy tượng thanh đã thể hiện khao khát cháy bỏng và sự nổi loạn trong tâm hồn tác giả. Đặc biệt dùng những hình ảnh giàu sức gợi để diễn tả chân thực những cung bậc cảm xúc trong tâm trạng của người phụ nữ. Từ đó, người đọc không chỉ cảm nhận được nỗi cô đơn, đau xót của người phụ nữ mà còn cảm nhận được sự cứng cỏi, mạnh mẽ và tâm hồn nhạy cảm của họ.

"Tự tình 2" vừa là tiếng lòng riêng của Hồ Xuân Hương vừa là tiếng lòng chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời. Với những giá trị ấy, bài thơ xứng đáng là một trong những thi phẩm xuất sắc ấn tượng nhất của nữ sĩ Xuân Hương. Đồng thời là thi phẩm tiêu biểu mà cả dân tộc luôn trân trọng.

----------------- Hết ----------------

Sau khi đã tìm hiểu về bài thơ Tự tình 2 qua bài Phân tích bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương và Bình giảng bài thơ Tự tình, bài Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương giúp các em hiểu được hoàn cảnh éo le và  những tâm sự đầy đau đớn của Hồ Xuân Hương hay cũng chính là của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

Bài văn mẫu phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và khát khao vượt thoát khỏi thực trạng nhiều đắng cay của nhà thơ được thể hiện trong bài thơ.

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu Phân tích hai câu luận và hai câu kết bài Tự Tình 2 Dàn ý phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tôi yêu em Phân tích hai câu đề và hai câu thực bài Tự Tình 2 Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tôi yêu em Phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2

CHUYÊN ĐỀ VĂN 10-CẢNH NGÀY HÈ[Bảo kính cảnh giới, bài 43 - Nguyễn Trãi]Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học:Kĩ năng đọc hiểu một bài thơ trung đại “Cảnh ngày hè”Bước 2: Xây dựng nội dung bài học:- Cảnh ngày hè- Tích hợp bài “Khái quát VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX [nội dung nhânđạo; nội dung yêu nước; một số đặc điểm lớn về nghệ thuật…].- Tác gia Nguyễn TrãiBước 3: Xác định mục tiêu bài học- Kiến thức: Vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêuđời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi; Những đặc sắc nghệ thuật của bàithơ: ngôn từ bình dị, tự nhiên, xen lẫn câu lục ngôn vào bài thơ thất ngôn- Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại- Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu đất nước cho họcsinh.- Năng lực: Năng lực thưởng thức văn chương; năng lực giải quyết vấn đềBước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi / bài tập có thể sửdụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.Mức độ nhận biếtMức độ thông hiểuNêu những nét chính về Nêu giá trị nội dung vàtập thơnghệ thuật của tác phẩmNêu nhan đề bài thơGiải thích nhan đề bài thơChỉ ra ngôn ngữ được sử Cắt nghĩa một số từ, hìnhdụng để sáng tác bài thơảnh đặc sắc ở một số câuthơNêu đặc điểm về số câu, Chỉ ra những điểm sángsố tiếng của thể thất ngôn tạo so với thể thất ngônMức độ vận dụng và vậndụng caoNêu ấn tượng cá nhân vềcon người tác giả thể hiệntrong tập thơNêu bài học mà tác giả cóý răn mình qua tác phẩmNêu ý nghĩa của việc sửdụng ngôn ngữ đối vớiviệc thể hiện nội dung tưtưởng tác phẩmNêu tác dụng của sự cáchtân về thể thơbát cúbát cú trong bài thơXác định nhân vật trữ tình Xác định cảm hứng chủtrong bài thơđạo của nhân vật trữ tìnhtrong bài thơNêu các sự vật đăc trưng Nêu cảm nhận về vẻ đẹpcho mùa hèthiên nhiên ngày hèNêu được những âmthanh đặc trưng của mùahèChỉ ra câu thơ nói đúnghoàn cảnh của tác giả khisáng tác bài thơChỉ ra những câu thơ trựctiếp thể hiện tâm trạng tácgiảNêu khái niệm và biểuhiện của tính quy phạmNêu nhận xét về cuộcsống sinh hoạt của conngườiLí giải nguyên nhân cáchcảm nhận thời gian củatác giảLí giải nguyên nhân tâmtrạng tác giả khi về ở ẩnChỉ ra những biểu hiệncủa tính quy phạm và sựphá vỡ tính quy phạmCảm nhận về tâm trạngcủa nhân vật trữ tìnhNêu cảm nhận về vẻ đẹptâm hồn tác giả qua bứctranh thiên nhiênNêu cảm nhận về tấmlòng tác giả đối với conngười và cuộc sốngNêu được tâm trạng củatác giả trong những ngàyở ẩnCảm nhận về tấm lòng ưuái đối với dân, với nướccủa tác giảChỉ ra ý nghĩa của việcphá vỡ tính quy phạmBước 5: Biên soạn các câu hỏi / bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tảMức độ nhận biếtMức độ thông hiểuNêu những nét chính về Giá trị nội dung và giá trịQuốc âm thi tậpnghệ thuật của Quốc âmthi tập?Nhan đề bài thơ là gì?Bài thơ được viết bằngngôn ngữ nào?Những hiểu biết của emvề thể thơ thất ngôn bátcúNhân vật trữ tình trongbài thơ là ai?Bức tranh thiên nhiên“Bảo kính cảnh giới” cónghĩa là gì?Giải thích một số từ, mộtsố hình ảnh trong bài[giương,phun,đùnđùn…]Những điểm sáng tạo củabài thơ so với thể thấtngôn bát cú?Cảm hứng chủ đạo củanhân vật trữ tình trong bàithơ?Cảm nhận của em về vẻMức độ vận dụng và vậndụng caoEm ấn tượng với vẻ đẹpnào của con ngườiNguyễn Trãi trong tậpthơ?Điều tác giả định rănmình qua bài thơViệc sử dụng ngôn ngữ đócó tác dụng gì?Tác dụng của sự sáng tạođóTâm trạng nhân vật trữtình trước cảnh ngày hè?Quabứctranhthiêncảnh ngày hè có những sự đẹp của bức tranh thiên nhiên, em cảm nhận gì vềvật nào?nhiên ngày hè?vẻ đẹp tâm hồn NguyễnTrãi?Bức tranh sinh hoạt của Qua những âm thanh đó, Cảm nhận về tấm lòngcon người được miêu tả em có nhận xét gì về cuộc của Nguyễn Trãi đối vớivới những âm thanh nào? sống của con người nơi con người và cuộc sống?đây?Câu thơ nào nói về hoàn Vì sao tác giả lại cảm Tâm trạng Nguyễn Trãicảnh của Nguyễn Trãi khi nhận những ngày hè là trong những ngày trườngsáng tác bài thơ này?“ngày trường”?rỗi rãi đó?Niềm mong ước, tâm tư… Vì sao khi đã về ở ẩn, Qua mong ước ở hai câucủa tác giả được thể hiện Nguyễn Trãi vẫn có niềm cuối, em cảm nhận gì vềtrực tiếp qua những câu mong ước ấy?tấm lòng ưu dân ái quốcthơ nào?của ông?Tính quy phạm là gì? Nó Chỉ ra những biểu hiện Ý nghĩa của sự phá vỡđược biểu hiện như thế của tính quy phạm và sự tính quy phạm?nào?phá vỡ tính quy phạmtrong bài thơ?Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy họcHoạt động 1: Khởi độngThi đọc những câu thơ viết về mùa hè và nêu ấn tượng về vẻ đẹp riêng của mùa hè[các nhóm đã được chuẩn bị trước ở nhà]Hoạt động 2: Hình thành kiến thức* Trước khi đọc- Nêu những hiểu biết về Quốc âm thi tập? Em ấn tượng nhất về vẻ đẹp nào củacon người tác giả qua tập thơ?- Ý nghĩa nhan đề bài thơ?*Trong khi đọc- Bài thơ viết theo thể thơ nào? Sự sáng tạo so với thể thất ngôn bát cú?- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Cảm hứng chủ đạo của nhân vật trữ tìnhtrước cảnh ngày hè?- Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè trong các câu 2, 3,4? Qua đó hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn tác giả?- Cảm nhận về những âm thanh của cuộc sống đời thường qua các câu 5, 6? Quađó cảm nhận về tấm lòng Nguyễn Trãi đối với cuộc đời?- Tại sao trong câu 1 tác giả cảm nhận thời gian là “ngày trường”? Tâm trạng củatác giả trong những ngày trường đó?- Niềm mong ước, tâm tư…của tác giả được thể hiện trực tiếp qua những câu thơnào? Qua mong ước đó, em cảm nhận gì về tấm lòng ưu dân ái quốc của ông?- Bài học mà tác giả định răn mình qua bài thơ?- Một trong những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học trung đại là tính quyphạm và sự phá vỡ tính quy phạm. Hãy chỉ ra biểu hiện của đặc điểm này trong bàithơ?* Sau khi đọc- Đọc diễn cảm bài thơ- Bài thơ đã khắc họa Nguyễn Trãi ở phương diện con người đời thường hay ngườianh hùng?Hoạt động 3: Luyện tập: Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về một vẻ đẹp tâm hồnNguyễn Trãi trong bài thơHoạt động 4+5: Vận dụng, sáng tạo- Vẽ bức tranh cảnh ngày hè theo cảm nhận của em- Cảm nhận đoạn thơ sau:“Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”“Côn Sơn suối chảy rì rầmTa nghe như tiếng đàn cầm bên tai”[Côn Sơn ca]RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY.........................................................................................................................SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ MÔN NGỮ VĂNTiết 86 Đọc vănĐÂY THÔN VĨ DẠ- Hàn Mặc Tử Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học- Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử- Nội dung và nghệ thuật khổ 1 trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ [Hàn Mặc Tử]Bước 2: Xây dựng nội dung bài học- Tìm hiểu khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ [Hàn Mặc Tử]- Tích hợp các bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ; Trình bày một vấn đềBước 3: Xác định mục tiêu bài học* Kiến thức- Qua bức tranh thiên nhiên xứ Huế tác giả thể hiện tình yêu đời, lòng ham sốngmãnh liệt và nỗi niềm khắc khoải trước thời gian- Nhận ra sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tàihoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử.* Kĩ năng- Đọc hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.- Cảm thụ, phân tích bài thơ* Thái độ- Giáo dục học sinh yêu quê hương đất nước và cảm thông với nhà thơ...- Có ý thức xác định lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp.4. Năng lực cần đạt:- Năng lực chung: : Năng lực hợp tác; Giải quyết vấn đề; Tự quản bản thân…- Năng lực đặc thù: Năng lực cảm thụ thẩm mĩ; Cảm thụ văn bản...Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thểsử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạyhọcMức độ vận dụng vàMức độ nhận biếtMức độ thông hiểuvận dụng caoẤn tượng của em về cuộc Chỉ ra tâm trạng của tác giả Nêu những hiểu biết thêm vềđời và sự nghiệp của tác giả được thể hiện trong khổ thơ tác giả qua việc đọc hiểu bàiđầu.thơ.Cảm hứng thơ được gợi lên Hoàn cảnh ra đời đã tác Đặt mình vào hoàn cảnh củatrong hoàn cảnh nào?động đến việc thể hiện nội tác giả em sẽ như thế nào?dung tư tưởng của bài thơnhư thế nàoXác định thể thơChỉ ra những đặc điểm về Đánh giá tác dụng của thể thơvần, nhịp... của thể thơ trong việc thể hiện nội dungtrong bài thơbài thơXác định chủ thể trữ tình- Nêu cảm xúc của chủ thể Nhận xét về tâm trạng củatrữ tình trong từng câu thơ nhân vật trữ tình trong khổ thơ- Khái quát bức tranh tâmtrạng của chủ thể trữ tìnhtrong khổ thơ.Xác định các biện pháp - Phân tích những đặc điểm - Đánh giá cách xây dựng hìnhnghệ thuật được sử dụng của các biện pháp nghệ tượng nghệ thuậttrong bài thơthuật thơ.- Nêu cảm nhận/ấn tượng riêng- Nêu tác dụng của các biện của bản thân về các biện pháppháp nghệ thuật trong việc nghệ thuậtgiúp nhà thơ thể hiện cáinhìn về cuộc sống và conngười.Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tảvới bài Đây thôn Vĩ DạMức độ vận dụng vàMức độ nhận biếtMức độ thông hiểuvận dụng caoNhững hiểu biết của em về - Cuộc đời của tác giả Hàn Bài thơ giúp em hiểu thêm gìtác giả Hàn Mạc TửMặc Tử có những nét cơ về tác giả?bản nào?- Tìm hiểu về sự nghiệp vàphong cách sáng tác của tácgiả Hàn Mặc Tử?Bài thơ được viết trong - Bằng những hiểu biết của Nếu ở vào hoàn cảnh tương tựhoàn cảnh nào?mình, em hãy giới thiệu về của tác giả, em sẽ làm gì?thôn VĩNhan đề của bài thơ là gì? Nêu ý nghĩa của nhan đề Bài thơ nói về khát khao củacủa bài thơtác giả được trở về thôn Vĩ Dạnhưng tại sao nhan đề khôngphải là Về thăm thôn Vĩ Dạhay nhan đề nào khác mà lại làĐây thôn Vĩ Dạ?Xác định thể thơChỉ ra những đặc điểm về Em thấy việc sử dụng thể thơbố cục, vần, nhịp, âm thanh đó có hợp lý không? Vì sao?của thể thơ trong bài thơNhân vật trữ tình trong bài - Những từ ngữ nào trong Em có nhận xét gì về tâmthơ là ai?bài thơ giúp em xác định trạng của nhân vật trữ tìnhđược nhân vật trữ tình?trong bài thơ?- Cảm hứng chủ đạo củabài thơ là gì?Chỉ ra các biện pháp tu từ Nêu tác dụng của biện pháp Vì sao thôn Vĩ Dạ lại đượcđược sử dụng trong khổ thơ tu từ đóhiện lên như một địa chỉ cụ thểthứ nhất?mà thi sĩ khát khao hướng tới?- Câu thơ thứ hai và thứ ba - Hình ảnh ấy hiện lên như Cảm nhận của em về hình ảnhmở ra hình ảnh thiên nhiên thế nào?thiên nhiên trong khu vườnnào?thôn Vĩ- Em ấn tượng với từ ngữ - Hãy cắt nghĩa, lí giải từnào trong hai câu thơ này? ngữ ấy- Câu thơ cuối của khổ thơ Hình ảnh con người được Cảm nhận của em về hình ảnhgợi hình ảnh nào?hiện lên như thế nào trong con người thôn Vĩ và hình ảnhcâu thơ cuối của khổ thơ?xứ Huế mộng mơ?Tư tưởng và cảm xúc củanhà thơ được thể hiện trongkhổ thơ đầu tiên như thếnào?Nội dung chính của khổ thơthứ haiLý giải về tử tưởng và cảm Suy nghĩ và cảm nhận của emxúc của nhà thơ trong khổ về khổ thơ thứ nhất?thơ đầu?Bức tranh thiên nhiên xứ Tâm trạng của tác giả được thểHuế được hiện lên như thế hiện như thế nào ở khổ thơ thứnào ở khổ thơ thứ haihai?Chỉ ra các biện pháp tu từ Tác dụng của các biện pháp Bức tranh đêm trăng đêmtrong khổ thơ thứ haitu từtrăng thôn Vĩ gợi cho em cảmnhận gì?Tìm những câu thơ có hình Hình ảnh Gió, mây trong Nỗi lòng của tác giả được thểảnh gió, mâycâu thơ “Gió... mây”có hiện trong câu thơ “Gió...điều gì đặc biệtmây”Đặt nhan đề cho khổ thơ Theo em”Khách” ở đây là Câu thơ gợi cho em cảm nhậncuốiaigì về khoảng cách giữa tác giảvà cuộc đờiCách sử dụng từ ngữ trong Đại từ “ai” chỉ đối tượng Tác giả băn khoăn về điều gìcâu thơ cuối có điều gì đặc nàobiệtBước 6: Thiết kế tiến trình dạy học1. Hoạt động khởi động [5 phút]GV: Cho học sinh xem hình ảnh về xứ Huế và nghe bài hát “Hàn Mặc Tử”HS: Chú ý lắng nghe.GV [hỏi]: Sau khi xem hình ảnh và nghe bài hát gợi cho em liên tưởng tới miềnquê nàoHS: trả lời.Gợi ý: Bài hát mang tên: Hàn Mặc Tử, do ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng thể hiện. Nhữnghình ảnh gợi cho em nhớ tới xứ Huế thơ mộng.GV [dẫn]: Xứ Huế thơ mộng gơi nguồn cảm hứng cho biết bao tác phẩm nghệthuật đặc sắc. Hàn Mạc Tử gắn bó sâu nặng với Huế bởi thiên nhiên tươi đẹp vàcon người duyên dáng, dịu dàng. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh đẹp vềmiền quê đất nước là tiếng long của một con người tha thiết yêu đời yêu người.Ngày hôm nay cô trò ta cùng nhau tìm hiểu bài thơ này.2. Hoạt động hình thành kiến thứcHoạt động của Gv và HsNội dung cần đạtHoạt động 1:I.Tìm hiểu chungTìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của tác 1. Tác giả:giả Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩa. Cuộc đờiDạ.- Quê hương: Đồng Hới [QuảngGV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn trong Bình].sách giáo khoa.NHÓM 1: Tìm hiểu những nét cơ bản vềcuộc đời của tác giả Hàn Mặc Tử?NHÓM 2: Tìm hiểu những nét cơ bản về sựnghiệp sáng tác của Hàn mặc TửNHÓM 3: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và bốcục của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ?NHÓM 4: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảmnhận của em về tác giả Hàn Mạc Tử.GV: Cho mỗi nhóm thời gian 1 phút để trìnhbày sự chuẩn bị của mình trước lớp.HS:- Cử đại diện nhóm trình bày.- Các nhóm khác lắng nghe sự trình bày củabạn.GV: Yêu cầu học sinh nhận xét phần chuẩnbị của nhóm bạn.GV: Nhận xét. Bổ sung.GV: [giới thiệu thêm]- Con người: Hàn Mặc Tử là người nhânhậu, hiền từ nhạy cảm và hiếu học.- Hàn Mạc Tử có nhiều người bạn tri âm, cóngười đã gặp gỡ có người chỉ nói chuyệnqua thư có thể kể đến như: Mộng Cầm,Hoàng Cúc, Mai Đình, Ngọc Sương,Thương Thương...- Từ năm 1935 đã phát hiện ra dấu hiệu củabệnh phong đến năm 1940 ông mất trongđau đớn, bệnh tật tại trại phong Quy Hoà.GV: [Trình chiếu và đọc một số bài thơ củaHàn Mặc Tử để học sinh có thể hình dungvà hiểu rõ hơn phong cách sáng tác của tácgiả]GV: Trong thời gian làm nhân viên Sở Đạcđiền Bình Định, Hàn Mặc Tử đã thầm yêu- Gia đình: Viên chức nghèo theođạo Thiên Chúa, cha mất sớm, phảisống với mẹ ở Quy Nhơn.- Cuộc đời: Học ở Huế, làm ở SởĐạc điền Bình Định, từng vào SàiGòn làm báo. Năm 1935 ông pháthiện bị bệnh phong, năm 1940 mấttại Quy Nhơn.=> Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh,đau thương.b. Sự nghiệp- Bút danh: Minh Duệ Thị, PhongTrần, Lệ Thanh, Hàn Mạc Tử, HànMặc Tử...- Tác phẩm chính: Gái quê, Thơđiên, Xuân như ý, Thượng thanhkhí, Cẩm châu duyên, Duyên kìngộ, Quần tiên hội, Chơi giữa mùatrăng.- Phong cách nghệ thuật:trộm nhớ một người con gái xứ Huế tên làHoàng Thị Kim Cúc. Một thời gian sauHoàng Cúc theo cha về Huế còn Hàn MặcTử vào Sài Gòn làm báo. Nghe tin Hàn MạcTử lâm bệnh Kim Cúc gửi lời thăm hỏi,động viên. Điều đó làm sống lại những kýức tươi đẹp về cảnh và tình thôn Vĩ gơinguồn cảm hứng cho bài thơ ra đời.GV: Gọi học sinh đọc diễn cảm bài thơ.HS: Đọc diễn cảm bài thơGV:- Nhận xét cách đọc của học sinh.Gv hướng dẫn HS chia bố cục cho bài thơtheo các khổ thơ.Hoạt động 2:Gv hướng dẫn hs đọc - hiểu chi tiết bàithơ.+ Hồn thơ mãnh liệt nhưng quằnquại, đau thương [cuộc vật lộn vàgiằng xé dữ dội giữa linh hồn vàthể xác]+ Thế giới thơ được chia làm 2phần đối lập: Những vần thơ điênloạn và những bài thơ hồn nhiêntrong sáng đẹp đến lạ thường→ Một trong những nhà thơ cósức sáng tạo dồi dào nhất trongphong trào thơ Mới2. Bài thơa. Hoàn cảnh sáng tác:- Năm 1937, khi Hàn Mặc Tử chữabệnh ở Gò Bồi, Quy Nhơn.- Có lẽ được gợi hứng từ tấm bưuthiếp của Hoàng Cúc gửi vào.=> Liên quan đến tình yêu riêngGV: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.nhưng có ý nghĩa khái quát rộngHS: Trả lờilớn hơn nhiều.b. Bố cục: 3 phần- Khổ 1: Ban mai Vĩ Dạ- Khổ 2: Đêm trăng Vĩ Dạ- Khổ 3: Nỗi niềm Vĩ DạGV: theo em bài thơ có thể chia làm mấy II. Đọc - hiểu văn bảnphần. Hãy đặt nhan đề tương ứng cho từng 1. Ban mai Vĩ Dạphần.- Câu hỏi tu từ: [mang nhiều sắcHS: Trả lờithái]GV: Câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?thôn Vĩ” là của ai hỏi ai?GV:[bình]+ Lời của cô gái thôn Vĩ:- Câu hỏi tu từ được đặt ở đầu khổ thơ có thể• Mời mọc• Hờn tráchlà lời mời mọc, lời trách nhẹ nhàng của cô• Tự vấngái thôn Vĩ. Nơi đã gắn bó với anh biết baokỷ niệm cớ sao lâu rồi anh chưa ghé vềthăm? Cũng có thể đây là lời tự vấn của tác + Dùng từ tinh tế “về chơi”: Tựgiả, là nỗi băn khoăn, day dứt của tác giả khi nhiên, thân tình, gần gũi.không thể trở về nơi đã gắn bó với mình biết→ Bộc lộ một tình yêu thắm thiếtbao nhiêu kỷ niệm.Tấm bưu thiếp của Hoàng Cúc đã đánhđộng khát vọng cuộc sống “ngoài kia” vàthôn Vĩ Dạ được hiện lên như một địa chỉ cụthể.GV: Tại sao tác giả không dùng từ về thămmà lại dùng từ về chơi.HS: Trả lờiGV: [Bình] Vĩ Dạ gần gũi, thân thương vớithi nhân đến vậy nên ông không sử dụngđộng từ nào khác mà đã dùng từ “về chơi”để hướng về thôn Vĩ.GV: Rút ra nhận xét ở câu thơ thứ nhấtGV: Bức tranh thôn Vĩ đẹp đến nao lòngđược hiện lên qua sự hoài niệm của tác giả.Vậy hình ảnh thiên nhiên trong khu vườnthôn Vĩ đã ùa về trong kí ức nhà thơ như thếnào?HS: Trả lờiGV: Nhận xét câu trả lời của học sinh, bổsung kiến thức.[bình]:- Hình ảnh “nắng mới” gợi vẻ đẹp trongsáng, tinh khôi.- Có thể hình dung trong đêm lá cau thẫmướt sương và khi nắng lên, dưới nắng banmai lá cau ngời lên long lanh tươi mát,những thân cau cao vút mảnh mai nhẹnhàng. Cả khu vườn biến thành một viênngọc lớn.đối với thôn Vĩ và đối với xứ Huếmộng mơ.thiên nhiên+ Hình ảnh: nắng hàng cau - nắngmới-> Vẻ đẹp thanh khiết, tinh khôi.+ Điệp từ “nắng”: Nắng đã nhiềulại càng đầy lên [giàu sức gợi].+ Hình ảnh “Vườn”:• Mướt: Non tơ, mượt mà, đầyxuân xanh.• Quá: Âm hưởng của tiếngreo, sự ngỡ ngàng.• So sánh “xanh như ngọc”:Vừa có màu, vừa có ánh hắtra từ bên trong.-> Vẻ trong sáng, tinh khôi, trànđầy nhựa sống.con người- Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ “mướt”, - Gợi hình trực tiếp: Lá trúc mảnhmai, thanh tú che ngang mặt chữ“quá”.- Ngọc là một tinh thể trong suốt vừa có màu điền.vừa có ánh. Bởi vậy, khi so sánh “xanh như - Gợi ý nghĩa biểu tượng:ngọc” tác giả đã biến khu vườn thôn Vĩkhông chỉ rời rợi sắc xanh mà còn tỏa rạng  Khuôn mặt của người con gáixứ Huế: đầy đặn, phúc hậu.ánh xanh.GV: Rút ra nhận xét về hình ảnh thiên nhiên  Con chữ đắp nổi ở cổng nhữngtrong khu vườn thôn Vĩ.ngôi nhà vườn xứ Huế: điền gia,điền viên.GV:Trong bức tranh phong cảnh ấy đã thấpthoáng hình ảnh con người kín đáo, e lệ  Khuôn mặt của chàng traiđằng sau cành lá trúc. Em có nhận xét về[người trở về thôn Vĩ]: đứnghình ảnhbên lề cuộc đời để ngưỡng vọng“ Lá trúc che ngang mặt chữ điền”cái đẹp một cách thầm kín,vụng trộm.GV: [Bình]→ Thiên nhiên và con ngườiCâu thơ có nhiều cách hiểu:mang vẻ đẹp hài hòa.- Giáo sư Lê Trí Viễn cho rằng đó là khuônmặt của người con gái xứ Huế: đôn hậu, dịudàng.Ca dao Huế có câu:“Mặt em vuông tựa chữ điềnDa em thì trắng, áo đen mặc ngoàiLòng em có đất có trờiCó câu nhân nghĩa, có lời thủy chung”- Có ý kiến cho rằng đó là con chữ điềnđược đắp nổi ở cổng những ngôi nhà vườnxứ Huế với mong muốn một cuộc sống bìnhyên, đầy đủ, thịnh vượng.* Tiểu kết: Bức tranh thôn Vĩ- Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng đây là đẹp, trong trẻo, gợi cảm và đầykhuôn mặt nam giới đôn hậu.sức sống nhưng ẩn dấu một nỗiNếu vậy thì đó là người trở về thôn Vĩ, hay niềm thiết tha với cuộc sống trầnchính là gương mặt tự họa của nhà thơ.thế đến đau đớn, xót xa của tácThầy Chu Văn Sơn cho biết: Hàn Mặc Tử giả.hay vẽ khuôn mặt ẩn hiện đó là do bị chiphối bởi mặc cảm chia lìa ngăn cách.2. Đêm trăng Vĩ DạTrong bài thơ “Tôi không muốn gặp”, nhà - Hình ảnh gió, mây với chuyểnthơ viết:động trái chiều gợi cảm giác chia“Tôi thích nép mình sau cánh cửalìa, li tán.Hé nhìn dáng điệu của người yêu”- Hình ảnh nhân hóa “dòng nướcNếu như vậy thì hình ảnh này thể hiện tâm buồn thiu” gợi cảm giác u buồn.trạng của nhà thơ đứng bên lề cuộc đời để - Hình ảnh “Hoa bắp lay” là sự layngưỡng vọng cái đẹp một cách thầm kín, động rất nhẹ.vụng trộm và khắc khoải.-> Cảnh vật lặng lẽ,vô hồn gợiGV: Hướng dẫn học sinh rút ra Tiểu kết cho lên trong lòng thi nhân nỗi ukhổ thơ đầu tiên.buồn, cô đơn, tuyệt vọng trướcsự xa cách, thờ ơ của cuộc đời.GV Yêu cầu học đọc khổ thơ thứ 2.GV chia lớp thành 2 nhóm:NHóm 1: Em có nhận xét gì về hình ảnhthiên nhiên trong hai câu thơ đầu? điều đógóp phần thể hiện tâm trạng của tác giả nhưthế nào?Nhóm 2: Thiên nhiên trong hai câu thơ cuốiđược miêu tả như thế nào? Từ “kịp” có vaitrò gì trong việc thể hiện tâm trạng của tácgiả.Yêu cầu các nhóm trình bàyGV [Bình]:Theo quy luật tự nhiên gió thổi mây baynhưng trong thơ của thi nhân mây và gió lạichẳng thể chung đường, chung hướng. Dòngsông Hương vẫn thế, êm ả, trôi xuôi nhưngtrong cảm nhận của thi nhân trở nên buồnthiu vì ít mây, ít gió, cả những bông hoa ngôtím nhạt bên bờ sông cũng chỉ đu đưa, layđộng khe khẽ. Nét độc đáo của nghệ thuậtthơ Hàn Mặc Tử là sự đứt đoạn bên ngoàicủa bố cục, của cấu tứ nhưng vẫn chìm ẩnmạch cảm xúc thống nhất. Đang từ cảnhbình minh thôn Vĩ - không hề báo trước,chuẩn bị - bắt ngay cảnh đêm trăng sôngHương, tâm trạng đang bồi hồi vui, mongđợi, ao ước bỗng chuyển sang buồn thiu nhưdòng nước buồn thiu.“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.Chính cái đớn đau của thi nhân đã thấm vàocảnh vật khó mà tách bạch. Điều đó khiến- Nghệ thuật tu từ nhân hóa “dòngnước buồn thiu”: thổi vào lời thơ,vào khung cảnh 1 tâm trạng. Giómây chia lìa đôi ngã để lại chodòng nước nỗi buồn, nỗi cô đơn, xavắng.cho những cảnh vật vốn k chia lìa nay lại trởnên hoàn toàn nghịch trái với tự nhiên.- Nghệ thuật tu từ nhân hóa “dòng nướcbuồn thiu”: thổi vào lời thơ, vào khung cảnh1 tâm trạng. Gió mây chia lìa đôi ngã để lạicho dòng nước nỗi buồn, nỗi cô đơn, xavắng. Đắt nhất trong câu thơ là từ “lay”.Động từ ấy bản thân k mang, k chuyển tảinỗi buồn nhưng đặt trong tâm cảnh này thìtự nó lại mang nỗi buồn hiu hắt. Gió lay nhẹcành bắp gợi nhớ về ca dao:Ai về Giồng Dứa qua truôngGió lay bông sậy, bỏ buồn cho em.Nỗi buồn của HC là nỗi buồn vongquốc, nỗi buồn “xa quê sầu xứ” thì nỗi buồncủa HMT là nỗi buồn cho thân phận, chocuộc đời.+ Khung cảnh rơi vào hư ảo. Bến sông trăngvà con thuyền chở trăng giàu sức gợi, đầythi vị đã mở ra 1 trường liên tưởng đầyphong phú. Một câu thơ hay không chỉ gợilên hình ảnh sắc nét mà còn đánh thức trongcon người những xúc cảm sâu thẳm. Tâmtrạng gì ở đây? HMT giờ đây như 1 hoànghậu bị đày trong lãnh cung. HMT mong đợiđiều gì?*Liên hệ: Đối với các nhà thơ lãng mạn thìtrăng luôn là nguồn cảm hứng vô tận, luôn làtri kỉ: Xuân Diệu:Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa;Vội vàng chi, trǎng lạnh quá, khách ơi!Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời;Khách không ở, lòng em cô độc quá!HMT cũng vậy thôi! [DC]. Ta thấy, đẹp nhấttrong thơ Tử của buổi bình minh là nắngmới. Đẹp nhất trong thơ Tử của buổi đêm làtrăng. Trăng ở đây không chỉ là sự vật nằmtrên bầu trời cao xa mà còn là nhân vật- Hai câu thơChắc chắn đó là một người tri kỉ.Trăng chính là người bạn như thếcủa Hàn. Nó vừa là nỗi ám ảnhbệnh tật, cũng là cuộc sống tươiđẹp mà nhà thơ hướng tới.+ “Kịp”: nhãn tự của khổ thơ đó là:- Ám ánh bởi thời gian.- Bộc lộ tâm trạng chờ mongkhắc khoải, ngóng trông, bồnchồn, da diết và cũng đớnđauCơ hội mong manh, thời gian ngắnngủi là thế mà bến sông trăng cứ ởmãi ngoài kia xa vời vợi. Khôngdùng hình thức cầu khiến, câu thơlà lời hỏi hoài nghi đầy tuyệt vọng.Có lẽ khi cất lên lời khẩn cầu thathiết, thi sĩ đã có lời giải đáp chomình. Chẳng bao giờ con thuyềnmang tâm trạng, nhân vật mang đến cho nhàthơ sự sẻ chia. HMT luôn đợi trăng về trongnỗi khắc khoải, da diết.Trăng nằm sóng soài trên cành liễuĐợi gió đông về để lả lơi[Bẽn lẽn – HMT]trở trăng về kịp tối nay cho thi sĩ.Thi sĩ sẽ mãi rời xa cõi đời nàytrong đau đớn, tuyệt vọng.=>Đọc những vần thơ này, ta cảmthấy quặn lòng đau đớn. Vọng vềGV: Một chiếc đồng hồ cát bị lật theo bất kì đâu đây dự cảm xót xa:hướng nào thì quỹ thời gian cũng vơi dần.Khi hạt cát cuối cùng rơi xuống là lúc thờigian đã hết. HMT cũng vậy. Quỹ thời giancủa Hàn đâu còn nhiều, chỉ cần vài centimetnữa thôi thì lưỡi hái tử thần sẽ cắt đứt dây tơnối liền Hàn với cuộc đời, chỉ còn vài hạt cátnữa thôi thì Hàn sẽ mãi mãi lìa xa cõi trầnnày. Liệu rằng, Hàn có còn “kịp” gặp lạingười bạn tri kỉ của mình để mà sẻ chia, màtrò chuyện tâm tình không? Một thân phậngiàu yêu thương, giàu khao khát khi tàinăng, tuổi trẻ đang độ chín mùi mà cuộc đờikhông cho phép tiếp tục sống. Quả là khôngsai khi có người bảo HMT là thi sĩ bất hạnhnhất trong làng nghệ thuật.3. Khổ cuối : Nỗi niềm Vĩ DạNếu chỉ hướng đến khao khát thì chưa thực Mơ khách đường xa, khách đườngsự hiểu hết tâm tư thơ Hàn.xa+ Mơ: nghĩa là trong một giấc mộng đẹp, 1 Áo em trắng quá nhìn không rakhao khát chống chếnh không có trong đời Ở đây sương khói mờ nhân ảnhthực. Hàn mơ khách đường xa thì ai là Ai biết tình ai có đậm đà?khách đường xa? Theo tôi, nên hiểu là tácgiả, bởi lẽ nhà thơ muốn về thăm thôn Vĩ. - Mơ + điệp ngữ “khách đườngMuốn về thôn Vĩ thì phải rời chốn bệnh tật xa”: khao khát, mơ ước, mơ mộng,này để bước ra ánh sáng, bước ra cuộc đời, hướng đến 1 điều gì đó k có trongra cuộc sống ra tình yêu. Nhưng, Hàn giờ thực tại.đây có còn giống ai, bệnh tật có khiến mọingười xa lánh Hàn? Hàn có còn được tìnhngười sưởi ấm khi đang trong giá lạnh nữakhông?+ Câu thơ mang một nỗi tuyệt vọngđến đớn đau, đến xót xa. Một giấcHS: Từ ngữ nào trong khổ thơ để lại cho em mơ tuy không bao giờ có nhưng nóấn tượng nhất. Vì sao?vẫn đẹp bởi xuất phát từ khát khaosống đến vô cùng vô tận.GV: Nếu hiểu khách đường xa là một ngườitri kỉ, một người thôn Vĩ vẫn không sai. Bởi - Câu thơ thứ 2:lâu rồi, Hàn làm gì có cơ hội về thôn Vĩ.+ K3: trắng quá:Liệu người thôn Vĩ có quên Hàn? Hoàn toàn+ K1 – mướt quácó thể! Dù hiểu theo cách nào thì câu thơ •Phải chăng là một màu trắngvẫn là một giấc mơ đẹp, giấc mơ khao khát đầy ám ảnh, có thể làm lóe mắttình người trong nỗi đau đớn khôn tảngười đối diện? Không! Đó hoàntoàn không phải ý của Hàn!HS: Câu thơ đầu nói lên nỗi niềm gì của nha •Màu thường trực trong thơthơ?HMT: nắng trắng, trăng trắng, sôngGV: Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trong trắng [Chị ấy năm nay còn gánhkhi trị phong ở trại Biên Hòa, được sự chăm thóc/ Dọc bờ sông trắng nắngsóc của các ma sơ thì nt cảm thấy họ là chang chang]những hình tượng rất đẹp và màu áo trắng - Sương khói:của họ ám ảnh nhà thơ. Ng con gái trong thơ •Tả thực thời tiết ở xứ Huế, ởMT mang 1 vẻ đẹp tinh khiết. Sắc trắng đấy miền Trung, HMT thật am tườnglà thể hiện sự tinh khiết chăng?xứ Huế, phải gắn bó khắn khít lắm+ Em: có thể là cô KC, ng con gái quê VD, thì mới như vậy. Miền Trung mưacó thể là cô Mồng Cầm, là cô Mai Đình hay nhiều mà nắng cũng nhiều nênlà 1 cô gái nào của cuộc đời. Dù là ai thì tất cũng nhiều sương khói làm mờ đicả bây giờ chỉ là ảo ảnh. Không phải sắc áo hình bóng con người.quá trắng nhìn không ra mà chính bởi những •Là tượng trưng cho bao cáiảnh đó bây giờ chỉ là miền hoang tưởng, huyền hoặc của cuộc đời làm chokhông thật nữa rồi, thấy rõ ràng thì cũng tình người trở nên lạ lẫm, ngănkhông còn tác dụng gì nữa. Tầm tuyệt vọng cách và xa lạ.của Hàn. Tất cả những gì đẹp nhất, hạnhphúc nhất của cuộc đời đều xa tầm tay Hàn. - Câu thơ cuối:HS: Ở khổ 1 và khổ 3 có điểm nào tươn+ Còn đặt ra câu hỏi là cònđồng không? Em thấy hình ảnh gì qua từ yêu đời, còn hướng về cuộc đời vớingữ đó.tình yêu sâu thẳm.+ Từ “ai” xuất hiện toàn bộbài thơ như 1 hệ vi mạch. Nó gắnkết với nhau.Gv: Ngta cho rằng thơ HMT “đầu Ngô,  Dù hư ảo hay thực thì tìnhmình Sởi” và đây ĐTVD có thể tách từng cảm Hàn dành cho cuộc đời vẫnkhổ ra thành mỗi bài tứ tuyệt, câu chữ toàn thấm thiết và nồng thắm.bích. Dù Hàn xây dựng khổ thơ với nội dung III. Tổng kếtkhác nhau nhưng từng từ ngữ vẫn nối kết Ghi nhớ [sgk]các khổ thơ với nhau. Ai ở đây chính là conngười trong cõi phù sinh, trong cõi đauthương. Hàn muốn khẳng định: Dù tôi tuyệtvọng, dù tôi đau thương, dù tôi mất mát, dùtôi cô đơn nhưng tôi vẫn hướng về “ai” – vềcuộc đời, về con người.+ đậm đà: gần gũi, thân thương.GV; Hình ảnh sương khói gợi cho em nhũnglien tưởng gì? ở đây là ở đâuVới bút pháp gợi tả, hình ảnh tinh tế, “Đâythôn Vĩ Dạ” là một miền quê hương đấtnước, Vĩ Dạ- xứ Huế mộng và thơ. Bài thơcòn là tiếng lòng uẩn khúc của một trái timyêu người, yêu đời, thiết tha, mãnh liệt trongvô vọng. “Đây thôn Vĩ Dạ” xứng đáng làkiệt tác thơ Hàn, một viên ngọc chói lọinghìn năm3. Hoạt động luyện tậpCâu 1: Chữ “Kịp” trong câu thơ “Có chở trăng về kịp tối nay” gắn với tâm trạngnào của Hàn Mặc Tử?A. Say đắm trước cảnh thơ mộng của xứ HuếB. Muốn chiến thắng quy luật nghiệt ngã của thời gian và bệnh tật.C. Lo lắng vì đêm mai không còn trăng nữaD. Cảm nhận về hiện tại ngắn ngủi, chia lìa của thân phận đau thươngCâu 2: Hai chữ “Về chơi” trong câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” gợi sắcthái tình cảm:A. Trang trọngB. Thân tình, xuề xòa.C. Xã giaoD. Thân mật, tự nhiên, chân tìnhCâu 3: Câu thơ nào gợi vẻ đẹp nên thơ hài hòa giữa cảnh sắc thiên nhiên và conngười trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ?A. Sao anh không về chơi thôn Vĩ.B. Lá trúc che ngang mặt chữ điềnC. Vườn ai mướt quá xanh như ngọcD. Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên4. Hoạt động vận dụng- Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ thứ nhất trong bài thơ Đâythôn Vĩ Dạ [Hàn Mặc Tử].5. Hoạt động tìm tòi mở rộng- Sưu tầm các bài thơ với cảm xúc trong trẻo, yêu đời, yêu người tha thiết của HànMặc Tử.- Sưu tầm các bài thơ miêu tả về vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ/ xứ Huế mộng mơ của các tácgiả khác.IV. Rút kinh nghiệm....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Video liên quan

Chủ Đề