Pneumo 23 là gì

Bệnh do phế cầu Nhiễm Phế Cầu Khuẩn Streptococcus pneumoniae (phế cầu) là vi khuẩn gram dương, tan máu alpha, hiếu khí, xếp đôi. Ở Mỹ, nhiễm khuẩn phế cầu mỗi năm gây ra khoảng 7 triệu trường hợp... đọc thêm (ví dụ: viêm tai giữa Viêm tai giữa (cấp tính) Viêm tai giữa cấp (AOM) là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virut ở tai giữa, thường đi cùng với nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các triệu chứng bao gồm đau... đọc thêm

Pneumo 23 là gì
, viêm phổi Tổng quan về Viêm phổi Viêm phổi là tình trạng viêm cấp tính của phổi do nhiễm trùng. Chẩn đoán ban đầu thường dựa trên chụp X quang phổi và các dấu hiệu lâm... đọc thêm , nhiễm khuẩn huyết Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn Nhiễm khuẩn huyết là một hội chứng lâm sàng của rối loạn chức năng cơ quan đe dọa đến tính mạng gây ra bởi một đáp ứng không điều chỉnh được với nhiễm trù... đọc thêm , viêm màng não Viêm màng não do vi khuẩn cấp tính Viêm màng não cấp do vi khuẩn là sự viêm nhiễm cấp tính của màng não và khoang dưới nhện gây ra bởi vi khuẩn. Các triệu chứng thường bao... đọc thêm ) do một số trong > 90 kiểu huyết thanh của Phế cầu khuẩn (pneumococci) gây ra. Vắc-xin được dùng để chống lại nhiều kiểu huyết thanh gây bệnh. Một số bệnh lý nhất định (ví dụ: tình trạng mạn tính, tình trạng suy giảm miễn dịch, rò rỉ dịch não tủy, cấy ốc tai) làm tăng nguy cơ mắc bệnh do phế cầu.

Có 2 loại vắc-xin phế cầu.

Vắc-xin phế cầu liên hợp 13 giá (PCV13, Prevnar®) chứa 13 polysaccharid vỏ tinh khiết của S. pneumoniae (1, 3, 4, 5, 6A, 6 B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F, 23F) ; mỗi loại được kết hợp với một biến thể không độc hại của độc tố bạch hầu. Vắc-xin này đã thay thế vắc-xin 7 giá (PCV7); PCV13 chứa 7 kiểu huyết thanh trong PCV7 cộng thêm 6 kiểu huyết thanh bổ sung.

Vắc-xin polysaccharide phế cầu 23 giá (PPSV23, Pneumovax®23) chứa các kháng nguyên từ 23 loại độc hại nhất trong số 83 phân nhóm S. pneumoniae (1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19F, 19A, 20, 22F, 23F, 33F).

Không giống như PPSV23 cũ, PCV13 có thể kích thích hình thành đáp ứng kháng thể ở trẻ nhỏ. Nó cũng mang lại mức độ bảo vệ tốt hơn trong việc chống lại các tình trạng bệnh lý do phế cầu xâm lấn hơn PPSV23. PPSV23 làm giảm tỷ lệ vãng khuẩn huyết từ 56% đến 81% ở người lớn nhưng ít hiệu quả ở những người cao tuổi bị suy nhược. Nó làm giảm tỉ lệ mắc viêm phổi.

PPSV13 được khuyến nghị cho

  • Người lớn ≥ 65 tuổi có tình trạng suy giảm miễn dịch, rò rỉ dịch não tủy, hoặc cấy ghép điện cực ốc tai và trước đó chưa được tiêm PCV13

  • Tất cả người lớn ≥ 65 tuổi dựa trên việc ra quyết định chung giữa bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân về nguy cơ và lợi ích

PCV13 cũng được khuyến nghị cho những người từ 6 đến 64 tuổi với bất kỳ tình trạng nguy cơ cao nào sau đây:

  • Bộ cấy ốc tai

  • Rò rỉ dịch não tủy

  • Tình trạng suy giảm miễn dịch Tổng quan các rối loạn về miễn dịch Các rối loạn suy giảm miễn dịch có liên quan hoặc khiến bệnh nhân dễ mắc các biến chứng khác nhau, bao gồm nhiễm trùng, rối loạn tự miễn dịch, u lympho và... đọc thêm (ví dụ: suy giảm miễn dịch bẩm sinh, suy thận mạn tính, hội chứng thận hư, nhiễm HIV, bệnh bạch cầu, u lympho, ung thư toàn thân, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, cấy ghép tạng đặc)

PPSV23 được khuyến nghị cho

  • Tất cả người lớn ≥ 65 tuổi

PPSV23 cũng được khuyến nghị cho những người từ 2 đến 64 tuổi có những tình trạng nguy cơ cao được liệt kê ở trên. Tiêu chuẩn bổ sung cho những người từ 2 đến 64 tuổi bao gồm:

  • Bệnh phổi mạn tính (bao gồm cả hen suyễn)

  • Bệnh tim mạch mạn tính (không kể tăng huyết áp)

  • Đái tháo đường

  • Viêm gan A mạn tính

  • Tình trạng rối loạn do sử dụng rượu

  • Hút thuốc lá

PPSV23 không còn được khuyến nghị sử dụng theo thường quy cho người Mỹ da đỏ và thổ dân Alaska < 65 tuổi trừ khi họ có tình trạng bệnh hoặc chỉ định khác với PPSV23. Tuy nhiên, người Mỹ da đỏ và thổ dân Alaska từ 50 đến 64 tuổi có thể được tiêm PPSV23 nếu họ sống ở những khu vực có nguy cơ bị bệnh do phế cầu khuẩn xâm nhập gia tăng.

Chống chỉ định chính của PCV13 là

Chống chỉ định chính của PPSV23 là

  • Phản ứng dị ứng nặng sau khi tiêm liều trước đó của vắc-xin này hoặc với một thành phần vắc-xin

Thận trọng với cả hai vắc-xin bao gồm

  • Bệnh cấp tính mức độ vừa hoặc nặng có hoặc không sốt (hoãn tiêm vắc-xin cho đến khi bệnh khỏi)

Liều thông thường là 0,5 mL tiêm bắp cho PCV13 và 0,5 mL tiêm bắp hoặc tiêm dưới da cho PCSV23.

PCV13 được khuyến nghị là một liệu trình tiêm bắp 4 liều cho trẻ nhỏ khi được 2, 4, 6 và 12 đến 15 tháng tuổi. Trẻ em từ 7 đến 59 tháng tuổi chưa được tiêm vắc-xin PCV7 hoặc PCV13 trước đó nên được tiêm từ 1 đến 3 liều PCV13, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ khi bắt đầu liệu trình tiêm vắc-xin và tình trạng bệnh lý. Trẻ em từ 24 đến 71 tháng tuổi mắc các bệnh mạn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh do phế cầu khuẩn và đã được tiêm 3 liều PCV13 nên được tiêm 1 liều PCV13 sau liều gần đây nhất ít nhất 8 tuần; nếu trẻ được tiêm dưới 3 liều PCV13, trẻ cần phải được tiêm 2 liều PCV13 cách nhau ít nhất 8 tuần. Việc gián đoạn lịch tiêm vắc-xin không cần phải bắt đầu toàn bộ liệu trình hoặc tiêm thêm các liều.

Trẻ em có nguy cơ cao mắc bệnh do phế cầu khuẩn (ví dụ: trẻ bị bệnh hồng cầu hình liềm, không có lách hoặc bệnh mạn tính) nên được tiêm một liều PPSV23 khid được 24 tháng tuổi sau liều PCV13 gần đây nhất ít nhất 8 tuần.

Trẻ em từ 14 đến 59 tháng tuổi đã chích xong một liệu trình PCV7 phù hợp với lứa tuổi nên được dùng một liều PCV13 bổ sung duy nhất.

Nếu trẻ từ 6 đến 18 tuổi có tình trạng suy giảm miễn dịch, cấy ghép ốc tai điện tử hoặc rò dịch não tủy chưa chích vắc-xin PCV13 hoặc PPSV23, trẻ nên được tiêm 1 liều PCV13, tiếp theo là 1 liều PPSV23 ≥ 8 tuần sau đó. Nếu trẻ đã chích vắc-xin PPSV23 mà không phải là PCV13, trẻ sẽ được tiêm 1 liều PCV13 sau liều PPSV23 cuối cùng ≥ 8 tuần. Trẻ có tình trạng suy giảm miễn dịch cần được tiêm vắc-xin PPSV23 một lần sau liều đầu tiên 5 năm. Không nên chích > 2 liều PPSV23 cho trẻ.

Người lớn ≥ 19 tuổi mắc các tình trạng suy giảm miễn dịch (ví dụ: không có lách về mặt chức năng hoặc về mặt giải phẫu, nhiễm HIV), rò rỉ dịch não tủy, hoặc cấy ghép ốc tai điện tử nên được tiêm vắc-xin PCV13 và PSV23. Nếu trước đó họ chưa chích PCV13 hoặc PPSV23, thì họ nên được tiêm một liều vắc-xin PCV13, tiếp theo là một liều PPSV23 ≥ 8 tuần sau đó. Nếu họ đã chích PPSV23 nhưng chưa chích PCV13, họ sẽ được tiêm một liều PCV13 sau liều cuối cùng của PPSV23 ≥ 1 năm.

Người lớn ≥ 65 tuổi không có tình trạng bệnh lý được liệt kê ở trên nên được tiêm PCV13 trước, tiếp theo là PPSV23 ít nhất 1 năm sau. Nếu mọi người đã chích vắc-xin PPSV23, nên tiêm PCV13 sau liều PPSV23 gần đây nhất ít nhất 1 năm.

Những người bị nhiễm HIV không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nên được chích vắc-xin càng sớm càng tốt sau khi có chẩn đoán.

Người lớn từ 19 đến 64 tuổi có nguy cơ cao nhất bị bệnh do phế cầu (ví dụ: không có lách về mặt chức năng hoặc về mặt giải phẫu, bệnh thận mạn tính hoặc một tình trạng suy giảm miễn dịch khác, bao gồm cả ung thư và sử dụng thuốc corticosteroid) nên được tiêm liều thứ 2 của PPSV23 sau liều PPSV23 đầu tiên 5 năm.

Tất cả mọi người nên được chích vắc-xin PPSV23 khi được 65 tuổi. Nếu mọi người đã chích 1 hoặc 2 liều PPSV23 trước 65 tuổi vì bất kỳ chỉ định nào và đã ≥ 5 năm kể từ khi tiêm liều PPSV23 trước đó, họ nên được tiêm một liều vắc-xin khác khi từ 65 tuổi trở lên. Liều thứ 2 được tiêm sau liều thứ nhất 5 năm (ví dụ: khi được 69 tuổi nếu liều trước đó được tiêm khi được 64 tuổi). Những người chích PPSV23 khi 65 tuổi hoặc sau 65 tuổi thì chỉ nên tiêm 1 liều.

Nếu có kế hoạch cắt lách chọn lọc, nên chích PCV13 trước khi phẫu thuật ≥ 12 tuần, tiếp theo là liều PPSV23 sau khi tiêm PCV13 ≥ 8 tuần. PPSV23 nên được tiêm trước khi cắt lách chọn lọc ít nhất 2 tuần. Nếu phải tiến hành phẫu thuật cắt lách ngay, nên tiêm PCV13, sau đó là PPSV23 ≥ 8 tuần sau đó. Nếu bệnh nhân đã chích PCV13, không nên tiêm PPSV23 cho đến sau khi cắt lách ≥ 2 tuần.

Khi đang xem xét việc hóa trị hoặc liệu pháp ức chế miễn dịch khác để điều trị ung thư, khoảng thời gian giữa lần tiêm vắc-xin và lúc bắt đầu liệu pháp ức chế miễn dịch phải là ≥ 2 tuần. Mọi người không nên tiêm vắc-xin trong quá trình hóa trị hoặc xạ trị.

Tác dụng bất lợi của vắc-xin phế cầu

Tác dụng bất lợi thường nhẹ và bao gồm sốt, khó chịu, buồn ngủ, chán ăn, nôn, đau và ban đỏ tại chỗ.

Sau đây là tài nguyên bằng tiếng Anh có thể hữu ích cho quý vị. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của nguồn tài nguyên này.