Thông tin giảng viên Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng

Vì sao bạn nên lựa chọn học Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng? Bạn là người có năng khiếu và đam mê với ngôn ngữ nhưng bạn đang băn khoăn không biết nên chọn ngôi trường nào để gắn bó trong 4 năm đại học? Liệu đây có phải là một lựa chọn tốt để bạn thực hiện ước mơ chinh phục ngoại ngữ?

Sau đây Sinhviendanang.com sẽ cung cấp cho bạn 5 lý do bạn nên học tại Đại học Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng.

Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng có tên tiếng Anh là The university of Danang – Danang university of foreign language studies) là một trường đại học trọng điểm về đào tạo ngoại ngữ ở khu vực miền Trung. Trường được thành lập năm 2002 theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, sau khi được tách ra khỏi một trong năm khoa của trường Đại học sư phạm Đà Nẵng. Mặc dù là ngôi trường “sinh sau đẻ muộn” hơn so với các trường thuộc Đại học Đà Nẵng nhưng ngày càng khẳng định được vị thế về chất lượng đào tạo cũng như cơ sở vật chất nhà trường.

Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng hiện nay có chức năng đào tạo giáo viên và cử nhân ngôn ngữ có trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ về một số ngôn ngữ phổ biến trên thế giới. Đồng thời, trường cũng tổ chức giảng dạy ngoại ngữ cho các trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng và giảng dạy tiếng Việt, văn hoá Việt Nam cho lưu học sinh người nước ngoài trong toàn bộ các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng. Bên cạnh vai trò là một cơ sở giáo dục, Đại học Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng cũng một là trung tâm nghiên cứu khoa học và thực hiện dịch vụ xã hội thuộc lĩnh vực ngôn ngữ có uy tín, chất lượng và chuyên môn cao ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, trường có một đội ngũ cán bộ, giảng viên chất lượng cao với tổng số 437 cán bộ, công chức bao gồm: 4 Phó giáo sư, 34 Tiến sĩ và 180 Thạc sĩ (gồm 29 người đang làm luận án), 75 Giảng viên chính, 20 cán bộ giảng dạy khác đang làm nghiên cứu sinh. Hầu hết các cán bộ giảng dạy của UFL đều được đào tạo từ các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước, đa số đều có bằng Thạc sĩ hoặc hoàn thành chương trình thực tập sinh tại các nước Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản…

NHỮNG LÝ DO NÊN CHỌN HỌC TẬP  ĐH NGOẠI NGỮ – ĐH ĐÀ NẴNG

1. ĐỊA THẾ – CƠ SỞ VẬT CHẤT HIỆN ĐẠI

ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng tọa lạc tại  hai cơ sở: cơ sở 1 tại 131 Lương Nhữ Hộc, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ – khu vực gần với các trường ĐH khác như ĐH Đông Á, ĐH Kiến trúc, CĐ Phương Đông,… Bên cạnh gần các trường ĐH thì cách đó khoảng 1,5 km là chợ Đầu mối và cách công viên Thanh Niên chưa tới 1km.   Cơ sở 2 của ĐH Ngoại ngữ tại 41 Lê Duẩn, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu – con đường nhộn nhịp, đông đúc và được mệnh danh là “Thiên đường mua sắm” của thành phố Đà Nẵng. Không chỉ riêng Đại học Ngoại ngữ mà các cơ sở giáo dục đại học thành viên của cụm Đại học Đà Nẵng đều nằm cách trung tâm thành phố không quá 10km, bên cạnh các bãi biển đẹp và thanh bình, các địa điểm du lịch nổi tiếng như Công viên Châu Á, chợ đêm Helio, cầu Rồng,… Có thể nói, ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng có một địa thế vô cùng tuyệt vời và thuận lợi đối với sinh viên.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của trường luôn được chú trọng đầu tư và sử dụng có hiệu quả. Đặc biệt trong năm 2021 vừa qua trường mới tu sửa lại khuôn viên nhà trường, canteen, đồng thời vừa mới thành lập Trung tâm CNTT và học liệu ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng để tạo môi trường thuận lợi, phục vụ cho GV và SV nghiên cứu, học tập. Ngoài ra còn có các khu giảng đường với thiết bị công nghệ hỗ trợ, phòng lab, hội trường,.. đặc biệt bạn sẽ ngỡ ngàng trước khuôn viên nhà trường như một công viên thu nhỏ ngập tràn hoa lá, rất xinh xắn, nên thơ.

Thông tin giảng viên Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng

Trung tâm Công nghệ thông tin và học liệu ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng

2. KẾT HỢP NGOẠI NGỮ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

Trong thời buổi công nghệ 4.0 như hiện nay, việc học tốt ngoại ngữ kết hợp với công nghệ thông tin giỏi sẽ tạo cơ hội nghề nghiệp đa dạng hơn cho sinh viên. Vì vậy, sẽ khá ngạc nhiên khi biết dù là trường chuyên về giảng dạy ngoại ngữ nhưng Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng luôn xác định công nghệ thông tin là yếu tố chủ chốt và quan trọng không kém để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Từ trước đến nay, trường đã tận dụng triệt để các nền tảng Web E-learning, các phần mềm học tập, công cụ giảng dạy trực tuyến như Moodle, Toondoo, Quizlet, Text to Speech, Audacity, Hotpotatoes, Google Drive, Google Doc… trong suốt quá trình giảng dạy ngoại ngữ cho sinh viên. Trong bối cảnh đại dịch Covid 19, trường đã áp dụng tốt CNTT trong giảng dạy.

3. HỌC TẬP, TRAU DỒI KỸ NĂNG VỚI CÁC CÂU LẠC BỘ CHẤT NGẤT, CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA SÔI ĐỘNG.

ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng được xem là môi trường năng động, sáng tạo với rất nhiều CLB để bạn thỏa sức tham gia như CLB Dịch thuật, CLB võ thuật Vovinam, CLB guitar cho những bạn đam mê âm nhạc, CLB tiếng Anh XCLUB, CLB MC, CLB bóng chuyền cho những bạn đam mê thể thao,… Bước vào mỗi năm học mới, các CLB lại rộn ràng tuyển thành viên mới.

Bên cạnh đó, hằng năm trường thường tổ chức các chương trình như Chào đón tân sinh viên, Đại hội thể dục – thể thao, Ngày hội sách. Không những vậy, các khoa còn thường xuyên tạo những chương trình, hoạt động thú vị dành cho sinh viên mỗi khoa. Đến với trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng chắc chắn bạn sẽ là sinh viên năng động, tự tin, với hành trang kiến thức và kỹ năng tốt để vững bước trong tương lai.

4. HỌC PHÍ ĐH NGOẠI NGỮ – ĐH ĐÀ NẴNG CÓ ĐẮT?

Học phí của trường ĐH Ngoại ngữ phụ thuộc vào chương trình đào tạo đại trà và nâng cao. Nhà trường vận dụng pháp luật về chính sách thu, quản trị học phí so với cơ sở giáo dục thuộc mạng lưới hệ thống giáo dục quốc dân và chủ trương miễn, giảm học phí, tương hỗ ngân sách học tập. Đối với sinh viên ngành sư phạm, sinh viên không phải đóng học phí. Ngoài ra, học phí qua các năm học sẽ không cố định mà có sự thay đổi, tuy nhiên mức thay đổi là không chênh lệch quá nhiều. Học phí cần đóng mỗi kỳ sẽ dựa trên tổng số tín chỉ mà các bạn sinh viên đăng ký theo học. Theo đề án tuyển sinh năm 2021, học phí của Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng là 285.000 VNĐ/ tín chỉ cho Hệ đại trà và 712.000 VNĐ/ tín chỉ cho Hệ chất lượng cao. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, nhà trường giảm 5% học phí kỳ I năm 2022 cho tất cả các ngành thuộc hệ đại trà và chất lượng cao. Tức 270.000 VNĐ/ tín chỉ cho hệ đại trà và 676.000 VNĐ/ tín chỉ cho hệ chất lượng cao. Nhìn chung mức học phí như vậy là không quá cao.

Thông tin giảng viên Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng

5. CHÍNH SÁCH HỌC BỔNG CỦA ĐH NGOẠI NGỮ – ĐH ĐÀ NẴNG

Chính sách học bổng hấp dẫn cho sinh viên sau tổng kết mỗi kỳ. Các mức học bổng dựa vào thành tích học tập: Xuất sắc, giỏi; dao động từ khoảng 5 triệu – 7 triệu. Trong đó mỗi ngành sẽ xét điểm rèn luyện và kết quả học tập của 4 bạn có mức điểm cao nhất. Chính sách học bổng của nhà trường đã tạo động lực to lớn cho sinh viên nỗ lực trong học tập cũng như rèn luyện bản thân.

Trên đây là 5 lý do nên chọn ĐH Ngoại ngữ là “nơi nương tựa” trong 4 năm ĐH dành cho những bạn có đam mê ngoại ngữ. Chúc các bạn sẽ đạt được nguyện vọng trong kì thi quan trọng sắp tới !

  • Giới thiệu
  • Chương trình đào tạo
  • Văn bản quy chế
  • Học bổng hàng năm
  • Liên hệ

  • Điểm chuẩn các năm
  • Các ngành đào tạo
  • Học phí

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 709/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ, với sứ mạng đào tạo nâng cao tri thức về ngôn ngữ, văn hóa nhân loại nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 chọn là một trong năm Trung tâm Ngoại ngữ khu vực với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, khảo sát, năng lực ngoại ngữ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ

I. Các ngành/chuyên ngành đào tạo

* Sư phạm Tiếng Anh bậc tiểu học

4. Sư phạm Tiếng Trung Quốc

14. Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam

* Chương trình chất lượng cao:

– Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh)

– Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh Thương mại)

Tổng số CBVC cơ hữu của Nhà trường hiện nay là 311 trong đó 221 Giảng viên (8 PGS, 24 TS, 173 ThS). Hiện nay, Nhà trường có 19 giảng viên đang học TS ở nước ngoài, 10 giảng viên đang học TS ở trong nước, 16 giảng viên đang học ThS ở nước ngoài, 01 giảng viên đang học ThS ở trong nước.

Đội ngũ chuyên gia, tình nguyện viên bản ngữ giàu kinh nghiệm tham gia giảng dạy tại Trường.

Ngày 14 tháng 04 năm 1985 Bộ Giáo dục ra Quyết định số 395B/QĐ thành lập Cơ sở Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Đà Nẵng.

Ngày 04 tháng 04 năm 1994 Chính phủ ra Nghị định số 32/CP về việc thành lập Đại học Đà Nẵng, cơ sở Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Đà Nẵng làm nòng cốt cùng với Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam – Đà Nẵng thành lập Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

Ngày 26 tháng 08 năm 2002, Chính phủ ra Quyết định số 709/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng trên cơ sở tách và tổ chức lại 5 Khoa ngoại ngữ của Trường Đại học Sư phạm.

Đào tạo giáo viên và chuyên gia ngôn ngữ có trình độ đại học và sau đại học về một số ngôn ngữ thông dụng trên thế giới.

Nghiên cứu khoa học và thực hiện các dịch vụ xã hội thuộc lĩnh vực ngôn ngữ văn hóa.

Giảng dạy ngoại ngữ cho các cơ sở giáo dục đại học thành viên, các đơn vị trực thuộc Đại học Đà Nẵng.

Thực hiện các nhiệm vụ của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 với tư cách là 1 trong những đơn vị nòng cốt, 1 trong 5 Trung tâm Ngoại ngữ khu vực.

1 Tổ trực thuộc: Tổ Thư viện.

V. Lãnh đạo Trường qua các thời kỳ

Đào tạo Cử nhân

– Đào tạo Đại học chính quy

Đào tạo sau Đại học

– Đào tạo Thạc sĩ

Địa chỉ: 131 Lương Nhữ Hộc, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

* 41 Lê Duẩn, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: +84 236 3.699 324       Fax: +84 236 3.699 338

Email:    Website: http://ufl.udn.vn

HÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2018
*******

Tên trường: Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng

Mã trường: DDF

Địa chỉ:

+ Cơ sở 1: 131 Lương Nhữ Hộc, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng;

+ Cơ sở 2: 41 Lê Duẩn, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Điện thoại: 0236.3699324 / 0236.3699335

Website: http://ufl.udn.vn

  1. Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tham dự kỳ thi THPT QG 2018 và đạt điểm sàn để xét tuyển đại học theo quy định của BGD& ĐT (đối với các ngành Sư phạm)
  2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh cả nước.
  3. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2018.
  4. Chỉ tiêu tuyển sinh:
TT Ngành đào tạo Mã ngành Chỉ tiêu
1 Sư phạm tiếng Anh 7140231 84
  * Sư phạm tiếng Anh 56
  * Sư phạm tiếng Anh Tiểu học 28
2 Sư phạm tiếng Pháp 7140233 28
3 Sư phạm tiếng Trung Quốc 7140234 28
4 Ngôn ngữ Anh 7220201 450
  * Tiếng Anh 310
  * Tiếng Anh Thương mại 70
  * Tiếng Anh Du lịch 70
5 Ngôn ngữ Nga 7220202 56
  * Tiếng Nga 28
  * Tiếng Nga Du lịch 28
6 Ngôn ngữ Pháp 7220203 60
  * Tiếng Pháp 30
  * Tiếng Pháp Du lịch 30
7 Ngôn ngữ Trung Quốc 7220204 105
  * Tiếng Trung 35
  * Tiếng Trung Thương mại 35
  * Tiếng Trung Du lịch 35
8 Ngôn ngữ Nhật 7220209 70
9 Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 70
10 Ngôn ngữ Thái Lan 7220214 25
11 Quốc tế học 7310601 80
12 Đông Phương học 7310608 64
   
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
13 Ngôn ngữ Anh CLC 7220201CLC 300
  * Tiếng Anh 180
  * Tiếng Anh Thương mại 120
14 Ngôn ngữ Trung Quốc CLC

*Tiếng Trung

7220204CLC 30
15 Ngôn ngữ Nhật CLC 7220209CLC 30
16 Ngôn ngữ Hàn Quốc CLC 7220210CLC 30
17 Quốc tế học CLC 7310601CLC 30

Ghi chú: Tên các chuyên ngành được đánh dấu (*) và in nghiêng.

  1. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT:

– Đối với các ngành đào tạo sư phạm: Theo quy định về điểm sàn của Bộ GD&ĐT

– Đối với các ngành khác: Sẽ công bố sau khi có kết quả kỳ thi THPT 2018

  1. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường:

Mã số trường: DDF

TT Ngành đào tạo Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển Điểm chuẩn giữa các tổ hợp
1 Sư phạm tiếng Anh 7140231  1. Toán + Văn + Anh*2  
2 Sư phạm tiếng Pháp 7140233  1. Toán + Văn + Anh*2 2. Toán + Văn + Pháp*2 3. Toán + Khoa học xã hội + Anh*2

4. Văn + Khoa học xã hội + Anh*2

Tổ hợp 2 thấp hơn 0,5 so với các tổ hợp còn lại (sau khi nhân hệ số 2 môn ngoại ngữ)
3 Sư phạm tiếng Trung Quốc 7140234  1. Toán + Văn + Anh*2 2. Toán + Văn + Trung*2 3. Toán + Khoa học xã hội + Anh*2

4. Văn + Khoa học xã hội + Anh*2

Tổ hợp 2 thấp hơn 0,5 so với các tổ hợp còn lại (sau khi nhân hệ số 2 môn ngoại ngữ)
4 Ngôn ngữ Anh 7220201  1. Toán + Văn + Anh  
5 Ngôn ngữ Nga 7220202  1. Toán + Văn + Anh*2 2. Toán + Văn + Nga*2 3. Toán + Khoa học xã hội + Anh*2

4. Văn + Khoa học xã hội + Anh*2

Tổ hợp 2 thấp hơn 0,5 so với các tổ hợp còn lại (sau khi nhân hệ số 2 môn ngoại ngữ)
6 Ngôn ngữ Pháp 7220203  1. Toán + Văn + Anh*2 2. Toán + Văn + Pháp*2 3. Toán + Khoa học xã hội + Anh*2

4. Văn + Khoa học xã hội + Anh*2

Tổ hợp 2 thấp hơn 0,5 so với các tổ hợp còn lại (sau khi nhân hệ số 2 môn ngoại ngữ)
7 Ngôn ngữ Trung Quốc 7220204  1. Toán + Văn + Anh*2 2. Toán + Văn + Trung*2 3. Văn + Khoa học xã hội + Trung*2

4. Văn + Khoa học xã hội + Anh*2

Tổ hợp 2,3 thấp hơn 0,5 so với các tổ hợp còn lại (sau khi nhân hệ số 2 môn ngoại ngữ)
8 Ngôn ngữ Nhật 7220209 1. Toán + Văn + Anh*2

2. Toán + Văn + Nhật*2

Tổ hợp 2 thấp hơn 0,5 so với tổ hợp 1 (sau khi nhân hệ số 2 môn ngoại ngữ)
9 Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210  1. Toán + Văn + Anh*2

2. Văn + Khoa học xã hội + Anh*2
3. Toán + Khoa học xã hội + Anh*2

Bằng nhau
10 Ngôn ngữ Thái Lan 7220214  1. Toán + Văn + Anh*2

2. Văn + Địa lý + Anh*2

3. Toán + Khoa học xã hội + Anh*2
4. Văn + Khoa học xã hội + Anh*2

Bằng nhau
11 Quốc tế học 7310601  1. Toán + Văn + Anh*2

2. Toán + Lịch sử + Anh*2

3. Toán + Khoa học xã hội + Anh*2
4. Văn + Khoa học xã hội + Anh*2

Bằng nhau
12 Đông Phương học 7310608  1. Toán + Văn + Anh*2

2. Toán + Văn + Nhật*2

3. Toán + Khoa học xã hội + Anh*2
4. Văn + Khoa học xã hội + Anh*2

Bằng nhau
   
  CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
13 Ngôn ngữ Anh CLC 7220201CLC  1. Toán + Văn + Anh*2  
14 Ngôn ngữ Trung Quốc CLC 7220204CLC  1. Toán + Văn + Anh*2 2. Toán + Văn + Trung*2 3. Văn + Khoa học xã hội + Trung*2

4. Văn + Khoa học xã hội + Anh*2

Tổ hợp 2,3 thấp hơn 0,5 so với các tổ hợp còn lại (sau khi nhân hệ số 2 môn ngoại ngữ)
15 Ngôn ngữ Nhật CLC 7220209CLC 1. Toán + Văn + Anh*2

2. Toán + Văn + Nhật*2

Tổ hợp 2 thấp hơn 0,5 so với tổ hợp 1 (sau khi nhân hệ số 2 môn ngoại ngữ)
16 Ngôn ngữ Hàn Quốc CLC 7220210CLC  1. Toán + Văn + Anh*2

2. Văn + Khoa học xã hội + Anh*2
3. Toán + Khoa học xã hội + Anh*2

Bằng nhau
17 Quốc tế học CLC 7310601CLC  1. Toán + Văn + Anh*2

2. Toán + Lịch sử + Anh*2

3. Toán + Khoa học xã hội + Anh*2
4. Văn + Khoa học xã hội + Anh*2

Bằng nhau

* Tiêu chí phụ đối với các thí sinh bằng điểm: Ưu tiên môn Ngoại ngữ

  1. Tổ chức tuyển sinh: Thời gian; hình thức nhận hồ sơ ĐKXT/thi tuyển; các điều kiện xét tuyển/thi tuyển, tổ hợp môn thi/bài thi đối với từng ngành đào tạo…

* Thời gian: Theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

* Hình thức nhận ĐKXT: Theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Đà Nẵng

* Xét tuyển:

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng xét tuyển ưu tiên theo trình tự:

  1. a) Xét tuyển thẳng những thí sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và những thí sinh đủ điều kiện khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  2. b) Xét tuyển những thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, điểm xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, cụ thể như sau:

Điểm xét trúng tuyển theo ngành.

Xét tuyển theo tổng điểm thi của tổ hợp ba môn xét tuyển (môn Ngoại ngữ nhân hệ số 2) từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Trong trường hợp ứng viên có điểm thi bằng nhau thì sẽ ưu tiên xét tuyển theo điểm số của môn Ngoại ngữ (từ cao xuống thấp).

Sau khi trúng tuyển vào ngành, trường sẽ xét chọn vào chuyên ngành theo nguyện vọng đăng ký khi nhập học. Tiêu chí xét vào chuyên ngành là điểm trúng tuyển vào ngành theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp. Chỉ tiêu cụ thể từng chuyên ngành được công bố chính thức tại trang thông tin điện tử: http://ufl.udn.vn

  1. Chính sách ưu tiên: Xét tuyển thẳng những thí sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và những thí sinh đủ điều kiện khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  2. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển: Theo quy định của Bộ GD&ĐT
  3. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy:

Học phí đại học:

– Chương trình đại trà: 8.100.000đ/năm

– Chương trình chất lượng cao: 20.250.000đ/năm

Đối với sinh viên các khóa 2013, 2014 và 2015 hệ chính quy, mức học phí của trường là 206.000 đồng/tín chỉ. Riêng sinh viên học lớp chất lượng cao là 412.000 đồng/tín chỉ.

Đối với sinh viên ngành Sư phạm, sinh viên không phải đóng học phí.